Đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp là một loại bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Cơn đau xuất hiện ngày một nhiều và nặng hơn do toàn bộ niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Đau dạ dày cấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Xung quanh dạ dày có một lớp màng bảo vệ hay còn gọi là lớp niêm mạc dạ dày. Khi lớp màng này bị tổn thương, viêm loét sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn, nóng rát rất khó chịu. Tình trạng viêm đau này xảy ra bất ngờ thì gọi là đau dạ dày cấp (nếu kéo dài gọi là đau dạ dày mãn tính).

dau da day cap
Đau dạ dày cấp khiến bệnh nhân đau đớn

Bệnh đau dạ dày cấp có nguy hiểm không

Bệnh đau dạ dày này xảy ra trong giai đoạn khởi phát và diễn tiến nhanh. Khi gặp các yếu tố kích thích như tác nhân độc hại, nhiễm khuẩn sẽ khiến bệnh bùng phát. Vậy bị bệnh này có nguy hiểm không? Người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng như sau:

  • Khiến người bệnh đau đớn kèm theo cảm giác nóng rát vùng bụng. Ban đầu chỉ là những cơn đau âm ỉ sau đó sẽ có mức độ tăng mạnh và đau dữ dội vùng thượng vị. Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn và sốt cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng điện giải, cơ thể mỏi mệt.
    Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do những vết trầy xước ở niêm mạc dạ dày gây nên.
  • Khi bị đau dạ dày cấp kéo dài và không điều trị tích cực sẽ dẫn đến mãn tính. Đó là giai đoạn tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày cao.

Như vậy, đau dạ dày cấp tính có tính nguy hiểm bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Do đó, việc điều trị đúng cách để loại bỏ bệnh là quan trọng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dạ dày cấp tính

Tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc đưa ra phác đồ điều trị đau dạ dày cấp chuẩn xác và hiệu quả hơn.

  • Chế độ ăn uống chưa khoa học và hợp lý: Đây được xác định là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh này. Ăn các thức ăn cay nóng, uống rượu bia khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Thời gian ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa cũng khiến cho dạ dày bị đau, viêm.
  • Yếu tố tinh thần: Khi tinh thần mệt mỏi và căng thẳng sẽ khiến kích thích sản sinh acid dạ dày. Đây cũng là lý do khiến viêm loét niêm mạc dạ dày. Do đó, cải thiện tâm lý, xây dựng đời sống tinh thần thoải mái, lành mạnh. Đây là cách giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
  • Di truyền: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì những người bị mắc bệnh lý dạ dày đều có tiền sử người thân bị mắc bệnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người có nhóm máu O thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các nhóm máu khác.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Đây là thủ phạm chính gây ra các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có các bệnh về dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày bằng đường miệng và phá hủy niêm mạc dạ dày, gây tổn thương cho hệ tiêu hóa.
  • Rối loạn nội tiết tố: Người bệnh bị suy tuyến yên hay thiểu năng cận giáp thì sẽ rối loạn nội tiết tố và dễ mắc bệnh đau dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Một số thói quen không điều độ và khoa học như thức khuya, ăn uống thất thường, hút thuốc lá, rượu bia … Đó là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày mà tất cả chúng ta cần tránh.
dau da day cap
Uống rượu bia nhiều là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Điển hình như NSAIDs, corticoid.

Đau dạ dày cấp bắt nguồn từ sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ cơ thể. Những yếu tố tấn công sẽ xâm nhập và phá hủy niêm mạc dạ dày. Lúc này dạ dày mất đi lớp bảo vệ bên ngoài. Điều đó khiến dạ dày tổn thương và hình thành các ổ viêm gây đau đớn..

Dấu hiệu đau dạ dày cấp và cách chẩn đoán

Khi xuất hiện một số các triệu chứng sau đây, người bệnh cần chú ý. Bởi vì rất có thể đó là hiện tượng đau dạ dày cấp tính.

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc căng tức ở vùng thượng vị.
  • Người bệnh cảm giác nóng ran ở vùng dạ dày, kèm theo hiện tượng ợ hơi, ợ chua hoặc đắng miệng.
  • Khi bị bệnh, thường kèm theo các cơn buồn nôn hoặc nôn. Trong nhiều trường hợp, người bệnh luôn cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen. Đây là triệu chứng dạ dày đã bị viêm loét nặng.

Nếu như xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi xuất huyết đường tiêu hóa thì cần khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán bệnh đau dạ dày cấp

Chẩn đoán đúng bệnh sẽ giúp cho hiệu quả điều trị tăng cao, nhiều cơ hội khỏi hẳn. Để chẩn đoán bệnh cần:

  • Test vi khuẩn HP xem chúng có xuất hiện trong máu, phân hay hơi thở hay không. Đây chính là loại vi khuẩn gây các bệnh lý về dạ dày trong đó nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
  • Xác định niêm mạc dạ dày bị viêm loét ở mức độ nào thông qua phương pháp nội soi.
  • Chụp dạ dày để xác định mức độ tổn thương nông hay sâu.
  • Xét nghiệm máu, điện giải đồ khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày.

Chẩn đoán bệnh đau dạ dày cấp tính thông qua sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế hiện đại rất cần thiết. Nó giúp kết quả có độ chính xác cao. Đây là cơ sở để bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị chuẩn nhất.

[pr_middle_post]

Phương pháp điều trị đau dạ dày cấp

Đây là bệnh lý dạ dày chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao trên thế giới. Cho nên các phương pháp điều trị căn bệnh này rất được quan tâm. Làm sao để giảm triệu chứng bệnh?

Thuốc chữa Tây y

Trong Y học hiện đại đã có rất nhiều phác đồ điều trị căn bệnh này. Ưu điểm của nó là có tác dụng nhanh, triệt để, và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

dau da day cap
Chữa đau dạ dày bằng Tây y

Một số loại thuốc chữa đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc điều trị đau dạ dày cấp tính chữ P.
  • Thuốc chữa bệnh đau dạ dày cấp tính chữ Y.
  • Nhóm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm.
  • Thuốc có tác dụng giảm sản sinh axit dạ dày.
  • Thuốc có tác dụng làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày.

Các loại thuốc Tây y điều trị đau dạ dày mà bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh dùng trong thời gian ngắn. Không những vậy, các loại thuốc đó có liều dùng nhất định. Nếu dùng sai, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, ảnh hưởng dây thần kinh. Ngoài ra bệnh nhân sẽ bị chán ăn, táo bón … Do đó, trước khi sử dụng cần tham khảo thông tin kỹ lưỡng từ bác sĩ.

Chữa bằng mẹo dân gian

Chữa đau dạ dày bằng các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Lý do bởi sự an toàn và tiết kiệm chi phí. Tất cả những bài thuốc này đều có nguồn gốc từ tự nhiên, dễ kiếm. Sau đây là một số cách chữa căn bệnh này bằng mẹo lưu truyền trong dân gian.

  • Mật ong và bột nghệ: Dùng mật ong và bột nghệ hòa với cốc nước ấm. Uống đều đặn vào mỗi sáng giúp giảm đau. Phương pháp này hồi phục vết tổn thương niêm mạc hiệu quả.
  • Mật ong và nước ấm: Hòa mật ong vào một cốc nước ấm và uống vào sáng sớm. Mẹo này giúp ổn định dịch vị, ngăn chặn nguy cơ tiết quá nhiều axit dạ dày. Từ đó người bệnh cảm thấy dạ dày êm hơn, xóa bỏ những cơn đau âm ỉ hiệu quả.
  • Chườm ấm: Lấy chai đựng nước ấm hoặc dùng túi giữ nhiệt chườm lên bụng sẽ giúp giảm nhanh cơn đau do bệnh gây ra.
dau da day cap
Chườm ấm giúp giảm cơn đau cho bệnh nhân

Nhìn chung, chữa bệnh đau dạ dày cấp tính bằng các mẹo dân gian đơn giản. Cách làm này không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị khởi phát. Ngoài ra, để giảm đau hiệu quả tốt thì người bệnh cần kiên trì áp dụng nhiều ngày.

Cách phòng ngừa bệnh

Đây là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh cao và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe dạ dày của mình.
Để đảm bảo dạ dày khỏe mạnh, thì bệnh nhân đau dạ dày cấp ăn gì và kiêng gì?

  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích.
  • Ăn uống đúng giờ và khoa học, tốt nhất không nên ăn khuya để giải tỏa áp lực cho dạ dày.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.

Bên cạnh đó, lối sống, sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần quan trọng duy trì sức khỏe dạ dày. Do đó, cần chú ý:

  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Đi ngủ đúng giờ, tuyệt đối không thức khuya.
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan để tránh căng thẳng, stress.

Đau dạ dày cấp tính không phải căn bệnh của riêng ai. Vì tính chất nguy hiểm của nó, bạn nên tìm hiểu để biết cách phòng và điều trị sớm. Nên thăm khám thường xuyên và điều trị bệnh dạ dày tại cơ sở y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe.

Để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thành công, việc tìm được một lương y chữa dạ dày giỏi, có tâm là yếu tố quan trọng, người bệnh nên chú trọng.…

Xem chi tiết

Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể của chúng ta và cách nhận biết dấu hiệu đau dạ dày là những mối quan tâm không của riêng ai. Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Xem chi tiết

Khám dạ dày ở bệnh viện nào uy tín và đảm bảo chất lượng không phải ai cũng biết. Tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh đều có khá nhiều các bệnh viện, trung…

Xem chi tiết

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ. Khi có tin vui, cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi từ hormone đến…

Xem chi tiết

Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không là vấn đề các chị em phụ nữ khi mang thai rất quan tâm. Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai ít…

Xem chi tiết

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo thống kê có đến 85% dân số mắc bệnh liên quan đến cơ quan này. Nguyên nhân chủ yếu…

Xem chi tiết

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn hẳn là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Việc uống thuốc đúng cách, đúng thời điểm là một trong những điều rất quan trọng. Bài…

Xem chi tiết

Tết đến xuân về là thời điểm mọi người đều ăn uống thả ga, tiệc tùng liên miên. Niềm vui năm mới, gia đình quây quần là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng,…

Xem chi tiết