Viêm dạ dày xung huyết

Viêm dạ dày xung huyết (viêm xung huyết hang vị dạ dày) là bệnh lý nguy hiểm, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân do đâu, cách điều trị, phòng tránh ra sao? Tất cả thông tin chi tiết sẽ được cập nhật trong bài viết sau.

Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày xung huyết còn được biết đến với nhiều tên gọi như rối loạn dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày, viêm xung huyết hang vị dạ dày,… Đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị kích ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến khí huyết không được lưu thông, ứ đọng trong mạch máu.

viem da day xung huyet
Viêm dạ dày gây xung huyết là bệnh lý có thể dẫn tới biến chứng phức tạp, cần điều trị càng sớm càng tốt

Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải tổn thương dạ dày ở bờ cong lớn, nhỏ, môn vị, thân vị, hang vị, phình vị. Đặc biệt, xung huyết hang vị là tình trạng nhiều người gặp phải nhất, bởi đây là nơi giữ thuốc và thức ăn.

Viêm dạ dày xung huyết có 2 dạng phổ biến:

  • Viêm xung huyết dạ dày cấp tính: Đây là bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ. Bệnh chỉ diễn biến tạm thời và sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn.
  • Viêm dạ dày trợt xung huyết mạn tính: Đây là bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa, do thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh kéo dài dẫn đến mãn tính, khó chữa, có thể lưu trú tại một vùng hoặc lây lan sang các khu vực khác.

Bệnh lý này không gây tổn thương hở trong thành dạ dày, chưa nghiêm trọng đến mức xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần xác định nguyên nhân và điều trị từ sớm.

Bởi huyết ứ đọng trong thành dạ dày lâu ngày có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Đồng thời, dạ dày gặp nhiều áp lực, dẫn đến đau đớn, tức bụng, đầy hơi,…

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày xung huyết

Dấu hiệu nhận biết đã mắc chứng viêm dạ dày xung huyết khá dễ dàng. Ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện sau, người bệnh cần gặp bác sĩ để thăm khám, chữa bệnh sớm:

  • Chướng bụng, đau bụng, nặng bụng.
  • Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, bị đắng miệng khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Đau rát, nóng vùng thượng vị, nhất là khi ăn nhiều đồ cay nóng, quá chua hoặc quá ngọt.
  • Tức ngực, đau bụng khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Lưỡi xuất hiện nhiều rêu trắng, lợi chảy máu.
  • Cơ thể suy nhược, sút cân không lý do.

Khi bệnh còn ở thể nhẹ, lúc nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ thấy xuất hiện các nốt hồng ban. Nếu không được điều trị sớm, các nốt này sẽ ngày càng lan sang các khu vực xung quanh, gây tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày.

LIÊN HỆ NGAY – CHUYÊN GIA “MÁCH” CÁCH TRỊ BỆNH DỨT ĐIỂM

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm dạ dày xung huyết?

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý này. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc, phương pháp điều trị riêng. Vì vậy, việc xác định đúng căn nguyên gây bệnh là rất quan trọng.

viem da day xung huyet
Người bệnh nên phát hiện các triệu chứng viêm dạ dày từ sớm

Có những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày xung huyết như sau:

  • Nhiễm khuẩn HP: Dạ dày bị tấn công bởi vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter Pyloric. Loại vi khuẩn này sinh sống thuận lợi trong môi trường axit dạ dày. Đây cũng là tác nhân gây bệnh lý về dạ dày hàng đầu.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm không Corticoid, Steroid về lâu dài sẽ khiến dạ dày bị kích ứng, lâu dần dẫn đến hiện tượng xung huyết.
  • Căng thẳng, lo âu: Việc người bệnh thường xuyên bị stress, lo lắng, mệt mỏi trong thời gian dài sẽ gây tăng tiết hormone lo lắng, lượng HCl và axit pepsin trong dạ dày cũng tăng cao và làm mòn niêm mạc, khiến dạ dày bị xung huyết.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Một số thói quen có hại như ăn nhanh, nuốt vội, vừa ăn vừa nói, ăn uống không đúng giờ cũng khiến cho dạ dày bị suy yếu, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn không sạch cũng khiến dạ dày bị kích ứng.
  • Tình trạng lão hóa: Với người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày dần lão hóa, yếu ớt hơn và dễ mắc bệnh.

Viêm xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm xung huyết dạ dày cần được điều trị, xử lý từ sớm. Nếu không, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cơ thể hấp thụ, trao đổi chất. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng xung huyết có thể lây lan sang cả các bộ phận liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

Một vài tác hại, biến chứng mà viêm dạ dày xung huyết có thể gây ra như:

  • Gây mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể cho người bệnh do các cơn đau liên tục tái phát, khiến bệnh nhân không thể tập trung làm việc, ăn uống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
  • Da dẻ trở nên xanh xao do cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, khiến người bệnh mất tự tin.
  • Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ THOÁT BỆNH SỚM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Phương pháp điều trị viêm dạ dày xung huyết

Để chữa viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết, cần thực hiện theo 2 nguyên tắc: Ngăn ngừa hiện tượng tăng axit trong dạ dày và bổ sung các chất có lợi cho việc tái tạo niêm mạc dạ dày, mang lại trạng thái cân bằng cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể áp dụng một trong 3 cách chữa phổ biến sau:

Sử dụng thuốc Tây Y

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị bệnh về hệ tiêu hóa. Ngay khi có những biểu hiện ban đầu, hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán, xác định mức độ bệnh. Sau đó, tùy tình trạng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

viem da day xung huyet
Sử dụng thuốc Tây Y là phương pháp điều trị bệnh phổ biến, nhiều người lựa chọn
  • Thuốc ngừa tiết axit dạ dày: Như lansoprazole, omeprazole… nhằm cân bằng hàm lượng axit trong dạ dày, qua đó làm giảm đau, thuyên giảm triệu chứng
  • Thuốc hạn chế co thắt bao tử, thuốc trị vi khuẩn: Được chỉ định theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ khi bệnh xuất phát từ vi khuẩn Hp.
  • Thuốc có lợi cho niêm mạc dạ dày: Thường dùng là Sucralfat, Prostagland, Oryzanol tablets,… Thuốc giúp bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, phòng ngừa sự tấn công của dịch vị, axit, pepsin.

Sử dụng các mẹo dân gian

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã truyền miệng nhiều bí quyết trị viêm dạ dày xung huyết thành công, sử dụng nguyên liệu tại nhà. Các phương pháp này đều rất dễ thực hiện, lại an toàn, lành tính. Bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt sau:

  • Lá mơ: Loại lá này có tính thanh mát, giúp giải nhiệt, chống lại vi khuẩn tốt, có lợi cho đường tiêu hóa, cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm xung huyết hang vị dạ dày. Bạn chỉ cần phơi khô lá mơ, nghiền thành dạng bột. Mỗi lần sử dụng, pha 1 muỗng bột với nước ấm và uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Nghệ: Trong nghệ có chứa thành phần curcumin rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm xung huyết hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… hiệu quả. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng bột nghệ với nửa muỗng mật ong, trộn đều, ăn 2 lần/ngày. Các triệu chứng viêm dạ dày xung huyết sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
  • Trần bì: Đây là nguyên liệu hữu ích trong việc kháng viêm, giảm loét dạ dày hiệu quả. Người bệnh chỉ cần nấu cháo trần bì và ăn hàng ngày thay cho bữa sáng. Phương pháp đã được kiểm chứng qua ngàn đời nay, giúp người bệnh giảm đau, loét dạ dày chỉ sau 2 – 3 tuần sử dụng liên tục.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Việc xây dựng một lối sống lành mạnh cũng là phương pháp hữu hiệu giúp dạ dày nhanh hồi phục sau khi tổn thương, viêm nhiễm. Vì vậy, người bệnh hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý.

  • Nên ăn đầy đủ 3 bữa một ngày (sáng, trưa, tối), không bỏ bữa, không để dạ dày quá đói hoặc quá no.
  • Ăn tối trước 7h tối giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt nhất, không gây hại cho dạ dày.
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, không ăn đồ dai, cứng, làm gia tăng áp lực cho dạ dày.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ trước 11h đêm giúp cơ thể được nghỉ ngơi một cách trọn vẹn, tránh gây tổn thương dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế stress, căng thẳng, lo âu bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết axit trong dạ dày, khiến viêm nhiễm nặng nề hơn.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Để ngăn chặn bệnh tiến triển, hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể như sau:

Viêm dạ dày xung huyết nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm người bệnh nên tích cực ăn, uống nhằm hỗ trợ phòng tránh và cải thiện bệnh:

  • Cháo, bột ngũ cốc: Đây là 2 thực phẩm rất dễ tiêu hóa, lại giàu chất xơ và có lợi cho bao tử. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng cháo, ngũ cốc thường xuyên.
  • Mật ong: Chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, kích thích hồi phục niêm mạc dạ dày hiệu quả.
  • Rau xanh, hoa quả: Các vitamin và khoáng chất trong loại thực phẩm này rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, hồi phục tổn thương và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Trứng và sữa: Rất hữu ích trong việc trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, giúp giảm đau, giảm viêm loét hiệu quả.
viem da day xung huyet
Viêm dạ dày xung huyết nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Viêm dạ dày xung huyết ăn kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm trên, người bệnh cũng cần tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có hại cho bao tử sau:

  • Rau sống: Trong đó có chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể tấn công và khiến cho niêm mạc dạ dày bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
    Các thực phẩm dai như sụn, gân,…: Khiến gia tăng áp lực cho dạ dày, khiến tình trạng xung huyết nghiêm trọng hơn.
  • Các thực phẩm giàu chất béo: Đồ xào, chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ sẽ rất khó tiêu, khiến dạ dày luôn trong tình trạng hoạt động quá mức, gia tăng cảm giác đau đớn, chướng bụng, đầy hơi.
  • Các thực phẩm lên men, chua, cay: Dưa muối, dấm, ớt, cà muối, tiêu,… gây tăng tiết axit trong dạ dày, dẫn đến tình trạng xung huyết nặng hơn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu.
  • Các loại chất kích thích: Bia, rượu, nước ngọt có gas cũng cần tránh để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh viêm dạ dày xung huyết. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần kịp thời thăm khám, phát hiện, xử lý và điều trị bệnh tận gốc càng sớm càng tốt.

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo thống kê có đến 85% dân số mắc bệnh liên quan đến cơ quan này. Nguyên nhân chủ yếu…

Xem chi tiết

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ. Khi có tin vui, cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi từ hormone đến…

Xem chi tiết

Để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thành công, việc tìm được một lương y chữa dạ dày giỏi, có tâm là yếu tố quan trọng, người bệnh nên chú trọng.…

Xem chi tiết

Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không là vấn đề các chị em phụ nữ khi mang thai rất quan tâm. Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai ít…

Xem chi tiết

Tết đến xuân về là thời điểm mọi người đều ăn uống thả ga, tiệc tùng liên miên. Niềm vui năm mới, gia đình quây quần là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng,…

Xem chi tiết

Khám dạ dày ở bệnh viện nào uy tín và đảm bảo chất lượng không phải ai cũng biết. Tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh đều có khá nhiều các bệnh viện, trung…

Xem chi tiết

Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể của chúng ta và cách nhận biết dấu hiệu đau dạ dày là những mối quan tâm không của riêng ai. Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Xem chi tiết

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn hẳn là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Việc uống thuốc đúng cách, đúng thời điểm là một trong những điều rất quan trọng. Bài…

Xem chi tiết

Bình luận (60)

  1. Lã Thu Uyên says: Trả lời

    Con tôi mới 8 tuổi mà đi học bán chú ở xa, không biết do chế độ ở trường hay do con ăn vặt nhiều không kiểm soát nên bị viêm dạ dày nhẹ. Giờ nếu tớ cho con uống nhất nam bình vị khang này có được không

    1. Hà Nam says:

      uống tốt ấy chứ, nhất nam bình vị khang toàn từ thảo dược an toàn cho bé mà. Cháu nhà cô cũng uống ở đây được 3 tháng là khỏi không còn bị đau, ăn uống ngon lành ấy chứ

    2. Nguyễn Quỳnh Hương says:

      bé nhà toàn lên cơn đau dạ dày ngày 2-3 tráo mà ăn khôgn chịu ăn cơ. đi khám mới biết là bị bệnh viêm dạ dày Hp, ra là lây từ ông chồng em. Giờ em đang cho 2 bố con nó uống nhất nam bình vị khang, may cái này tuy là thuốc đông y nhưng bên nhất nam họ hỗ trợ chế thành dạng viên nên uống cũng tiện

  2. Mai Mai says: Trả lời

    xin hỏi bên trung tâm có cơ sở ở thành phố hồ chí minh chưa

    1. Quốc Nam says:

      chưa nhé bạn, hiện trung tâm có mỗi cái cơ sở to bự chà bá ở ngõ 168 nguyễn khánh toàn cầu giấy hà nôi đó. Bạn đến đó khám rồi lấy thuốc cho tiện nhé

    2. Bui Anh says:

      Nếu không tiện thì bên trung tâm nhất nam y viện có dịch vụ tư vấn từ xa cho bệnh nhân đó, mẹ mk do điều kiện đi lại cũng không được tốt nên có sử dụng dịch vụ này. Thấy bác sĩ tư vấn tận tâm mà bệnh dạ dày cũả mẹ mk mới uống nhất nam bình vị khang trong 2 tuần mà da mặt bà đã hồng hào và có sức sống hẳn đó

    3. Phùng Linh says:

      Không biết thuốc dạ dày này thì bao. nhiêu tiền mọt liệu trình vậy ạ, có ai khám chưa cho tôi tham khảo giá với mn

    4. Nguyễn Hoang Anh says:

      tớ uống nhất nam bình vị khang 1 liệu trình trong vòng 2 tháng, tính ra mỗi tháng có hơn 4 triệu thôi đó. Mà trộm vía là tớ hợp với thuốc lắm, ăn uống điều độ rồi chăm chỉ thể thao là đau dạ dày không bị tái phát luôn mà. ae có thể đọc thêm nhé https://nhatnamyvien.com/bi-an-giai-thoai-ngu-y-nguyen-dich-chua-benh-da-day-cho-vua-tu-duc-35261.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *