Đau Dạ Dày ở Trẻ Em
Đau dạ dày ở trẻ em, đặc biệt trong lúc hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ lại càng chứa đựng nhiều nguy hiểm hơn. Chính vì vậy phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý quan tâm đến trẻ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục bệnh đau dạ dày ở trẻ em.
Đau dạ dày ở trẻ là bệnh gì? Nguyên nhân
Không ít người có suy nghĩ đau dạ dày là bệnh của người trưởng thành. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay đau dạ dày ở trẻ em cũng đang rất phổ biến. Lớp niêm mạc dạ dày của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị các yếu tố bên ngoài và bên trong tấn công. Đau dạ dày không chỉ đơn thuần là những cơn đau bụng mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh này thường tiến triển theo hai giai đoạn:
- Đau cấp tính: Ở giai đoạn này các cơn đau dạ dày đến đột ngột nhưng cũng nhanh khỏi. Trẻ chưa phải chịu nhiều thương tổn về sức khỏe.
- Giai đoạn bệnh mãn tính: Khi bị đau dạ dày cấp tính nếu không phát hiện để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến đau mãn tính. Các cơn đau sẽ xuất hiện với số lượng và cường độ nhiều hơn. Bên cạnh đó sức khỏe của bé sẽ trở nên suy yếu, có những biến đổi rõ rệt.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị đau dạ dày. Nắm rõ các yếu tố này sẽ giúp bố mẹ về sau có biện pháp phòng bệnh tốt hơn.
- Thiếu khoa học trong ăn uống: Nguyên nhân này chủ yếu là do các bậc phụ huynh chưa đủ kiến thức trong việc cho trẻ ăn uống. Đặc biệt là ép con em mình ăn quá nhiều. Việc này khiến dạ dày của trẻ làm việc quá sức, không kịp tiêu thụ thức ăn. Về lâu dài sẽ dẫn đến nôn mửa, trào ngược dạ dày, đau dạ dày. Ngoài ra, nếu cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, thực phẩm lạnh… cũng có nguy cơ gây bệnh.

- Trẻ nhỏ bị căng thẳng: Trẻ em bị căng thẳng phần lớn là do áp lực thành tích từ cha mẹ. Việc bắt ép các em học nhiều dẫn đến lo âu, stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.
- Do di truyền: Bệnh dạ dày ở trẻ em còn xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Nếu bố, mẹ hoặc người thân nào đó bị bệnh thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ảnh hưởng từ thuốc: Uống thuốc Tây, mà đặc biệt là khi cha mẹ cho bé dùng thuốc tùy tiện, không theo đơn sẽ ảnh hưởng đến môi trường axit của dạ dày. Từ đó dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, viêm loét…
Nhận biết các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Phụ huynh cần chú ý tình hình sức khỏe của con em để kịp thời phát hiện các bất thường. Với những trẻ bị đau dạ dày thường có các triệu chứng sau:
- Đau bụng: Đau dạ dày ở trẻ nhỏ cũng giống như người lớn có biểu hiện điển hình là đau bụng. Những cơn đau này thường xuất hiện ở vùng thượng vị và đau âm ỉ kéo dài. Thường vào buổi đêm các bé sẽ bị đau nhiều hơn.
- Ợ hơi, ợ chua: Dạ dày bị đau sẽ khiến cho dịch axit trong cơ quan này trào ngược lên thực quản. Lúc này bé sẽ có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Với những bé nhỏ sẽ càng khó chịu hơn và dẫn đến ho.
- Lượng ăn giảm: Bệnh đau dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa. Lúc này sữa hay thức ăn không được tiêu hóa tốt gây nên chướng bụng, lượng ăn vì thế cũng giảm đi. Nếu để kéo dài bé sẽ bị sụt cân, sức khỏe suy yếu.
- Trẻ bị da dẻ xanh xao: Nếu để ý, cha mẹ có thể thấy con nhỏ thường mệt mỏi, da dẻ trở nên nhợt nhạt hơn. Những cơn đau khiến trẻ bị mất sức và còn dẫn đến tình trạng chóng mặt. Đây cũng là một trong những biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em.
- Buồn nôn: Đau dạ dày ở trẻ em còn có triệu chứng là buồn nôn và nôn.
- Đi ngoài ra máu: Nếu như con nhà bạn khi đại tiện bị ra máu hoặc màu phân đen hơn so với bình thường thì có nguy cơ trẻ đã bị đau dạ dày. Nguyên nhân là do bệnh trạng nặng dẫn đến xuất huyết dạ dày, máu lẫn vào phân.
Khi có những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ nhỏ trên thì tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khám. Phát hiện sớm bệnh và điều trị sẽ giúp trẻ đỡ phải chịu các cơn đau dạ dày cũng như biến chứng về sau.
Điều trị đau dạ dày ở trẻ như thế nào?
Với cơ thể nhỏ bé của trẻ việc điều trị đau dạ dày cần phải đặc biệt cẩn trọng. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị bằng Tây Y
Thuốc tân dược dùng cho người đau dạ dày phải dùng theo đơn kê từ bác sĩ điều trị. Theo đó một vài thuốc thường được dùng cho trẻ khi bị đau bao tử như:
- Thuốc Yumangel: Được sản xuất dưới dạng dung dịch nên trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Thành phần chính của thuốc này là Almagate có tác dụng kháng axit trong dạ dày.
- Gastropulgite: Có hiệu quả trong việc điều trị đau dạ dày với công dụng chính là kháng axit. Nhờ vậy là có thể giảm đau, làm liền lành lớp niêm mạc bị tổn thương.
- Phosphalugel: Cũng được dùng phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày cho các bé. Bệnh cạnh đó thuốc còn có thể dùng chữa viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng ruột… Thuốc được bào chế dưới dạng gói và có thể trộn vào thức ăn nên rất thuận tiện dùng cho trẻ.
- Nexium: Biệt dược thường xuất hiện trong đơn thuốc đau dạ dày của trẻ nhỏ. Thuốc có thể cải thiện tình trạng viêm thực quản, trào ngược dạ dày.

Khi dùng thuốc Tây trị đau bao tử cho con em, người lớn cần lưu ý:
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn từ phía bác sĩ,. Không được tự ý tăng liều lượng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
- Khi cho trẻ uống thuốc cần quan sát tình hình sức khỏe sau đó. Thuốc Tây dễ gây ra các tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy, nóng sốt. Nếu tình trạng nặng thì phải báo ngay với bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.
Biện pháp chữa bệnh tại nhà
Các biện pháp chữa đau dạ dày ở trẻ tại nhà chủ yếu là để giảm đau. Chúng không có tác dụng trị tận gốc chứng bệnh này. Chính vì vậy sau khi giúp trẻ giảm đau cha mẹ vẫn nên đưa em đến bệnh viện để khám lại.
Dùng mật ong
Mật ong là vị thuốc có nhiều tác dụng hỗ trợ chữa bệnh khá tốt. Dùng mật ong chữa đau dạ dày không chỉ an toàn cho trẻ, đơn giản mà hiệu quả mang lại cũng khá tốt.
- Nguyên liệu tự nhiên này đặc biệt làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày nên có thể giảm đau hiệu quả.
- Mật ong có chứa các chất giúp kháng khuẩn đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Các triệu chứng bệnh như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu… cũng có thể được cải thiện.
Bạn có thể pha mật ong chung với bột nghệ hoặc nước gừng ấm rồi cho trẻ uống.

Chườm ấm cho trẻ
Chườm ấm không chỉ có tác dụng với người lớn mà ở trẻ nhỏ cũng hiệu quả. Chườm ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu, đưa chất dinh dưỡng đến nhiều cơ quan trong trong đó có dạ dày. Nhờ vậy mà chúng sẽ hoạt động tốt hơn, cải thiện các cơn đau.
Tuy nhiên cần lưu ý nhiệt độ vừa phải tránh làm bỏng làn da của bé.
Massage nhẹ nhàng
Khi bé bị những cơn đau bụng hành hạ, cha mẹ hãy nhẹ nhàng dùng tay massage lên vùng bụng của bé.
- Đầu tiên hãy vệ sinh tay sạch sẽ và lau khô trước khi thực hiện.
- Tiếp theo nhẹ nhàng dùng bàn tay xoa đều lên vùng bụng nhất là khu thượng vị cho đến khi da bé ấm lên.
Như vậy có thể thấy chữa đau dạ dày ở trẻ nhỏ có nhiều biện pháp đa dạng. Tùy theo tình trạng bệnh nặng nhẹ mà phụ huynh có thể cân nhắc chọn cách phù hợp nhất.
Những cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Trẻ nhỏ vẫn chưa ý thức được nhiều điều chính vì vậy mà cha mẹ phải chủ động trong việc phòng bệnh. Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên áp dụng những điều sau để hỗ trợ phòng bệnh:
- Cho trẻ ăn uống một cách khoa học hơn. Theo đó không nên ép trẻ ăn quá no, ăn uống phải đúng bữa và đúng giờ giấc.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ chưa nấu chín. Các món tái, món sống… mang theo nguồn vi khuẩn rất dễ tấn công vào hệ tiêu hóa non nớt của bé.
- Chế biến món ăn dạng lỏng, mềm cho trẻ. Như vậy dạ dày và cơ quan tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn.
- Các loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ. Ngoài ra còn có nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, đồ ăn chế biến sẵn…
- Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp nhiều chất xơ và vitamin.
- Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt và học tập một cách khoa học. Không nên vì thành tích học tập mà bắt ép trẻ thức khuya, tinh thần căng thẳng.
Đau dạ dày ở trẻ em không nên xem thường vì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bé. Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng tránh để các bé bị bệnh.