Vảy nến ở nách
Vảy nến ở nách là căn bệnh thường gặp ở những người bị béo phì, thừa cân quá mức. Triệu chứng của bệnh rất khó điều trị bởi vùng da khu vực này có nhiều nếp gấp, dễ tiết mồ hôi. Vậy làm thế nào để khắc phục kịp thời, hãy trang bị những kiến thức bệnh học dưới đây.
Vảy nến ở nách là bệnh gì?
Bệnh vảy nến có nhiều thể khác nhau, mỗi thể có những điểm đặc trưng riêng. Vảy nến ở nách là thể bệnh đảo ngược của bệnh vảy nến. Triệu chứng của chúng chỉ xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp gấp như nách, háng, mông,… Bất kỳ ai cũng có thể mắc thể bệnh này, với những người thừa cân, béo phì thì có xu hướng nghiêm trọng hơn mức bình thường.
Tổn thương do vảy nến ở nách gây ra thường ẩm ướt hơn so với các triệu chứng của thể bệnh khác. Các mảng tổn thương có kích thước lớn, dễ lan rộng sang những vùng da khác và có ranh giới rõ ràng.
Khác với những thể bệnh khác, vảy nến ở nách thường gây nhiều khó khăn trong việc điều trị do đặc thù vị trí tổn thương có nhiều nếp nhăn, gấp, cọ xát nhiều và dễ tiết mồ hôi. Bệnh có thể gây nhiễm khuẩn cao, biến chuyển nghiêm trọng so với các thể bệnh khác.
Biểu hiện nhận biết khi bị vảy nến ở nách
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Vảy nến vùng da dưới cánh tay có đủ các dấu hiệu đặc trưng của thể vảy nến đảo ngược. Người bệnh cần chủ động nắm bắt các triệu chứng điển hình để kịp thời phát hiện và chủ động điều trị sớm. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh vảy nến có thể kể đến như:
- Vùng da tổn thương thường có kích thước lớn, màu đỏ, khô, ngứa, nứt nẻ và dễ bị chảy máu.
- Bề mặt vùng da nách thường ẩm ướt, không có hiện tượng dày sừng, không bong tróc giống các thể bệnh khác.
- Vùng da tổn thương dưới nách có giới hạn rõ ràng với vùng da lành.
- Thể bệnh này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với những thể bệnh vảy nến khác trên cơ thể như: Vảy nến móng tay, vảy nến ở chân, vảy nến thể mảng,…
Vùng tổn thương dưới nách dễ bị kích thích, đau rát do sự cọ xát với áo, váy hoặc mồ hôi. Các vết thương này có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm cao do đặc điểm môi trường ẩm ướt, nhiều mồ hôi.
Nguyên nhân gây vảy nến ở nách
Các bác sĩ và chuyên gia cho biết đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến thể vảy nến đảo ngược. Tuy nhiên dưới đây là một số nhân tố có thể khiến bệnh bùng phát:
- Yếu tố di truyền: Tác nhân này có sự liên quan đến cơ chế kết hợp gen mang bệnh, thường nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Yếu tố di truyền có sự liên quan với -Bw57 và HLA-Cw6, Psori1 hay HLA-B27- B13,-B17,… Nếu bố mẹ hoặc một trong hai người mắc bệnh thì con cái sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ lên đến 41%.
- Yếu tố rối loạn miễn dịch: Tác nhân này có sự liên quan mật thiết đến tế bào lympho T nhất là tế bào Th1, Th17, Th22. Ở trạng thái bình thường, tế bào lympho có nhiệm vụ nhận biết và tiêu diệt các tác nhân gây hại da. Tuy nhiên nếu bị rối loạn tế bào này có thể nhầm lẫn tế bào da khỏe mạnh là “kẻ thù” và tấn công, tiêu diệt. Chính điều này đã khiến các tế bào da nhanh chết, lớp này chưa kịp bong tróc thì lớp mới đã được hình thành dẫn đến hiện tượng da viêm đỏ, sưng nề, nứt nẻ,…
- Yếu tố ngoại cảnh như stress, vệ sinh kém, dùng quá nhiều loại thuốc, chấn thương, do thức ăn,…cũng có thể gây vảy nến ở nách. Ngoài ra các chuyên gia cho biết béo phì, thừa cân là hai nhân tố cơ bản khiến các triệu chứng vảy nến đảo ngược được kích hoạt và phát bệnh.
Cách chẩn đoán vảy nến ở nách
Nếu bạn phát hiện vùng da dưới cánh tay có biểu hiện bất thường hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán từ đó xác định tình trạng bệnh lý, đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp với người bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng bệnh học: Trường hợp bệnh mới khởi phát sẽ không có nhiều triệu chứng rõ ràng, lúc này bác sĩ sẽ đặt câu hỏi và quan sát bằng mắt để xác định thể bệnh đó là gì. Nếu là vảy nến ở nách bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như da nổi mẩn đỏ, sáng bóng, không bị khô hay dày như các thể bệnh khác.
- Chẩn đoán phân biệt bệnh học: Vảy nến ở nách khiến vùng da khu vực này phải chịu nhiều tổn thương hơn mức bình thường. Để xác định chính xác thể bệnh bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm nhằm phân biệt rõ với các loại bệnh lý da liễu khác như nấm candida, chàm, hội chứng reiter.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Hướng dẫn điều trị vảy nến ở nách
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến nên các cách áp dụng hiện tại chỉ có thể cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên trước khi áp dụng người bệnh cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, chọn được phương pháp trị liệu phù hợp với tình trạng của mình.
Tây y điều trị vảy nến ở nách
Phương pháp Tây y được khá nhiều người lựa chọn bởi có thể cải thiện triệu chứng nhanh chóng, có nhiều biện pháp khác nhau để áp dụng. Cụ thể như:
- Điều trị vảy nến tại chỗ
Người bệnh có thể dùng thuốc Tây dạng bôi, thuốc mỡ, thuốc xịt để cải thiện triệu chứng ngay tại chỗ. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc bôi phổ biến như: Thuốc có chứa corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, retinoid,…
Thuốc bôi thường được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh mới khởi phát đến giai đoạn trung bình. Nếu các triệu chứng đã tiến triển nặng bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ trị liệu khác.
Lưu ý, một số thuốc trị vảy nến có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn như teo da, làm mỏng da, tăng nguy cơ ung thư da nên bạn cần đặc biệt chú ý khi sử dụng. Sử dụng thuốc bôi lâu ngày, kéo dài thời gian sẽ khiến hiệu quả giảm dần do đó người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ.
- Áp dụng liệu pháp ánh sáng trị vảy nến
Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) sử dụng tia cực tím UVB, UVA với những bước sóng khác nhau chiếu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để tiêu diệt các tế bào gây hại.
Những liệu pháp ánh sáng thường được dùng để chữa vảy nến ở nách có thể kể đến như: PUVA, UVB băng rộng/hẹp, laser excimer hoặc tận dụng ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
- Liệu pháp sinh học chữa vảy nến
Phương pháp điều trị này sẽ sử dụng thuốc sinh học dẫn xuất từ tế bào sống của cơ thể người hoặc thông qua kỹ thuật tái tổng hợp ADN. Tác dụng của liệu pháp sinh học là ức chế thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch.
Liệu pháp sinh học thường không được áp dụng nhiều do chi phí khá cao và có nhiều tác dụng phụ do vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Mẹo chữa vảy nến ở nách hay
Nếu không muốn áp dụng thuốc Tây y để chữa bệnh hoặc triệu chứng chỉ mới khởi phát người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị vảy nến dưới đây.
Mẹo chữa vảy nến ở nách bằng lô hội
Thành phần lô hội có hàm lượng lớn chất dưỡng ẩm làm dịu nhanh vùng da tổn thương, kháng viêm, sát trùng, kích thích da tái tạo tế bào mới, phục hồi tổn thương. Bạn có thể dùng nguyên liệu này để chữa vảy nến theo cách sau:
- Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi rửa sạch, gọt vỏ ngoài để lấy phần gel trong xay nhuyễn.
- Làm sạch vùng da bệnh sau đó thoa hỗn hợp nha đam đã xay nhuyễn rồi lưu lại 20 phút và rửa sạch với nước lạnh. Mỗi tuần thực hiện từ 3 đến 4 lần các triệu chứng sẽ được cải thiện dần.
Mẹo chữa vảy nến ở nách với dầu oliu
Dầu oliu có chứa nhiều axit béo omega 3 – một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, khử khuẩn cực tốt. Không chỉ vậy, nguyên liệu này còn có nhiều vitamin giúp cân bằng độ ẩm, diệt khuẩn và làm dịu nhanh cơn ngứa.
Cách dùng dầu oliu để chữa bệnh vảy nến được thực hiện như sau:
- Làm sạch vùng da dưới cánh tay cần được điều trị sau đó lấy một ít dầu oliu để thoa đều.
- Lưu lại qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau, kiên trì áp dụng thường xuyên sau một thời gian bệnh sẽ khỏi.
Áp dụng mẹo chữa dân gian cho hiệu quả tốt, an toàn, tiết kiệm chi phí tuy nhiên lại khá tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Tác dụng của bài thuốc phát huy cũng khá chậm vì vậy người bệnh cần có sự kiên trì khi thực hiện.
Lưu khi cần nhớ trong quá trình chữa vảy nến
Để phát huy tốt hiệu quả điều trị bệnh vảy nến ở nách, ngoài việc áp dụng đúng phương pháp thì người bệnh cần chú ý đến những vấn đề dưới đây:
- Chú ý về sinh cơ thể thường xuyên bằng nước ấm đặc biệt là vùng da dưới cánh tay.
- Sản phẩm vệ sinh da nên ưu tiên loại dịu nhẹ, có ít thành phần chất tẩy rửa.
- Đối với vùng da tổn thương tuyệt đối không được cào gãi mạnh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do có vết thương hở.
- Không nên tham gia nhiều vào các hoạt động làm tăng tiết mồ hôi bởi có thể làm tăng cơn ngứa ngáy và bị nhiễm khuẩn.
- Thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng, tránh suy nghĩ tiêu cực, điều chỉnh lại thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
- Không dùng đồ uống có cồn và các loại chất kích thích bởi chúng sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trong chế độ dinh dưỡng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất, kẽm, axit béo tự nhiên.
- Khi dùng thuốc điều trị vảy nến ở nách cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Có thể sử dụng kẽm oxit hoặc baking soda để thấm hút lượng mồ hôi thừa, cân bằng độ ẩm vùng da ở nách.
- Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lít nước tùy theo cơ địa để cấp ẩm, giảm tình trạng khô da.
- Không nên lạm dụng việc dùng dao cạo, nhíp kim loại để xử lý lông nách.
- Tránh mặc quần áo bó sát hoặc làm từ chất liệu dễ gây dị ứng cao.
- Bổ sung thêm vitamin C và kẽm vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa ngừa sẹo thâm, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành da.
Muốn điều trị dứt điểm bệnh vảy nến ở nách người bệnh cần chủ động phối hợp chặt chẽ, thực hiện phác đồ điều trị mà bác sĩ hướng dẫn kết hợp với chế độ chăm sóc đặc biệt. Nếu quá trình chữa trị nếu có biểu hiện bất thường hãy chủ động liên hệ với chuyên gia để xử lý kịp thời.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline: 028.6279.1102 – 0888.698.102
- Fanpage: https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102
- Website: nhatnamyvien.com
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!