Vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt là một dạng bệnh da liễu mãn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, phổ biến nhất là từ độ tuổi 15 đến 35. Người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng khác biệt dễ dàng nhận thấy trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

Bệnh vảy nến thể giọt là gì? Có mấy giai đoạn

Vảy nến thể giọt là bệnh da liễu có biểu hiện cơ bản là các đốm đỏ, vảy hình thành giống giọt nước. Thống kê từ tổ chức y tế cho biết có khoảng ⅓ dân số bị mắc bệnh vảy nến thể chấm giọt. 

vay nen the giot
Vảy nến thể giọt được xếp vào nhóm bệnh tự miễn

Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, người lớn, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên nhóm người độ tuổi từ 15 đến 35 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Vảy nến thể giọt có thể tự khỏi và không để lại sẹo. Tuy nhiên ở một vài trường hợp cơ thể không tự chữa được cần phải có sự can thiệp y học để kiểm soát triệu chứng. 

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Vảy nến giọt có biểu hiện thay đổi theo từng giai đoạn. Mức độ ảnh hưởng của bệnh lý thay đổi và gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể, căn bệnh này được phân chia thành ba giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Bệnh nhân chỉ có vài đốm nhỏ được hình thành trên bề mặt da bị tổn thương, mức độ ảnh hưởng chiếm khoảng 3%. 
  • Giai đoạn 2: Các đốm nhỏ bao phủ khoảng 3 đến 10% bề mặt da, cuộc sống người bệnh có sự ảnh hưởng nặng. 
  • Giai đoạn 3: Vùng da bị tổn thương hình thành vảy nến thể giọt với mức độ ảnh hưởng trên 10%. 

Bệnh vảy nến giọt bao phủ lên vùng da càng nhiều thì cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân càng bị cản trở, nhất là về mặt thẩm mỹ. Trường hợp bị đốm ở chân tay sẽ khiến bệnh nhân khó làm việc. Vị trí hình thành vảy nến đóng vai trò một phần vào việc phân loại bệnh nặng hay nhẹ. 

Nguyên nhân gây vảy nến giọt thể

Nguyên nhân gây vảy nến giọt thể đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng có hai tác nhân dẫn đến bệnh lý là hệ thống miễn dịch và di truyền. 

vay nen the giot
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến bệnh vảy nến giọt

Ngoài ra còn có một số tác nhân khác dẫn đến bệnh lý gồm: 

  • Sự rối loạn chuyển hóa trên da: Chỉ số sử dụng oxy của làn da ở bệnh nhân bị vảy nến giọt tăng cao, có thể lên đến 400% so với người bình thường. 
  • Yếu tố di truyền: Gen hình thành bệnh được xác định nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan đến B17, BW57, CW6, HLA, DR7, B13. 
  • Do sự hoạt động giảm phân và tổng hợp ADN: Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tổng hợp ADN và giảm phân của lớp đáy tăng lên 8 lần, đồng thời tăng sinh tế bào ở thượng bì. Nổi bật nhất là lớp gai lẫn lớp đáy gặp vấn đề dẫn đến rối loạn chuyển hóa sừng sau đó hình thành vảy nến. 
  • Do nhiễm khuẩn: Những ổ khuẩn tồn tại trên bề mặt da và khu trú liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh. 
  • Do hệ thần kinh căng thẳng kéo dài đã tạo nên mối liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển vảy nến thể giọt. 
  • Do chấn thương cơ học vật lý có thể gây bệnh vảy nến khoảng 14%. 

Dấu hiệu nhận biết vảy nến thể giọt

Đốm đỏ, vảy trắng như giọt nước là một trong những biểu hiện điển hình của vảy nến thể giọt. Cụ thể như sau: 

Dấu hiệu đỏ da khi bị vảy nến: 

  • Vùng da bệnh hình thành mảng đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau. Kích thước vùng da tổn thương giao động trong khoảng vài mm đến 1cm. Một vài trường hợp nặng, mảng da đỏ có thể hình thành với kích thước vài chục cm. 
  • Vùng da đỏ hơi gồ cao, có giới hạn rõ ràng, thâm nhiễm nhiều hoặc ít, nền cứng cộm. 
  • Số lượng các đám trên da nhiều từ một vài đến hàng chục đám. Trường hợp nặng có thể lên đến vài trăm đám kèo theo đó là các tổn thương khác. 

Vảy trắng

  • Vảy trắng sẽ hình thành và phủ trên bề mặt đám đỏ. Vảy sẽ xuất hiện với màu trắng đục kèm theo biểu hiện hơi bóng như màu nến trắng hay màu xà cừ. 
  • Vảy nến thể giọt hình thành trên nhiều tầng lớp. Chúng dễ bong tróc và rơi thành vảy vụn như phấn, bột trắng hoặc vết nến rơi lả lả. 
  • Vảy nến thể giọt hình thành và phát triển nhanh, khi lớp này bong sẽ có lớp khác đùn lên. Vảy nến sẽ xuất hiện với số lượng nhiều. 

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Bệnh vảy nến thể giọt có lây được không?

Vảy nến thể giọt cũng tương tự như các thể bệnh khác không thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc hàng ngày nhưng lại có yếu tố di truyền. Gia đình có người mắc bệnh vảy nến thì con cái rất dễ mắc bệnh. Nếu không được điều trị phù hợp vùng da bị vảy nến sẽ lây lan sang các vùng da khác. 

vay nen the giot
Vảy nến thể giọt không có tính chất lây nhiễm từ người sang người

Triệu chứng đau rát, khó chịu của bệnh sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây mất thẩm mỹ. Người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, tự tin, mặc cảm với những người xung quanh. Quá trình điều trị mãi không khỏi, tái phát dai dẳng sẽ khiến nhiều người rơi vào trạng thái bế tắc. 

Không chỉ vậy, vảy nến nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng khác đến sức khỏe như mắc bệnh về tim mạch, thận, xương khớp,… Chính vì vậy ngay khi có triệu chứng bất thường bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất để tăng khả năng khỏi bệnh.

Cách điều trị vảy nến thể giọt

Để tìm được phương pháp điều trị vảy nến thể giọt phù hợp với bệnh nhân, bác sĩ cần phải tiến hành chẩn đoán và thực hiện một số xét nghiệm, sinh thiết cần thiết. 

Một đợt điều trị bệnh vảy nến sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tuần sau đó thuyên giảm từ từ. Nếu bệnh được điều trị đúng phương pháp, tuân theo chỉ định bác sĩ nghiêm ngặt thì bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng.  Dưới đây là một vài cách điều trị vảy nến thể giọt bạn có thể tham khảo thêm. 

Điều trị triệu chứng vảy nến thể giọt bằng Tây y

Điều trị vảy nến thể giọt bằng thuốc Tây y là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Bệnh nhân có thể dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để khắc phục các triệu chứng ngoài da. 

Các loại thuốc tân dược thường được dùng trị vảy nến có thể kể đến như: 

  • Thuốc corticosteroid có tác dụng kháng dị ứng, kháng viêm, giảm ngứa, và làm tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như ức chế hệ miễn dịch, suy thận, loãng xương, teo da,…
  • Thuốc kháng sinh chống liên cầu khuẩn và thuốc bôi sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc khi chỉ định dùng. 
  • Thuốc dẫn vitamin D3 như calcipotriol dùng trong điều trị bệnh vảy nến. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây kích ứng da nên cần tránh sử dụng trên mặt. 
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch dùng trong trường hợp bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. 
  • Methoxsalen dùng trong giai đoạn điều trị bệnh vảy nến thể giọt giai đoạn nặng.
  • Polystar giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sự tăng sinh quá mức ngoài da. Do loại chế phẩm này có thể gây kích ứng và mùi khó chịu nên người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ sau khi dùng.
  • Acid salicylic giúp kích thích quá trình bong tróc vảy, tiêu sừng và bình thường hóa lớp sừng trên da. 

Khi dùng thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn vì vậy bệnh nhân cần có sự cân nhắc và hỏi qua ý kiến bác sĩ để tránh gặp những vấn đề không mong muốn. 

Mẹo dân gian trị vảy nến tại nhà

Nếu các triệu chứng vảy nến thể giọt ở mức độ nhẹ bệnh nhân có thể dùng mẹo dân gian để kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn bệnh lan rộng và tái phát. Những mẹo dân gian chữa vảy nến bạn có thể tham khảo thực hiện như sau: 

Mẹo chữa vảy nến từ lá trầu không 

Trầu không có chứa nhiều tinh dầu và kháng sinh tự nhiên nên thường được dùng để chữa bệnh da liễu trong đó có vảy nến. Cụ thể cách làm như sau: 

  • Chuẩn bị lá trầu không cùng bèo hoa dâu và rau răm với một lượng đủ dùng. Làm sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong 10 phút. 
  • Phần nước thu được dùng để ngâm rửa vùng da bệnh, phần bã lấy chà xát nhẹ nhàng lên da. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. 

Mẹo chữa vảy nến từ lô hội 

Thành phần trong lô hội có tác dụng dưỡng ẩm da tốt, có thể dùng để cải thiện các triệu chứng do vảy nến thể giọt gây ra. Mẹo chữa bệnh từ nguyên liệu này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước như sau: 

  • Lấy một lá nha đam đủ dùng, làm sạch vỏ, rửa mủ màu vàng rồi xay nhuyễn phần gel trong. 
  • Làm sạch vùng da cần điều trị rồi bôi hỗn hợp lên da kết hợp massage nhẹ nhàng. Lưu lại khoảng 15 phút sau đó rửa sạch với nước mát và lau khô. 

Mẹo chữa vảy nến giọt từ cây lược vàng 

Thành phần của cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất quý với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Mẹo dùng nguyên liệu này để chữa vảy nến khá đơn giản chỉ với vài bước như sau: 

  • Lấy 5 lá lược vàng làm sạch sau đó giã nát cùng một ít nước lọc. 
  • Làm sạch vùng da cần điều trị rồi đắp hỗn hợp lên da. Lưu lại trong thời gian 10 phút sau đó rửa sạch với nước mát là được. 

Lưu ý phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Vảy nến thể giọt được xếp vào loại bệnh tự miễn nên có thể phòng ngừa bằng nhiều biện pháp. Dưới đây là một số lưu ý khi phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đang bị bệnh chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn: 

vay nen the giot
Vệ sinh cơ thể thường xuyên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh da liễu nói chung và vảy nến nói riêng
  • Chú ý vệ sinh cơ thể, chủ động bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể dục, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cải thiện hệ miễn dịch. 
  • Khi thời tiết chuyển lạnh hãy chủ động giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ, mũi, tai để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, vì liên cầu khuẩn có thể kích thích triệu chứng vảy nến bùng phát. 
  • Luôn giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức để điều hòa cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh vảy nến. 
  • Tránh sử dụng nước quá nóng để ngâm rửa hay tắm bởi có thể gây kích ứng da, góp phần hình thành lớp vảy. 
  • Hạn chế ra ngoài khi trời quá nắng bởi có thể kích thích da nổi mẩn ngứa, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh vảy nến tái phát. 
  • Quần áo nên mặc rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh các loại vi khuẩn tấn công vào da. 
  • Cẩn thận trong các hoạt động sinh hoạt, tránh làm da bị trầy xước bởi tổn thương vật lý trên da có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công gây bệnh vảy nến. 
  • Cung cấp độ ẩm cho da mỗi ngày bằng cách uống nước, thêm chất dưỡng ẩm tự nhiên để hạn chế biểu hiện bệnh vảy nến thể giọt bùng phát. 
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nếu buộc phải tiếp xúc thì chủ động biện pháp bảo vệ như mặc áo phông, đeo bao tay,…
  • Không tùy tiện dùng thuốc uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến các triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm từ rau xanh, trái cây và các loại củ quả. 
  • Không nên ăn đồ hải sản, đồ nhiều đạm, đồ ăn có tính lạnh và cay nóng khi đang bị vảy nến. 
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn bởi đây là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến thể giọt nhất là những ai đang dùng thuốc methotrexate hoặc acitretin. 

Điều trị vảy nến ở đâu nhanh khỏi?

Để cải thiện nhanh các triệu chứng của vảy nến thể giọt gây ra bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để khám và điều trị theo đúng phương pháp. Cụ thể dưới đây là những bệnh viện, trung tâm da liễu được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chúng tôi tổng hợp lại để bạn tham khảo. 

Bệnh viện Da liễu Trung Ương chữa vảy nến giọt

Bệnh viện Da liễu Trung Ương là đơn vị đầu ngày được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng đến khám và điều trị. Tại đây có đầy đủ các trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ giỏi giúp bệnh nhanh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Địa chỉ bệnh viện Da liễu TW tại số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chữa vảy nến 

Khoa da liễu của bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những địa chỉ khám và chữa bệnh được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tại đây có những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của các y bác sĩ. 

Địa chỉ bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. 

Vảy nến thể giọt sẽ gây ra không ít cản trở cho bệnh nhân trong cuộc sống, sinh hoạt và tính thẩm mỹ. Ngay khi có triệu chứng hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm cách điều trị sớm. 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Bác sĩ chữa vảy nến giỏi không chỉ có trình độ cao mà còn là người có nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh này. Gặp được bác sĩ giỏi là bạn…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Bệnh á vảy nến là bệnh da liễu phổ biến có nhiều người mắc phải hiện nay tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lý không gây nguy hiểm…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Bình luận (70)

  1. Mẫn Quân says: Trả lời

    Dạo đây mình cứ ngứa ngáy râm ran, HN đang bắt đầu vào mùa lạnh là da lại khô rồi ngứa gải bong vảy trắng đã thế sờ vào sần sần nữa í. Mình muốn đến trung tam khám nhưng mà không có tgian rảnh vào ban ngày, buổi tối trung tâm làm việc đến mấy giờ vậy ạ? Do 6h mình mới tan ca, lúc đấy mới đến khám được thôi

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Mẫn Quân!
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Nhất Nam Y Viện. Trung tâm chúng tôi hỗ trợ khám chữa cho bệnh nhân vào buổi sáng từ 8h00 – 12h00 và buổi chiều từ 13h30 – 17h30. Tuy nhiên nếu bạn ghé đến thăm khám sau 17h30, bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng của chúng tôi: (092) 8421102 và đến địa chỉ trung tâm: Biệt Thự 16, Ngõ 186 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội thăm khám đúng giờ hẹn. Thông tin đến bạn!

    2. Liễu Nguyễn says:

      Được đó bạn, trước khi đến giờ đó thì bạn gọi xác nhận và đặt lịch khám ngoài giờ trước với trung tâm để bác sĩ biết mà ở lại sau giờ để khám cho bạn. Đợt mình đến khám, trung tâm Nhất nam này có cả chỗ đậu ô tô nên cũng thuận tiện lắm, khám ngoài giờ nhưng mà vẫn được chăm sóc chu đáo.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *