Thận ứ nước

Thận ứ nước là bệnh lý thận xảy ra do tắc đường dẫn nước tiểu khiến thận bị giãn nở, sưng to. Bệnh lý này nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, khiến chức năng thận bị suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là bệnh lý thận xảy ra khi thận bị giãn nở, sưng to do nước tiểu bị ứ đọng và tắc nghẽn bên trong dẫn tới tổn thương thận. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên thận.

Thận ứ nước là bệnh lý thận xảy ra khi thận bị giãn nở, sưng to do nước tiểu bị ứ đọng và tắc nghẽn
Thận ứ nước là bệnh lý thận xảy ra khi thận bị giãn nở, sưng to do nước tiểu bị ứ đọng và tắc nghẽn

Các tổn thương do tình trạng này gây ra có thể khiến chức năng thận bị suy giảm, cấu trúc tế bào bị tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các biến chứng trầm trọng, thận có thể bị ứ nước mãn tính dẫn tới suy thận.

Nguyên nhân gây thận ứ nước

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thận ứ nước trong đó chủ yếu do các yếu tố gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu dẫn tới nước tiểu bị ứ đọng lại trong thận.

Do tắc nghẽn đường tiết niệu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thận ứ nước là do tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng này ở từng đối tượng trẻ em, người lớn sẽ do các nguyên nhân khác nhau như sau:

  • Đối với trẻ em: Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể xảy ra do hẹp niệu đạo hoặc thu hẹp lỗ niệu đạo.
  • Đối với người lớn: Có thể bị tắc nghẽn đường tiểu do các bệnh lý nền có sẵn như sỏi thận gây ra tắc nghẽn niệu đạo, hiện tượng trào ngược bàng quang và phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt, các vấn đề về buồng trứng, tử cung hoặc đại tràng.

Sỏi thận

Bệnh lý sỏi thận cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu sỏi niệu quản có kích thước lớn có thể khiến nước tiểu ứ đọng tại chỗ tắc trong khi thận vẫn tiếp tục lọc nước tiểu và thải ra bằng đường niệu quản. Khi đó, nước tiểu không thể xuống được bàng quang gây nên hiện tượng ứ nước, các đài bể thận bị giãn nở hoặc phình to.

Do viêm nhiễm

Tình trạng viêm nhiễm gây ra hẹp niệu đạo cũng là nguyên nhân gây ứ nước tại đài bể thận. Các viêm nhiễm này có thể xảy ra do mổ lấy sỏi, sử dụng ống thông tiểu…

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân tắc nghẽn đường tiết niệu, người bệnh có thể bị bệnh do tác động từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Người bệnh uống nhiều rượu bia, nghỉ ngơi không khoa học và lạm dụng thuốc bổ thận cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước cao hơn là:

  • Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới.
  • Bệnh lý này thường gặp ở những người đang có bệnh nền như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung…
  • Phụ nữ mang thai hoặc bị ung thư cổ tử cung có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng

Các triệu chứng của tình trạng thận ứ nước khá rõ ràng và xuất hiện tùy theo nguyên nhân cũng như mức độ gây bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh cấp tính hoặc mãn tính có thể có những triệu chứng sau đây:

Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu

Triệu chứng cấp tính:

  • Người bệnh xuất hiện các cơn đau bụng hoặc đau vùng thắt lưng.
  • Các cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, khởi phát từ phần hông lưng hoặc sườn lưng và lan dần tới háng.
  • Có thể đau từng cơn, quằn quại rất khó chịu.
  • Người bệnh có thể bị nôn, có cảm giác buồn nôn và bị vã mồ hôi.
  • Có tình trạng tiểu ra máu, khi đi tiểu có cảm giác rát, buốt.

Triệu chứng mãn tính:

  • Thận bị giãn hoặc phình to trong thời gian dài mặc dù không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khác.
  • Người bệnh có các triệu chứng giống suy thận như mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn nhịp tim và rối loạn các chất điện giải.
  • Khi xét nghiệm nước tiểu phát hiện máu hoặc vi khuẩn, thậm chí có các tế bào ung thư.
  • Siêu âm thận cho hình ảnh thận bị ứ nước, có sỏi hoặc giãn đài bể thận.

Các cấp độ bệnh

Bệnh lý thận ứ nước có 4 cấp độ bệnh. Các cấp độ phản ánh mức độ nặng – nhẹ của bệnh khác nhau, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Cấp độ 1

Đây là cấp độ sơ khai, nhẹ nhất và người bệnh chưa cần điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Với cấp độ này, người bệnh chỉ cần theo dõi hoặc siêu âm thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tăng nặng.

  • Cấp độ 2

Ở cấp độ này các triệu chứng lâm sàng đã có biểu hiện rõ rệt, cầu thận có thể sưng giãn khoảng 10 đến 15mm và người bệnh thấy xuất hiện những cơn đau thường xuyên cùng tình trạng đi tiểu liên tục.

Thận ứ nước có 4 cấp độ bệnh
Thận ứ nước có 4 cấp độ bệnh
  • Cấp độ 3

Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng, cầu thận đã giãn trên mức 15mm và đài bể thận đã giãn nở thành một nang lớn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, có hiện tượng sưng phù và cần điều trị kịp thời.

  • Cấp độ 4

Là cấp độ bệnh nặng nhất, thận có thể bị thương tổn từ 75 đến 90%. Các triệu chứng lâm sàng như sưng phù, tiểu ra máu diễn ra nghiêm trọng hơn và người bệnh cần phẫu thuật gấp để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị

Tình trạng thận ứ nước nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh thận ứ nước có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Xuất hiện tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
  • Suy giảm chức năng thận dẫn tới suy thận mãn tính.
  • Có nguy cơ nhiễm trùng thận.
  • Biến chứng vỡ thận khi thận bị ứ nước quá to và vách thận không thể chịu được áp lực dẫn tới tình trạng vỡ thận gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Người bệnh có thể xuất hiện cơn tăng huyết áp đột ngột
Người bệnh có thể xuất hiện cơn tăng huyết áp đột ngột

Do đó, điều trị sớm chứng bệnh này là việc rất quan trọng. Hiện nay, người bệnh được chẩn đoán thận ứ nước bằng phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và áp dụng kỹ thuật siêu âm, chụp cắt lớp vi tính.

Khi đã chẩn đoán người bệnh bị thận ứ nước, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh trở nặng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đối với tình trạng nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận người bệnh có thể được điều trị bằng tia laser để tán sỏi, giải phóng nước tiểu bị ứ đọng trong thận.
  • Với trường hợp đường tiết niệu quá hẹp dẫn tới tình trạng bí tiểu, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp đặt ống thông bàng quang để giải phóng nước tiểu tạm thời. Phương pháp này gần như là phương pháp điều trị cấp cứu để các bác sĩ có thêm thời gian áp dụng các phương pháp điều trị triệt để lâu dài hơn.
  • Với trường hợp thận ứ nước ở giai đoạn nặng, thận đã phình to, có hiện tượng suy thận và gây nhiều đau đớn cho người bệnh, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoặc khối u gây tắc nghẽn niệu quản.

Cách phòng ngừa thận ứ nước

Thận ứ nước là bệnh lý nguy hiểm và dễ dàng trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bên cạnh việc điều trị, một số lưu ý dưới đây có thể phòng ngừa tình trạng này khá hiệu quả:

  • Để giảm nguy cơ sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản, nên uống nhiều nước hàng ngày để hạn chế sự hình thành sỏi. Có thể uống bổ sung các loại nước sắc từ thuốc nam như râu ngô, kim tiền thảo, cỏ xước, bông mã đề… có tác dụng tán sỏi hiệu quả.
  • Một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu là: Sinh hoạt tình dục lành mạnh, chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách.
  • Nên thăm khám sức khỏe theo lịch định kỳ để phát hiện sớm những bất thường.
  • Có chế độ ăn uống khoa học bằng cách giảm muối trong thực đơn hàng ngày.
  • Đối với người bệnh, cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc và tái khám thường xuyên để theo dõi và điều trị bệnh triệt để.

Thận ứ nước là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị tích cực. Do đó, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng khi thận không còn khả năng thực hiện chức năng lọc máu cũng như loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Đây là giai…

Xem chi tiết

Suy thận mạn tính là một trong những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới. Việc hiểu rõ các giai đoạn suy thận là cực kỳ…

Xem chi tiết

Tiểu không tự chủ ở nam giới là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và…

Xem chi tiết

Mổ sỏi mật ở bệnh viện Bình Dân có tốt không, giá bao nhiêu và quy trình thực hiện như thế nào đều là những thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi có nhu cầu…

Xem chi tiết

Giãn đài bể thận ở thai nhi là dấu hiệu hay gặp trong quá trình siêu âm và chẩn đoán trước sinh. Đây là tình trạng thường gặp ở thai nhi khiến nhiều bà mẹ…

Xem chi tiết

Tiểu nhiều có phải thận yếu? Nhiều người thường gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng không hề biết rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế…

Xem chi tiết

Suy thận là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải của cơ thể. Việc phát hiện sớm suy thận thông qua các xét nghiệm y…

Xem chi tiết

Viêm cầu thận mãn có chữa được không là một vấn đề được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Để kéo dài sự sống cho người bệnh, có thể sử dụng các biện pháp…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *