Thuốc trị tiểu buốt: Những loại thuốc phổ biến và những lưu ý quan trọng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Khi bị mắc phải tình trạng tiểu buốt, người bệnh luôn luôn có cảm giác khó chịu, đau buốt mỗi khi đi tiểu. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh. Do đó sau khi xác định chính xác tình trạng tiểu buốt, cần phải sử dụng các loại thuốc trị tiểu buốt để giải quyết một cách dứt điểm. Hiện nay, có những loại thuốc trị tiểu buốt nào? Cách sử dụng ra sao và cần lưu ý những gì trong quá trình uống?

Thuốc trị tiểu buốt theo Tây y

Trong Tây y, sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu buốt là do viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa hay sỏi thận… thông qua các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân cụ thể.

Theo đó một số loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị tiểu buốt là:

Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt

Tiểu buốt uống thuốc gì? Trong trường hợp tiểu buốt do viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục hay nhiễm trùng bàng quang… người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị tiểu buốt dạng kháng sinh. Tiểu buốt uống kháng sinh gì?

  • Ciprofloxacin: Đây là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolone có công dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc viên uống.
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole: Loại thuốc này là sự kết hợp giữa hai loại kháng sinh là Sulfamethoxazole và Trimethoprim. Thuốc được bào chế dưới các dạng viên nén, dung dịch tiêm và hỗ dịch uống.
  • Nitrofurantoin: Dẫn chất Nitrofuran có thể chống lại nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là những chủng vi khuân gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén và lưu ý cần điều chỉnh liều lượng với bệnh nhân bị suy thận.
  • Fosfomycin: Đây là loại kháng sinh thường được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu dưới ở nữ giới. Fosfomycin có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Không được sử dụng thuốc trong các trường hợp nhiễm trùng bàng quang bên ngoài như nhiễm trùng thận, viêm thận, viêm bể thận hay áp xe quanh thận.
thuoc tri tieu buot
Thuốc trị tiểu buốt dạng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh có thể giải quyết hiệu quả hiện tượng viêm nhiễm dẫn tới tiểu buốt tuy nhiên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý ngừng dùng thuốc hoặc tăng liều bất thường vì có nguy cơ gây ra tình trạng nhờn thuốc , sốc thuốc rất nguy hiểm.

Thuốc giảm đau chữa tiểu buốt

Bị tiểu buốt uống thuốc gì? Tiểu buốt kéo dài sẽ gây ra những cơn đau quặn thắt ở vùng bụng dưới. Do đó nhằm xoa dịu triệu chứng khó chịu này, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến là:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất, có thể sử dụng với mọi đối tượng tuy nhiên cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen, loại thuốc này thuộc nhóm thuốc không cần kê đơn, có công dụng chính là giảm đau, hạ sốt. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như: Viên nén, viên sủi, gel, siro, gói bột, viên đạn và dung dịch tiêm.
  • Diclofenac: Là dạng thuốc chống viêm không có steroid (NSAID). Không được dùng thuốc này cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật tim. Cẩn trọng khi dùng Diclofenac với những ai đang mắc bệnh lý về dạ dày.
  • Aspirin: Thuốc có tác dụng giảm đau và sưng viêm. Thuốc thường được sản xuất với các dạng như: Viên nén, kẹo cao su, viên đặt. Chỉ nên dùng Aspirin cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, tham khảo ý kiến bác sĩ đối với trường hợp bệnh nhân nhỏ hơn 12 tuổi.

Thuốc giãn cơ trơn

Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, chống co thắt cơ trơn – là một trong những loại mô cơ của cơ thể, có vai trò nâng đỡ hệ thống mạch máu, các cơ quan nội tạng rỗng như: Dạ dày, ruột, bàng quang, phế quản, tử cung, niệu quản, niệu đạo.

thuoc tri tieu buot
Thuốc No-Spa của Pháp

Do đó khi bị đau do cơ trơn tại bàng quang, niệu quản hay niệu đạo co thắt thì người bệnh có thể dùng các loại thuốc chống co thắt cơ trơn như:

  • No-Spa: Được bào chế dưới dạng viên nén trong bao phin. No-Spa là thuốc của công ty dược Sanofi của Pháp. Thường được dùng trong các trường hợp đau do sỏi mật, viêm đường mật, viêm tụy, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận hay viêm bàng quang.
  • Flavoxate: Đây là loại thuốc chống co thắt cơ trơn của bàng quang, đường tiết niệu và bộ phận sinh dục. Thuốc này có thể gây buồn ngủ, tinh thần lơ mơ do đó không nên sử dụng ở những bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc hẹp, người phải lái xe hay vận hành máy móc.

Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế thần kinh

Tiểu buốt nên uống gì? Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế thần kinh là một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị.

Nhóm thuốc này có công dụng chính là ức chế quá trình tái hấp thu serotonin-norepinephrine từ đo tác động lên hệ thần kinh trung ương nhằm kiểm soát cơ vòng bàng quang giúp xoa dịu chứng tiểu buốt.

  • Oxybutynin hydrochlorid: Thường được sản xuất dưới dạng viên nén, siro hoặc thuốc dán. Thuốc có tác dụng kháng acetylcholin tại thụ thể muscarinic, chống co thắt cơ trơn. Không chỉ được sử dụng trong điều trị tiểu buốt mà thuốc còn dùng để chữa trị tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, không tự chủ khi đi tiểu.
  • Tolterodine: Thuốc chuyên trị các rối loạn ở bàng quang và tuyến tiền liệt. Thuốc sẽ giúp làm giãn hệ thống cơ ở bàng quang, tăng cường khả năng kiểm soát bộ phận này từ đó giúp người bệnh bớt đau buốt khi đi tiểu.
  • Darifenacin: Cũng tương tự các loại thuốc ức chế thần kinh kể trên, Darifenacin giúp thư giãn cơ trơn tại bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện.

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y đặc trị chứng đái buốt cần có đơn kê và hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa sau khi đã tiến hành khám xét và chẩn đoán. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị nhằm phòng tránh nguy cơ nhờn thuốc và xảy ra các tác dụng phụ.

Thực phẩm chức năng trị tiểu buốt

Bên cạnh các loại thuốc Tây, người bệnh có thể dùng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị tiểu buốt nhanh chóng đạt hiệu quả.

  • Thuốc trị tiểu buốt của Nhật: Đây chính là viên uống trị viêm đường tiết niệu của Kobayashi Nhật Bản có giá dao động từ 450-850.000 đồng/lọ tùy vào số lượng viên. Thuốc có công dụng giảm thiểu biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt đồng thời ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập và hệ tiết niệu thông qua đường tiểu.
  • Niệu Bảo: Có giá khoảng 140.000 đồng/hộp. Niệu Bảo là sản phẩm của Y dược Quốc tế IMC. Viên uống này giúp tăng cường giải độc, lợi tiểu, làm giảm các dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu và nóng trong người.
thuoc tri tieu buot
Thuốc trị tiểu buốt của Nhật Bản
  • Viên uống One A Day Cranberry: Sản phẩm nổi bật của thương hiệu Puritan’s Pride (Mỹ), có thành phần bào chế chính lấy từ quả nam việt quất. Sản phẩm nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh tiết niệu, ngừa nhiễm trùng, cải thiện chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

  • Viên uống tiểu đêm Dạ Minh Châu: Sản phẩm thuộc Sao Thái Dương (Việt Nam), thành phần bào chế chính là các loại thảo dược quý giá, lành tính như thỏ ty tử, tiểu hồi hương, tá dược, … Bên cạnh chức năng giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, sản phẩm còn tốt cho xương khớp, khả năng tuần hoàn máu cũng như chức năng sinh lý ở nam giới.

Bài thuốc Nam trị tiểu buốt

Các mẹo dân gian chữa bệnh bằng thuốc Nam đã được ông bà ta áp dụng từ khá lâu và cho thấy hiệu quả nhất định với tình trạng bệnh còn nhẹ. Nếu tiểu buốt còn ở mức độ vừa phải, chưa quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc trị tiểu buốt sử dụng nam dược sau đây:

Tiểu buốt uống gì? Nước bí đao

Bí đao có tính mát, lợi tiểu, khá tốt cho những ai đang bị chứng tiểu buốt hành hạ. Theo đó, người bệnh thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể dưới đây:

  • Gọt sạch vỏ rồi rửa sạch quả bí.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn bí.
  • Duy trì uống nước bí trong ít nhất nửa tháng thì mới có hiệu quả.

Ngoài ra, nếu muốn trị tiểu buốt tại nhà, người bệnh cũng có thể luộc bí rồi ăn cả nước và cái, thậm chí ăn sống bí nhưng phải nhớ rửa sạch trước khi ăn.

Đái buốt uống gì? Phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo có lẽ là cái tên khá xa lạ với nhiều người tuy nhiên nó sở hữu công dụng tuyệt vời khi điều trị hiệu quả chứng tiểu buốt, được áp dụng nhiều trong dân gian.

thuoc tri tieu buot
Cây phượng vĩ thảo
  • Lấy tầm 20-30g phượng vĩ thảo sắc cùng với nửa lít nước vo gạo (lấy nước vo gạo lần 2).
  • Khi nào lượng nước trong nồi còn khoảng một nửa thì tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước thuốc rồi chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc từ bèo cái

Đối với bèo cái, người bệnh bị tiểu buốt cũng có thể thực hiện ngay một mẹo dân gian chữa tiểu buốt khá hiệu quả như sau:

  • Chuẩn bị một nắm bèo cái, bỏ phần rễ rồi rửa sạch.
  • Cho thêm một nắm thài lài và một nắm mã đề đã rửa sạch vào chung với bèo cái.
  • Sao vàng hỗn hợp này, để nguội rồi tiếp tục sắc thành thuốc uống.
  • Có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn.

Nội dung trên đây cũng đã giải đáp phần nào câu hỏi đái buốt uống thuốc gì được khá nhiều bệnh nhân quan tâm.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tiểu buốt

Khi mắc phải tình trạng tiểu buốt, người bệnh liên tục thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và năng suất làm việc. Vì vậy để đẩy lùi nhanh chóng tình trạng này, song song với việc dùng thuốc trị tiểu buốt thì người bệnh cũng cần thực hiện những lời khuyên dưới đây:

  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc được bác sĩ chuyên khoa đưa ra, không tự ý thay đổi liều lượng hay dừng thuốc đột ngột.
  • Đối với các loại thuốc kháng sinh, không nên lạm dụng, chỉ dùng đúng liều lượng bác sĩ đưa ra vì có thể dẫn tới nguy cơ nhờn thuốc.
  • Khi điều trị tiểu buốt bằng Đông y thì cần kiên trì thực hiện trong một thời gian thì mới có hiệu quả, không nên nóng vội, bỏ dở liệu trình điều trị bằng thuốc.
  • Tăng cường uống nước, trung bình khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là phải thay quần lót hàng ngày và vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục để phòng tránh viêm nhiễm.
  • Khi bị viêm nhiễm vùng kín thì không nên quan hệ tình dục hoặc quan hệ phải có bao cao su để hạn chế khả năng lây nhiễm.
  • Tuyệt đối không nên nhịn tiểu mà cần đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu. Nhịn tiểu lâu dần có thể hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi đường tiết niệu.
  • Bổ sung nhiều các loại trái cây mọng nước và rau xanh giàu vitamin, tốt cho sức khỏe, phòng tránh viêm nhiễm.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có vị quá cay, đồ ăn quá mặn hay chứa nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trú ngụ.
  • Không uống rượu, bia, cà phê hay hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
  • Luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện hệ miễn dịch.
  • Khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể từ đó tiến hành điều trị kịp thời.

Như vậy có rất nhiều loại thuốc trị tiểu buốt. Căn cứ vào tình trạng đái buốt của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, giúp người bệnh sớm lấy lại sự thoải mái, tự tin và không còn đau buốt mỗi khi đi tiểu tiện.

Tiểu nhiều có phải thận yếu? Nhiều người thường gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng không hề biết rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế…

Xem chi tiết

Tiểu rắt đau bụng dưới là bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Đây là dấu hiệu của bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây nên. Mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh…

Xem chi tiết

Tiểu buốt tiểu rắt là hai trong những bệnh lý phổ biến về đường tiểu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người bệnh cũng như đe dọa dẫn tới những…

Xem chi tiết

Hiện nay, không ít phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai. Tình trạng này khiến các chị em vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Để có…

Xem chi tiết

Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ…

Xem chi tiết

Tiểu đêm tiểu rắt gây mất ngủ, khó chịu và mệt mỏi. Căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt người già hay trẻ nhỏ, thiếu niên hay người trường thành.…

Xem chi tiết

Tiểu không tự chủ ở nam giới là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và…

Xem chi tiết

Tiểu buốt ra máu ở nữ báo hiệu cơ thể bạn đã gặp phải vấn đề rắc rối về sức khỏe. Bệnh do các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Để chữa…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *