Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý hô hấp khá phổ biến nên khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Bởi các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy nên việc nắm bắt được các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh nhằm tìm ra biện pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh là điều cần thiết. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để có thêm thông tin hữu ích liên quan đến bệnh hô hấp này.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý liên quan tới viêm lớp niêm mạc mũi do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Do cơ thể trẻ nhỏ khá nhạy cảm, cộng thêm sức đề kháng kém nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Theo các số liệu thống kê, có tới 75 – 80% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm mũi dị ứng.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ thường chia thành 2 loại gồm: Viêm mũi dị ứng có tính chu kỳ và viêm mũi dị ứng không có tính chu kỳ. Cụ thể, ở tính chu kỳ, bệnh sẽ xảy ra vào một mùa nhất định trong năm và thời gian thường gặp là khoảng thời gian giao mùa hoặc là mùa xuân – mùa hoa nở. Với tình trạng viêm mũi không theo chu kỳ, bệnh sẽ khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Những dấu hiệu của bệnh cũng tái phát thường xuyên ngay khi bé vừa tiếp xúc với các dị nguyên.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ thường xuyên bị chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt thở khiến bé mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Điều này ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển, sức khỏe, tâm lý của trẻ nên cha mẹ không được mang tâm lý chủ quan khi trẻ có những dấu hiệu bất thường như trên. Tốt nhất, phụ huynh nên đưa con trẻ đi khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ yếu tố bên ngoài hoặc những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng mà bạn nên biết:
- Thời tiết: Sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể các bé không kịp thích ứng theo sẽ khiến tình trạng dị ứng, bệnh về hô hấp có cơ hội phát triển.
- Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc,… sẽ dễ bị kích ứng khiến niêm mạc mũi tổn thương và gây viêm nhiễm.
- Khói bụi công nghiệp: Trong trường hợp các bé sống tại các khu công nghiệp, việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất sẽ dẫn tới tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng.
- Di truyền: Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ gặp phải bệnh lý này. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì khả năng cao khi trẻ sinh ra cũng có thể bị di truyền.
- Tác nhân khác: Khói bụi, thuốc lá, nước hoa,… là một trong số các tác nhân khác có thể khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng mà cha mẹ nên lưu ý.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Dấu hiệu hay triệu chứng nhận biết viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng tương tự như với người lớn. Chẳng hạn như sau:
- Các bé sẽ bị ngứa mũi, chảy nước mũi lỏng và có màu khá trong.
- Trẻ liên tục hắt xì hơi vào buổi sáng và tối.
- Nghẹt mũi, thở khò khè, thậm chí ở những trường hợp nặng còn bị khó thở, ngừng thở.
- Các con quấy khóc nhiều, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn và thường xuyên bị mất ngủ về đêm.
- Bên cạnh đó, trẻ nhỏ còn bị ù tai, nhức mắt, đau đầu, đau họng, chảy máu cam,…
Theo các chuyên gia tai mũi họng, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Bệnh sẽ nghiêm trọng và xấu đi nếu chuyển sang thể mãn tính, kéo dài và tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển sau này của trẻ.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định rằng viêm mũi dị ứng không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì đây được xem là bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm và rất khó để điều trị. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết, cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng lại kém nên việc bị tác động và ảnh hưởng từ các yếu tố kích ứng, dị ứng là điều không thể tránh khỏi.
Theo đó, nếu tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ không được can thiệp điều trị sớm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh về đường hô hấp: Đây là tình trạng viêm nhiễm nặng khiến vùng niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, vi khuẩn, virus sẽ có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm đường hô hấp và dẫn tới tình trạng viêm họng, viêm amidan, viêm xoang cấp tính ở trẻ em, viêm thanh quản,…
- Tổn thương thị giác: Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ lan rộng qua khu vực xung quanh gây ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt,… Nguy hiểm hơn chúng có thể hình thành những tổn thương tại vùng viêm kết mạc.
- Gây nguy cơ mắc bệnh hen suyễn: Như chúng ta cũng biết đây là một căn bệnh mãn tính và chưa có biện pháp điều trị tận gốc. Những cơn hen suyễn cấp, mãn tính nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả nhất
Việc chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em là biện pháp tốt nhất để giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh cũng như hạn chế triệu chứng khiến bé khó chịu. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh lý của từng bé mà mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau theo thông tin dưới đây.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng cho các bé tại nhà
Nếu bệnh của bé không quá nặng, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo trị viêm mũi dị ứng cho trẻ tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên lành tính. Những kinh nghiệm và mẹo chữa này ít gây ra tác dụng phụ và có thể áp dụng nhiều lần để cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Nước muối: Là phương pháp chữa bệnh đơn giản nhất nhưng lại mang tới hiệu quả cao trong việc làm sạch dịch nhầy trong mũi bé. Cách vệ sinh mũi với nước mũi sẽ làm giảm tình trạng tắc mũi, viêm mũi và giúp các bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sử dụng ngải cứu: Cha mẹ cần đun nước lá ngải cứu cho bé xông hoặc uống (với trẻ từ 3 tuổi trở lên). Hoặc bạn cũng có thể rau ngải cứu với các món ăn hàng ngày để giúp trẻ loại bỏ nhanh các dấu hiệu của bệnh.
- Dùng nước ép tỏi: Ép lấy nước tỏi tươi, trộn với một ít mật ong, sau đó nhỏ vào mũi của trẻ từ 3 – 6 tuổi để làm giảm tình trạng viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể thay thế các nguyên liệu trên bằng gừng, lá bạc hà, lá trầu không,… đều được. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn cho các bé, trước khi thực hiện phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ
Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ cho uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi phần lớn các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ sẽ được áp dụng cho các bé từ 3 tuổi trở lên.
Được biết, sau khi đi khám và có kết quả chẩn đoán cụ thể, các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh thực tế để chỉ định cho trẻ dùng loại thuốc nào phù hợp.
- Thuốc kháng Histamin: Đây là loại thuốc viêm mũi dị ứng rất phổ biến trong việc chữa trị bệnh lý hô hấp được bác sĩ kê đơn. Thuốc (Fexofenadine, Clorpheniramin,…) sẽ làm giảm tình trạng sổ mũi, hắt xì, ngứa mũi,…
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho những trường hợp bị viêm nhiễm nặng và có dấu hiệu bị nhiễm trùng hay bội nhiễm. Các loại thuốc được kê đơn cho trẻ bị viêm mũi dị ứng gồm có Cefuroxim, Amoxicillin,…
- Thuốc chống viêm: Chính là thuốc xịt với khả năng làm ức chế vi khuẩn, kháng viêm cũng như làm giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi. Thuốc Rhinocort, Pivalone, Flixonase,… chỉ được phép cho trẻ sử dụng trong thời gian ngắn.
Việc dùng thuốc Tây cho trẻ cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng sử dụng, thời gian uống để tránh gây tác dụng phụ hoặc làm ảnh hưởng tới hiệu quả chữa trị.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên kiêng gì, ăn gì?
Việc sử dụng thuốc không là chưa đủ, các bạn cũng nên quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày để giúp con trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Những thực phẩm nên và không nên ăn trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng như sau:
Trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Thực phẩm có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, vậy nên việc cho trẻ ăn gì, uống gì cũng cần được quan tâm nhằm hạn chế các tác động xấu tới thể trạng của các con khi đang bị bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là những thực phẩm mà cha mẹ cần kiêng cho con trẻ khi các bé đang bị viêm mũi dị ứng.
- Món ăn dễ gây kích ứng: Những món ăn dễ gây kích ứng là hải sâm, cua, ốc, mực, tôm và một số loại thức ăn có tính hàn,..
- Thực phẩm có tính hàn: Đây là nhóm thực phẩm dễ khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng. Lý do là bởi bản chất của bệnh viêm mũi dị ứng là do nhiễm phong hàn gây nên.
- Đồ ăn, đồ uống lạnh: Phần lớn trẻ nhỏ thường có sở thích ăn uống các đồ lạnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này sẽ khiến phế quản bị kích thích, các cơn co thắt dễ làm trẻ ho nhiều, lượng dịch nhầy tiết ra cũng ngày một nhiều hơn khiến trẻ bị ngạt thở và khó chịu. Vì thế, cha mẹ cần hạn chế cho con ăn kem, ăn chè hay uống nước đá.
Bé bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, cha mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho bé như sau:
- Thực phẩm giàu kẽm: Lượng kẽm có trong thức ăn sẽ giúp các tế bào miễn dịch hoạt động tốt, đồng thời làm giảm nhanh tình trạng viêm mũi dị ứng. Theo đó, cha mẹ có thể cho con ăn các loại hạt, đậu hoặc trứng,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng với những bé đang bị viêm mũi dị ứng. Loại vitamin này sẽ giúp làm giảm nhanh nồng độ histamin, từ đó tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể bé tốt hơn. Các thực phẩm giàu vitamin C mà cha mẹ có thể cho con sử dụng gồm có: Táo, ổi, dâu tây, mâm xôi, súp lơ, cherr, bưởi, khế, cam,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Mang tới khả năng ngăn chặn tình trạng sưng tấy đường hô hấp, làm giảm nguy cơ gây dị ứng. Những thực phẩm giàu Omega-3 gồm có cá nục, cá mòi, cá hồi,…
- Một số loại trà: Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể cho bé uống trà gừng, trà hoa cúc, trà hoa hồng để tán hàn ôn trùng, tiêu đờm, giải độc cũng như bổ sung thêm các khoáng chất cho cơ thể. Việc uống các loại trà ấm sẽ giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng rõ rệt như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là viêm xoang hay viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là do cơ thể của bé còn non nớt, sức đề kháng kém nên dễ bị vi khuẩn, virus và các tác nhân dị nguyên khác tấn công. Vì thế, cha mẹ nên chủ động trong việc chăm sóc cũng như có biện pháp phòng bệnh cho các con tốt hơn.
Dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ được bảo vệ tốt hơn, cụ thể:
- Vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đảm bảo chăn màn, đệm và môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Chú ý vệ sinh tai – mũi – họng cho bé hàng ngày để tránh cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ và phát triển.
- Bổ sung cho con trẻ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
- Cần giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, nếu không cẩn thận trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh lý hô hấp.
- Cho trẻ uống nhiều nước và các loại nước ép trái cây mỗi ngày.
- Hạn chế hoặc không cho trẻ sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Tránh để trẻ tiếp xúc quá nhiều với phấn hoa bụi bẩn, thuốc lá hay thậm chí là thú nuôi,…
Nhìn chung, viêm mũi dị ứng ở trẻ em không phải bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan, bởi bệnh hô hấp này nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ về cả trí tuệ lẫn thể chất về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!