Viêm Họng Hạt Ở Trẻ
Viêm họng hạt ở trẻ là tình trạng viêm họng mãn tính, thường xuyên tái phát. Bệnh gây nên các hạt có kích thước khác nhau ở cổ họng, đi kèm cảm giác đau rát, vướng víu. Cha mẹ nên hiểu rõ về bệnh để sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị cho trẻ.
Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ cần cảnh giác
Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em là một dạng viêm họng mãn tính, tái phát nhiều lần ở vùng niêm mạc họng và amidan. Bệnh khiến các tế bào lympho sau họng phải hoạt động liên tục, phình to, tạo thành các hạt chặn ở cổ họng với kích thước khác nhau.Viêm họng hạt khiến trẻ luôn có cảm giác đau rát và ngứa ở cổ họng, hoạt động nhai nuốt khó khăn. Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện) cho biết một số triệu chứng thường thấy như sau:
- Quan sát vùng thành họng của trẻ sẽ thấy xuất hiện các mụn nước trắng đục, loang lổ với kích thước khác nhau.
- Các hạt viêm sẽ gây cho trẻ tình trạng đau rát, khó chịu. Trẻ nhỏ vì vậy mà hay quấy khóc, biếng ăn, ăn hay nôn trớ…
- Tình trạng đau rát họng sẽ trở nặng hơn đặc biệt khi trẻ nhai, nuốt
- Trẻ nhỏ bị ho khan, có đờm kéo dài dai dẳng, dễ khạc ra dịch vàng, trắng đục
- Một số trường hợp trẻ lên cơn sốt dai dẳng, nổi hạch ở cổ, ù tai…
Trẻ nhỏ thường không nhận thức rõ về tình trạng bệnh nên việc bày tỏ các triệu chứng gặp khó khăn. Cha mẹ nên chú ý quan sát, chăm sóc cho các bé để kịp thời phát hiện bệnh.
Nguyên nhân của bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ
Việc xác định nguyên nhân gây viêm họng trẻ em là điều cần thiết giúp lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại từ môi trường do hệ miễn dịch còn non yếu.Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm họng hạt có thể kể đến:
- Vi khuẩn, virus xâm nhập: Các vi khuẩn, virus, nấm thông qua hệ hô hấp cũng như đường ăn uống để xâm nhập vào vùng họng của bé. Chúng tấn công và làm tổn thương bề mặt niêm mạc họng và lây lan ra các vùng lân cận. Khi này tế bào lympho T phải hoạt động quá sức, dẫn đến việc hình thành các hạt viêm.
- Do yếu tố thời tiết: Thời tiết trong thời điểm giao mùa, thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ nhạy cảm, hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó, trẻ dễ bị tổn thương và mắc các bệnh về hô hấp trong đó có viêm họng hạt.
- Môi trường sống ô nhiễm: Đây là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh ở trẻ. Trẻ sống trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc,… sẽ khiến hệ hô hấp bị tổn thương, dẫn đến viêm họng hạt.
- Thói quen sinh hoạt: Nếu trẻ thường xuyên dùng đồ lạnh, uống nước đá, niêm mạc họng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó mà bệnh bùng phát.
Bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt được đánh giá là bệnh lý đường hô hấp tương đối nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách có khả năng biến chứng, thậm chí gây nên ung thư vòm họng.Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang. Đây là những biến chứng phổ biến dễ xảy ra ở người bị viêm họng hạt.Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và các cơ quan hô hấp còn gây nên viêm thanh quản, viêm khớp, viêm phổi. Tình trạng này kéo dài, tổn thương còn lan rộng ra các cơ quan khác dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp hay viêm màng tim ở trẻ.Chính vì mức độ nguy hiểm này của bệnh mà cha mẹ không nên chủ quan trong việc chăm sóc, và điều trị cho con. Bệnh cần sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời.
Viêm họng hạt ở trẻ có lây không, có chữa được không?
Viêm họng hạt là bệnh lý đường hô hấp có khả năng lây nhiễm. Ở trẻ nhỏ, bệnh dễ lây lan khi trẻ có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt của người bệnh. Bên cạnh đó việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như cốc, bát, đũa cũng làm tăng nguy cơ lây lan.Viêm họng hạt ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu chọn đúng phương pháp. Khả năng chữa khỏi của bệnh sẽ càng cao hơn nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, tránh tình trạng viêm họng hạt tái đi tái lại nhiều lần. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho trẻ để ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát.
Các cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Bé bị viêm họng hạt phải làm sao là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh khi có con bị bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh cho trẻ được áp dụng phổ biến phải kể đến như:
Mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ tại nhà
Cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ một vài phương pháp dân gian tại nhà để cải thiện triệu chứng. Ưu điểm của cách này là an toàn, lành tính và tiện lợi. Tuy vậy mẹo dân gian không mang lại hiệu quả cao và chỉ nên dùng cho trẻ khi bệnh ở giai đoạn nhẹ.Dưới đây là một số công thức chữa viêm họng hạt cho trẻ tại nhà:
- Rau diếp cá: Bạn xay nhuyễn 50gr diếp cá đã rửa sạch, sau đó lọc lấy nước, cho thêm 3 thìa nước vo gạo và 100ml nước lọc rồi đun sôi. Chia hỗn hợp thành 2 phần và cho trẻ uống trong ngày.
- Mật ong và chanh: Bài thuốc chỉ áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi bởi mật ong có thể gây ngộ độc. Chanh được thái lát và ngâm với mật ong pha loãng trong 20 phút. Phụ huynh cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.
- Lá tía tô: Bạn lấy 10 lá tía tô đem rửa sạch, nghiền lấy nước cốt thêm 1 thìa đường phèn, khuấy đều. Bạn dùng hỗn hợp cho trẻ nuốt từ từ.
Điều trị bệnh viêm họng hạt bằng thuốc tân dược
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm họng hạt, tuy nhiên cơ thể trẻ nhạy cảm, dễ kích ứng với thuốc. Cha mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Đặc biệt, bạn không tự ý mua thuốc và cho trẻ uống tránh sai liều lượng gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.Những loại thuốc chữa viêm họng hạt ở trẻ nhỏ phổ biến có thể kể đến:
- Thuốc kháng sinh: Dùng với liệu trình 5-7 ngày cho trẻ. Một số tên thuốc phổ biến gồm: Amoxicillin, Cefixim…
- Hạ sốt, giảm đau: Trẻ thường được chỉ định sử dụng paracetamol với liều 10-15mg/kg/ngày. Thuốc hạ sốt giảm đau chỉ sử dụng khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C.
- Giảm ho, long đờm: Bisolvon, Dextromethorphan là một số thuốc được chỉ định để điều trị viêm họng hạt ở trẻ em.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh viêm họng hạt ở trẻ còn có thể được điều trị bằng tiểu phẫu. Cách này được áp dụng khi trẻ gặp các biến chứng như viêm amidan, viêm VA,… Bác sĩ có thể chỉ định đốt hạt họng bằng nitơ lỏng, đối điện, nội soi cắt bỏ hạt…Các thủ thuật xâm lấn này tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên cẩn trọng cũng như tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị trên.
Phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc Đông y lành tính
Chữa viêm họng hạt ở trẻ bằng Đông y được đánh giá là an toàn, lành tính cũng như mang lại hiệu quả bền vững. Thuốc đi sâu vào cơ thể, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc từ y học cổ truyền có tác dụng điều trị viêm họng hạt cho trẻ:
- Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu: 16gr kinh giới, 10gr sinh địa, 8gr bạch hà, huyền sâm, tang bạch bì, cỏ nhọ nồi, 4gr xạ can.Cách dùng: Bạn đem sắc các vị thuốc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng ⅓, chia thuốc thành 2 phần để dùng trong ngày. Lưu ý: thuốc nên uống khi bụng đói để phát huy được tốt công dụng.
- Bài thuốc số 2:
Thành phần: Hà thủ ô, ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc, bạch đồng nữ, dây vằng.., phơi khôCách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang đem nấu nước uống. Mỗi ngày bạn dùng 2-3 bát thuốc và dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
- Bài thuốc số 3:
Thành phần: Thổ phục linh, thăng ma, tuyền hồ, xạ can, sinh địa, liên kiều, hoàng bá, cát cánh, ngưu bàng tử, kinh giới,…Cách sắc: Bạn dùng các nguyên liệu đã chuẩn bị đem sắc với 1l nước cho đến khi cạn chỉ còn 1 bát con nước. Chắt thuốc để nguội và uống khi bụng đói.
XEM THÊM:
Các bài thuốc Đông y thường được tăng giảm thành phần sao cho phù hợp nhất với thể trạng mỗi người bệnh. Cha mẹ nên cho con đi khám ở các phòng khám và bệnh viện về y học cổ truyền để được kê đơn chính xác nhất
Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh, cha mẹ cũng nên chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Một số lưu ý dưới đây giúp cha mẹ phòng ngừa và cải thiện bệnh cho trẻ tốt hơn:
- Cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày để làm dịu các cơn đau ở cổ họng
- Phụ huynh có các biện pháp hạ sốt kịp thời và cho trẻ đi khám nếu sốt cao trên 38,5 độ hoặc sốt cao liên tục
- Các bạn cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt, tránh đồ cứng, góc cạnh có thể gây tổn thương niêm mạc họng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất như cá biển, rau xanh, trái cây tươi…
- Cha mẹ khuyến khích trẻ vận động điều độ, tránh vận động quá sức và la hét nhiều
- Cha mẹ nên giữ cho môi trường sống của trẻ trong sạch, hạn chế khói bụi, đồng thời che chắn cho con khi ra đường
- Trẻ nên được hướng dẫn vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày kết hợp súc họng sát khuẩn bằng nước muối sinh lý
- Trẻ cần được giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thời tiết thay đổi. Phụ huynh không để trẻ uống nước đá, ăn đồ lạnh thường xuyên
- Hạn chế để trẻ dùng chung đồ cá nhân, tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc các bệnh về hô hấp
- Cha mẹ cần cho con đi khám nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng hạt ở trẻ. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh đã có cho mình kiến thức cần thiết để chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ một cách phù hợp.
CHỦ ĐỀ HỮU ÍCH:
- Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm họng mãn tính là gì? Các thông tin tổng quan người bệnh cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!