Viêm Xoang Chảy Máu Mũi

Viêm xoang là bệnh lý có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cao, chiếm khoảng 15 - 17% dân số cả nước và con số này đang có xu hướng tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng viêm xoang thông thường có thể được điều trị và cải thiện sau một vài tuần. Tuy nhiên, viêm xoang chảy máu mũi lại khiến nhiều bệnh nhân lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm xoang chảy máu mũi là bệnh gì?

Viêm xoang chảy máu mũi là bệnh lý tai mũi họng - một tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng xoang gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Viêm xoang bị chảy máu mũi có thể đi kèm với các triệu chứng điển hình khác của viêm xoang như chảy dịch mũi, nghẹt mũi, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,... 

Xem thêm: Viêm Xoang Sàng Sau - Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Chảy máu mũi khi bị viêm xoang là tình trạng khá phổ biến
Chảy máu mũi khi bị viêm xoang là tình trạng khá phổ biến

Phía trước và phía sau mũi đều có rất nhiều mạch máu. Đây là những mao mạch nhạy cảm và có thể dễ dàng bị vỡ. Vậy nên nếu bị vỡ, máu từ một hoặc cả hai lỗ mũi sẽ chảy ra theo đường mũi và xuống cổ họng. 

Hiện nay, có 2 trường hợp viêm xoang gây chảy máu mũi thường gặp phổ biến nhất là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Trong đó:

  • Phần trước của mũi chứa cách ngăn, bao gồm sụn, xương giống như bức tường ngăn cách hai lỗ mũi. Vách ngăn khá mỏng manh và chúng chứa nhiều mạch máu nên rất dễ bị vỡ, gây chảy máu. Tuy nhiên, viêm xoang chảy máu cam mũi trước không nghiêm trọng nên bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Còn phần mũi sau, loại chảy máu mũi này xảy ra sâu bên trong mũi. Ở đây chứa các mạch máu lớn hơn nên tính chất cũng nghiêm trọng hơn so với chảy máu mũi trước. Lúc này, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam kèm theo những cơn đau đầu dữ dội và đây có thể là kết quả của một bệnh lý mũi xoang chưa được xử lý hay điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân bị viêm xoang chảy máu mũi

Viêm xoang chảy máu mũi có thể hình thành do những nguyên nhân sau đây: 

  • Vệ sinh mũi không đúng cách: Do dịch nhầy nhiều ở mũi, cổ họng khiến bệnh nhân bị ngạt thở. Để giúp lưu thông xoang, người bệnh cần loại bỏ bớt dịch nhầy bằng cách vệ sinh mũi. Song nếu thực hiện với thao tác mạnh hoặc làm không đúng cách sẽ khiến mạch máu bị sưng phù trong xoang vỡ ra, gây chảy máu. 
  • Thói quen ngoáy mũi: Bệnh viêm xoang ngoài chứa nhiều dịch nhầy, gây ngạt mũi, chúng còn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng mũi. Vậy nên có không ít người thường có thói quen dùng tay ngoáy mũi khiến niêm mạc mũi bị xước, dẫn tới xuất huyết. 

Tham khảo: Viêm Đa Xoang Do Đâu?

Viêm xoang bị chảy máu mũi có thể do thói quen ngoáy mũi
Viêm xoang bị chảy máu mũi có thể do thói quen ngoáy mũi

  • Viêm xoang chảy máu mũi do hắt hơi nhiều: Ngứa mũi, xoang chứa nhiều dịch mũi làm kích thích phản ứng hắt hơi ở người bệnh. Nếu hắt hơi quá nhiều và mạnh, áp suất trong hốc xoang thay đổi đột ngột sẽ làm tổn thương niêm mạc, gây chảy máu. 
  • Do thực phẩm: Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến viêm mũi xoang bị chảy máu, nhất là thực phẩm cay nóng. Bởi khi dung nạp đồ ăn cay nóng, nhóm thực phẩm này sẽ kích thích phản ứng viêm, khiến cấu trúc niêm mạc bị phá vỡ, làm chảy máu mũi. Ngoài ra, chế độ ăn uống cay nóng, nhiều dầu mỡ còn gây căng thẳng, tổn thương dạ dày, tác động tiêu cực đến gan. Từ đó làm tăng nhiệt độc tích tụ trong cơ thể, gây chảy máu ở những đối tượng có tiền sử bị xoang. 
  • Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi: Để cải thiện triệu chứng của bệnh xoang, mọi người thường dùng thuốc xịt mũi. Được biết, các loại thuốc xịt mũi có thể làm co mạch để giảm tiết dịch mũi, duy trì trạng thái thông thoáng ở xoang. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc niêm mạc mũi cũng bị khô và dễ tổn thương hơn. Bên cạnh đó, nếu quá lạm dụng thuốc xịt mũi còn có thể gây áp lực lên niêm mạc xoang đang phù nề dẫn tới chảy máu cam. 
  • Do thay đổi thời tiết: Những trường hợp mắc bệnh viêm xoang hoặc có hệ miễn dịch yếu về mặt mũi xoang thường bị ảnh hưởng nặng nề khi thời tiết thay đổi. Bệnh nhân có thể bị tác động bởi khói bụi ô nhiễm, không khí hanh khô, vi khuẩn, nấm mốc,... dẫn tới tái phát bệnh xoang kèm theo chảy máu mũi. 

Dấu hiệu viêm xoang mũi chảy máu

Viêm xoang gây chảy máu mũi sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Dịch mũi đổi qua màu nâu.
  • Dịch nhầy mũi có lẫn các sợi máu. 
  • Dịch mũi có mùi tanh của máu. 
  • Bị chảy máu cam thường xuyên, nhất là khi xì mũi mạnh. 
  • Nghẹt mũi, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, đau tức vùng mặt,...

Đọc thêm: Viêm mũi họng cấp - Triệu chứng, điều trị và hướng phòng ngừa

Bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức vùng mặt
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức vùng mặt

Viêm xoang chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Tình trạng chảy máu ở bệnh nhân viêm xoang không đáng lo ngại nếu ít khi xảy ra và lượng máu không nhiều. Đồng thời những lần chảy máu, bệnh nhân có thể dự đoán được lý do như do ngoáy mũi, tác động với lực mạnh vào mũi,... Tuy nhiên, nếu chảy máu thường xuyên, máu chảy nhiều, tần suất chảy máu có xu hướng tăng lên thì bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám ngay. 

Viêm xoang chảy máu mũi thường là biểu hiện của bệnh xoang bị viêm nặng. Nếu viêm xoang có chảy máu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Biến chứng viêm xoang chảy máu mũi

Nhiễm trùng xoang thông thường sẽ khỏi sau một hoặc hai tuần tích cực điều trị. Tuy nhiên nếu không được quan tâm điều trị kịp thời, bệnh viêm xoang có gây chảy máu mũi có thể đe dọa đến tính mạng. 

Bên cạnh đó, các thành xoang mỏng có chung đường viền với mô xung quanh như não, mắt, các dây thần kinh, mạch máu chính. Vậy nên khi nhiễm trùng xoang, chúng có thể lan ra các khu vực này và gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

Tăng tính nghiêm trọng khi bị hen suyễn

Những trường hợp bị hen suyễn cũng có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị chảy máu mũi do viêm xoang. Nghiên cứu cho thấy, nhiễm trùng xoang không chỉ làm trầm trọng thêm bệnh viêm xoang mà còn khiến bệnh nhân hen suyễn cảm thấy khó thở, mệt mỏi hơn.

U nhầy xoang

Khi nhiễm trùng xoang mãn tính không được điều trị có thể làm thay đổi chức năng của mũi. Trong đó, mucocele - một tập hợp chất nhầy trong xoang sẽ từ từ nở ra theo thời gian. Áp lực từ u nhầy này có thể làm xói mòn hoặc tái tạo xương liền kề, thậm chí gây thoát vị qua xương vào cấu trúc xung quanh như não và mắt. Nếu có u nhầy xoang mucocele thì bệnh nhân cần dẫn lưu phẫu thuật.  

Nhiễm khuẩn mắt

Do các xoang nằm gần mắt nên khi bị viêm nhiễm, chúng sẽ nhanh chóng lây lan dọc theo đường dẫn của mạch máu, hệ thần kinh. Trong đó, trẻ em là nhóm đối tượng cao dễ bị biến chứng nhiễm trùng xoang ở mắt do xương mặt vẫn đang trưởng thành, khe hở giữa xoang, hốc mắt chưa đóng lại.

Tìm hiểu thêm: Viêm xoang mủ có nguy hiểm không và các biến chứng cụ thể là gì?

Bệnh có thể gây sưng phù, nhiễm khuẩn mắt
Bệnh có thể gây sưng phù, nhiễm khuẩn mắt

Khi tình trạng viêm nhiễm lan đến mắt sẽ khiến các mô xung quanh mắt bị sưng. Thậm chí, tình trạng sưng có thể xảy ra phía sau mắt, đẩy con ngươi về phía trước và khiến mắt không thể nhắm lại. Do mắt là khu vực nhỏ, kín nên khi sưng sẽ làm tăng áp lực dẫn tới các tổn thương vĩnh viễn. Vậy nên nếu thấy mắt bị đau nhức dữ dội hãy tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra ngay. 

Nhiễm khuẩn xương

Viêm xoang cấp tính, viêm xoang tái phát hay nhiễm trùng viêm xoang mãn tính đều có thể lan đến vùng xương xung quanh xoang. Lâu dần, tình trạng nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào mạch máu, khiến vi khuẩn di chuyển đến não và các bộ phận khác của cơ thể. Khi xương bị nhiễm trùng sẽ khó có thể chữa lành, hồi phục nên cần điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch dài hạn. 

Nhiễm khuẩn não

Viêm xoang có thể lan đến não hoặc các mô xung quanh não gây ra tình trạng co giật cùng các triệu chứng nguy hiểm khác. Điển hình nhất của nhiễm khuẩn não chính là tình trạng viêm màng não, áp xe não.

Nếu không may gặp phải biến chứng này, bệnh nhân có thể bị mất thính lực, đột quỵ, tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Do đó, nếu cảm thấy nhức đầu, sốt, buồn nôn, cứng cổ hoặc xuất hiện dấu hiệu thay đổi đột ngột trạng thái tinh thần, mất chức năng của một số bộ phận, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để điều trị sớm nhất có thể. 

Phương pháp chẩn đoán viêm xoang chảy máu mũi

Để giải đáp vấn đề “viêm xoang có chảy máu mũi không” hay “viêm xoang có bị chảy máu mũi không”, các bạn cần tới bệnh viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ Tai - Mũi - Họng sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và sử dụng các phương pháp chẩn đoán để giúp xác định nguyên nhân gây bệnh. 

Xem thêm: Khám Viêm Xoang Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM? Top 14 Địa Chỉ

Bệnh nhân cần tới bệnh viện để được chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân cần tới bệnh viện để được chẩn đoán bệnh

Sau khi hỏi về tình trạng bệnh lý, xem xét qua các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân có thể được yêu cầu tiến hành một số phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Nội soi mũi: Là thủ thuật dùng một dụng cụ chuyên dụng để thực hiện soi các mạch máu lót trong mũi. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ tình trạng bệnh trong mũi cũng như các mao mạch bị tổn thương. 
  • Chụp CT mũi: Được dùng để giúp bác sĩ nhìn chi tiết hơn phần bên trong mũi, từ đó xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam. 
  • X-quang mặt và mũi: Cho phép bác sĩ nhìn bên trong khoang mũi mà không cần tiến hành rạch da. 
  • Công thức máu tổng quát: Là xét nghiệm mà bác sĩ thực hiện để kiểm tra các rối loạn về máu. 
  • Thời gian thromboplastin một phần: Xét nghiệm được thực hiện để xác định thời gian máu đông lại. 

Cách điều trị chảy máu mũi do viêm xoang hiệu quả

Cần làm gì khi bị viêm xoang ra máu? Trong trường hợp bị viêm xoang chảy máu mũi, bệnh nhân có thể tiến hành điều trị theo các cách dưới đây. Song cần lưu ý rằng, việc điều trị và dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả, tính an toàn. 

Xử lý tại chỗ viêm mũi xoang bị chảy máu

Khi bị viêm xoang gây chảy máu mũi, đầu tiên bạn cần nhanh chóng cầm máu. Cụ thể, bệnh nhân cần ngòi thẳng, tuyệt đối không ngửa đầu ra sau. Bởi hành động ngửa cổ sau sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến máu không cầm được. Thậm chí, máu dễ chảy ngược vào cổ họng gây ho hoặc sặc. 

Bệnh nhân cần xử lý vết máu trên mũi trước
Bệnh nhân cần xử lý vết máu trên mũi trước

Theo khuyến cáo, mọi người nên dùng khăn lau sạch phần máu chảy ra ngoài, đồng thời kẹp nhẹ hai lỗ mũi trong khoảng 10 phút. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì kẹp thêm 5 phút hoặc nhét giấy vào mũi để ngăn máu ngừng chảy. 

Điều trị viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ

Khi đã cầm được máu, bệnh nhân nên sớm tới bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để thăm khám và tiến hành điều trị dứt điểm tình trạng này. Trường hợp bị viêm xoang cấp tính, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc để tránh để bệnh kéo dài gây chảy máu liên tục. 

Trong trường hợp viêm xoang mãn tính, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn nhiều. Lúc này, bệnh nhân có thể cần tiến hành điều trị cả nội khoa và ngoại khoa. Thêm vào đó, quá trình hồi phục cũng như khả năng điều trị dứt điểm là khá thấp.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm xoang bị chảy máu mũi phổ biến nhất:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Bệnh nhân sẽ được kê toa thuốc điều trị bằng kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng xoang gây chảy máu do vi khuẩn. Sau một thời gian bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe hơn nhưng việc điều trị này có thể kéo dài từ 3 - 28 ngày để giúp các xoang phục hồi. Việc điều trị bằng kháng sinh dài ngày có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần dùng theo đúng liều lượng, chỉ định từ bác sĩ. 
  • Thuốc xịt thông mũi: Nếu kết quả thăm khám cho thấy tình trạng chảy máu do vỡ mạch máu, bạn sẽ cần dùng thêm các thuốc thông mũi tại chỗ. Tuy nhiên không nên dùng các loại thuốc xịt này quá 5 ngày, trừ khi được bác sĩ chỉ định. 
  • Corticosteroid xịt mũi: Thuốc có hiệu quả trong việc làm giảm sưng, viêm đường mũi. Khi xịt dung dịch vào bên trong hốc mũi, các hoạt chất có trong thuốc sẽ len lỏi tới các xoang để làm giảm viêm, sưng phù mũi. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng Corticosteroid cùng các loại thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị. Corticosteroid dạng xịt cũng có thể được dùng trong trường hợp bị polyp mũi. 
  • Phẫu thuật: Nếu đã áp dụng các biện pháp trên trong một thời gian nhất định mà không mang lại kết quả hoặc bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng cao thì bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật. Phẫu thuật chảy máu mũi do viêm xoang sẽ được tiến hành theo hai hình thức là mổ phanh và mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi sẽ được ưu tiên hơn vì thời gian hồi phục nhanh chóng và ít gây tổn thương cho bệnh nhân.

Viêm xoang chảy máu mũi trong trường hợp nặng cần tiến hành làm phẫu thuật
Viêm xoang chảy máu mũi trong trường hợp nặng cần tiến hành làm phẫu thuật

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang chảy máu mũi

Để phòng ngừa viêm xoang chảy máu mũi, các bạn có thể tham khảo áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà hoặc khi phải tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,... 
  • Rửa tay thường xuyên với xà bông diệt khuẩn hoặc cồn diệt khuẩn.
  • Hạn chế tới nơi công cộng trong lúc dịch bệnh đang lây lan, nhất là ở bệnh viện.
  • Giữ ấm tai mũi họng, cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. 
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe khác. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như lông động vật, phấn hoa, hóa chất, khói bụi,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, protein - chất béo lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.
  • Vệ sinh mũi xoang đúng cách và đều đặn với nước muối sinh lý.
  • Rửa mũi với nước muối sinh lý được mua tại nhà thuốc đều đặn hàng ngày, hạn chế dùng nước muối tự pha. 
  • Không cạy mũi hay xì mũi quá mạnh. 
  • Trong trường hợp gặp tình trạng nghẹt mũi, đau vùng mặt - xoang, chảy nước mũi nhiều ngày, bệnh nhân nên tới bệnh viện thăm khám. 
  • Chỉ dùng thuốc điều trị bệnh tai mũi họng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc theo đơn của người khác. 
  • Thăm khám, kiểm tra tai mũi họng định kỳ 6 tháng 1 lần để quản lý tốt tình trạng viêm xoang, tránh để bệnh tái diễn thành mãn tính hoặc gây ra biến chứng. 

Viêm xoang chảy máu mũi không phải bệnh ác tính nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được quan tâm điều trị đúng cách, kịp thời. Để tránh bị mất máu, thiếu máu do viêm xoang cũng như hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần thăm khám, điều trị chuyên sâu với bác sĩ Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt. 

Bị viêm xoang mãn tính khi mang thai là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em bởi nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Do vậy, mẹ bầu cần sớm phát hiện bệnh…

Xem chi tiết

Chữa viêm xoang sàng tại nhà là một trong những biện pháp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh phổ biến. Bởi đây là cách điều trị đơn giản, dễ áp dụng, chi phí…

Xem chi tiết

Cây vòi voi chữa viêm xoang có mang lại hiệu quả không, cách thực hiện ra sao, cần lưu ý những gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Thực hư công dụng của…

Xem chi tiết

Viêm xoang là hiện tượng các niêm mạc xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, sưng tấy gây tắc lỗ thông xoang. Bệnh xoang thường bùng phát trong giai đoạn chuyển sang mùa lạnh. Tuy nhiên,…

Xem chi tiết

Bệnh viêm xoang có thể được cải thiện bằng cây giao, chính vì thế gần đây rất nhiều người bệnh đã áp dụng cách này. Nếu như thực hiện theo đúng hướng dẫn, yêu cầu…

Xem chi tiết

Xông mũi trị viêm xoang là cách thực hiện được nhiều người áp dụng vì nó giúp thông thoáng khoang xoang, giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu dùng…

Xem chi tiết

Dùng hoa cứt lợn chữa viêm xoang là một trong các bài thuốc dân gian được nhiều người tin tưởng và lan truyền rộng rãi từ xa xưa. Bởi đây được coi là phương pháp…

Xem chi tiết

Dùng thảo dược trị viêm xoang là một trong những mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Cách làm này được đánh giá cao ở độ an toàn, bởi nguồn nguyên…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *