Đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai đặc biệt không nên xem thường. Nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai là gì, cách nhận biết cũng như điều trị ra sao sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
Đau dạ dày khi mang thai là bệnh gì? Cách nhận biết
Đau dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn mang thai nếu mắc phải bệnh này lại càng nguy hiểm hơn. Đau dạ dày khi mang thai xuất hiện cơn đau ở vùng dưới rốn đến gần xương ức. Cảm giác đau có thể đến rất đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài.
Bên cạnh đó, đau dạ dày còn là biểu hiện của nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm loét dạ dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm niêm mạc…

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai là gì?
Đau dạ dày thường bị mẹ bầu coi thường vì dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng thông thường. Để kịp thời phát hiện bệnh, mẹ bầu có thể thông qua các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai sau:
- Đau dạ dày khi mang thai tháng đầu thường xuất hiện cảm giác đầy hơi, khó tiêu, bụng luôn bị căng chướng.
- Việc ăn uống bị ảnh hưởng như kén ăn, chán ăn, ăn với lượng rất ít.
- Ngoài ra, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu bệnh nhân còn hay bị bệnh tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân.
- Khi đói hoặc ăn hơi quá no sẽ thấy vùng thượng vị bị đau.
- Những triệu chứng trên lúc đầu thường khá nhẹ, về sau sẽ càng tăng lên. Tầm 3 tháng giữa của thai kỳ chứng ợ hơi, ợ chua thường xuyên xuất hiện. Mẹ bầu bị sụt cân, mệt mỏi và mất ngủ.
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối các triệu chứng đau sẽ càng trở nên thường xuyên hơn, hầu như cả ngày đêm.
Với những triệu chứng trên kèm theo ảnh hưởng từ việc mang thai nên sức khỏe của bệnh nhân thường suy yếu đi rất nhiều. Chính vì vậy việc nhân biết sớm các triệu chứng, điều trị dứt điểm càng sớm sẽ càng tốt.
Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai có nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này kèm theo đó là vấn đề ăn uống thiếu khoa học. Theo các chuyên gia có thể kể đến một vài nguyên thân thường thấy khiến mẹ bầu bị đau dạ dày như:
- Progesterone bị tăng: Đây là một loại hormone sẽ tăng lên trong giai đoạn mang thai. Dù có tác dụng bảo vệ bào thai nhưng ngược lại chúng lại ảnh hưởng đến tiêu hóa. Đặc biệt là việc làm rối loạn nhu động đường ruột trực tiếp ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa trong đó có dạ dày.
- Ốm nghén: Mang thai thường sẽ có triệu chứng ốm nghén. Khi đó mẹ bầu sẽ bị nôn mửa tùy đối tượng mà mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau. Điều này tác động lên hoạt động của dạ dày. Nôn mửa làm dạ dày co thắt nhiều hơn, tăng tiết dịch vị nên rất dễ gây đau dạ dày.

- Áp lực từ sự giãn nở tử cung: Thai nhi càng lớn sẽ càng gây sức ép lên nhiều cơ quan khác nhau. Việc tử cung bị giãn nở vào khoảng tháng 4 của thai kỳ kiến dạ dày và đường ruột bị chèn ép. Đây cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
- Căng thẳng: Đau dạ dày khi mang thai còn có nguyên nhân do ảnh hưởng từ tâm lý. Mẹ bầu trong giai đoạn này tâm tình thường thay đổi, dễ bị stress. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể dẫn đến đau dạ dày.
- Ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống trong giai đoạn thai kỳ là rất quan trọng. Mẹ bầu ăn không đúng giờ giấc, thường bỏ bữa, bữa đói bữa nó… là đối tượng dễ bị đau dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Với người thường bệnh đau dạ dày vốn đã rất nguy hiểm. Với chị em đang mang thai thì lại càng đáng lo ngại hơn. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, đời sống, thai nhi mà rất nhiều biến chứng nguy hiểm cũng bắt nguồn từ đây.
- Người bị đau dạ dày nếu không trị kịp thời sức khỏe sẽ rất nhanh bị suy yếu. Với mẹ bầu còn trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ sinh ra chậm lớn, suy dinh dưỡng.

- Bà bầu bị đau dạ dày dẫn đến biến chứng nguy hiểm gây xuất huyết dạ dày. Bệnh nhân thường xuyên phải đối diện với những cơn đau, nôn ói, đi ngoài ra máu. Về lâu dài gây mất máu nghiêm trọng.
- Biến chứng thủng dạ dày cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ đau dạ dày. Bệnh này chỉ cần hít thở thôi cũng đủ khiến người ta đau nhức, vô cùng khó chịu.
- Nghiêm trọng hơn hết phải kể đến là ung thư dạ dày, nặng nhất sẽ gây tử vong.
- Việc phải chịu đựng các cơn đau còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ bầu. Lúc này bệnh nhân dễ bị cáu gắt, căng thẳng, ít nhiều tác động đến thai nhi.
Có thể thấy bệnh đau dạ dày khi mang thai là rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý thăm khám và điều trị.
Điều trị đau dạ dày khi mang thai
Bệnh đau dạ dày khi mang thai không nên xem thường mà phải được điều trị kịp thời.
Trị đau dạ dày cho bà bầu bằng Tây y
Tìm đến các bệnh viện hay phòng khám Tây y chuyên về tiêu hóa là lựa chọn của nhiều người khi bị đau dạ dày. Với mẹ bầu, điều trị bằng Tây y chủ yếu là dùng thuốc. Công dụng chính của thuốc được áp dụng thường là giúp giảm đau, chống viêm, diệt khuẩn, phục hồi lại các cơ quan bị tổn thương. Một vài thuốc đau dạ dày phổ biến cho mẹ bầu như:
- Sucralfate.
- Omeprazole.
- Domperidon.
- Diphenhydramine.

Đau dạ dày khi mang thai uống thuốc Tây cần lưu ý:
- Không nên tự mua thuốc về dụng mà phải có đơn từ bác sĩ điều trị. Uống thuốc sai liều lượng, không phù hợp với sức khỏe có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.
- Dùng thuốc phải đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Chẳng hạn như việc uống thuốc trước hay sau khi ăn, uống với liều lượng bao nhiêu.
- Trong quá trình uống thuốc đau dạ dày nếu có biểu hiện bất thường phải báo ngay với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.
Chữa bệnh bằng biện pháp dân gian tại nhà
Ngoài ra, tại nhà mẹ bầu cũng có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản để giảm đau, hỗ trợ chữa đau dạ dày. Các biện pháp này thường sử dụng những nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện cũng rất đơn giản.
- Dùng nghệ và mật ong: Hai nguyên liệu này đều rất tốt cho mẹ bầu. Không chỉ hỗ trợ chữa đau dạ dày khi mang bầu mà còn tăng sức đề kháng, chữa được nhiều bệnh khác. Bệnh nhân chỉ cần ép lấy nước từ nghệ tươi và pha với mật ong uống là được.
- Dùng gừng: Gừng có tính ấm, làm ấm bụng qua đó giảm nhanh các cơn đau. Cách dùng gừng chữa đau dạ dày khi mang thai rất đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch gừng, cắt lát mỏng và pha với nước ấm uống như trà là được.
- Cam thảo: Trong các bài thuốc Đông y trị đau dạ dày cam thảo rất hay xuất hiện. Mẹ bầu có thể dùng bột cam thảo pha chung nước ấm để uống tại nhà để hỗ trợ chữa bệnh.
- Đậu bắp: Chế biến các món từ đậu bắp hoặc đơn giản là ăn uống đều rất tốt cho mẹ bầu bị đau bao tử.

Lời khuyên cho bệnh nhân đau dạ dày khi mang thai
Mẹ bầu vạn phần không nên có tư thái sống chung với các cơn đau dạ dày. Việc sức khỏe suy yếu do bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Để giảm đau, cải thiện bệnh, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên lưu ý:
- Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều đầu tiên cần ghi nhớ. Dù muốn hay không hãy nhớ ăn uống đúng giờ, không được vì không muốn ăn hay ốm nghén mà bỏ bữa, ăn uống một cách tùy tiện.
- Có bầu bị đau dạ dày trong giai đoạn này tuyệt đối phải tránh xa rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
- Chú ý ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, Omega 3, vitamin, sữa chua, sữa tươi… như vậy sẽ rất tốt cho dạ dày cũng như sức khỏe của thai nhi.
- Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với người thân, bạn bè để giải tỏa tâm lý, tránh để mình quá căng thẳng.
- Hãy lưu ý uống nhiều nước mỗi ngày để hoạt động của dạ dày nói riêng và các cơ quan khác trong cơ thể được trơn tru hơn.
- Bà bầu bị đau bao tử nên hạn chế việc thức khuya, làm việc quá độ. Tranh thủ ngủ đúng giờ, đủ giờ là việc rất quan trọng với sức khỏe của bệnh nhân đau dạ dày khi mang thai.
- Mỗi ngày hãy vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn. Tránh ngồi lì một chỗ, không hoạt động sẽ khiến cơ thể bị trì trệ, làm nhiều bệnh khởi phát.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh đau dạ dày khi mang thai mà mẹ bầu nên nắm. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có biện pháp phòng cũng như điều trị được hiệu quả hơn. Ngay từ bây giờ hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai.