Hướng dẫn bấm huyệt và vệ sinh mũi xoang cho người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ngoài việc điều trị viêm xoang bằng thuốc, vệ sinh mũi xoang đúng cách và bấm huyệt là hai phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là hướng dẫn bấm huyệt và vệ sinh mũi xoang được tham khảo bởi các chuyên gia YHCT tại Nhất Nam Y Viện.  

Hướng dẫn vệ sinh mũi xoang cho người bị viêm xoang, viêm mũi

Vệ sinh mũi xoang hàng ngày là bước thiết yếu giúp loại bỏ dịch nhầy, dị nguyên, vi khuẩn và các chất ô nhiễm tích tụ trong mũi, hỗ trợ làm giảm viêm và thông thoáng đường thở. Dưới đây là hai cách vệ sinh mũi xoang bằng nước muối sinh lý và xông mũi thảo dược được các chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện khuyến khích người bệnh nên thực hiện:

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi xoang

Nước muối sinh lý giúp rửa trôi dịch nhầy ứ đọng, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất ô nhiễm tích tụ trong xoang. Bên cạnh đó, nước muối còn làm thông thoáng các hốc xoang và đường mũi, cải thiện lưu thông không khí. 

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% hoặc các dung dịch muối chuyên dụng. Có thể mua tại các nhà thuốc hoặc tự pha bằng nước đun sôi để nguội và muối sạch.
  • Dụng cụ rửa mũi phổ biến: bình xịt mũi, bình rửa mũi chuyên dụng, hoặc xi lanh nhỏ.
  • Đứng nghiêng đầu khoảng 45 độ, nhẹ nhàng xịt hoặc bơm nước muối vào một bên mũi. Dung dịch sẽ chảy qua xoang và ra ngoài từ bên mũi kia. Người bệnh cần lưu ý là khi nhỏ nước muối vào trong mũi, cố gắng đưa nước muối vào sâu trong mũi, chảy xuống họng để sát khuẩn và làm sạch dịch nhầy hoặc vi khuẩn.
  • Lặp lại với bên còn lại và kết thúc bằng việc xì nhẹ để loại bỏ nước thừa.

Lưu ý:

  • Rửa mũi 1-2 lần/ngày, đặc biệt sau khi tiếp xúc với khói bụi, dị nguyên hoặc trong những ngày mũi bị nghẹt nặng.
  • Không sử dụng nước máy trực tiếp vì có thể chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

Xông mũi bằng thảo dược

Xông mũi bằng thảo dược là phương pháp trị liệu dân gian đã được áp dụng từ lâu để hỗ trợ giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe của những người mắc viêm xoang và viêm mũi dị ứng. 

Hơi nóng từ thảo dược giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi, dễ dàng đẩy dịch ra ngoài, giảm tắc nghẽn. Bên cạnh đó, các thảo dược giúp thông thoáng đường thở, cải thiện khả năng hô hấp, đặc biệt hữu ích trong những đợt viêm cấp.

Các loại thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ thông mũi như bạc hà, gừng, kinh giới, lá trầu không,… chứa nhiều hoạt chất kháng viêm tự nhiên, giúp giảm sưng viêm niêm mạc xoang.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi một nồi nước với thảo dược trong 5-10 phút.
  • Dùng khăn lớn trùm kín đầu và hít sâu hơi nước bốc lên trong khoảng 10-15 phút.
  • Thực hiện 2-3 lần/tuần để giảm tắc nghẽn và làm sạch mũi xoang.

Hướng dẫn bấm huyệt cho người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng bằng cách tác động lên các huyệt đạo và kinh lạc, giúp giảm triệu chứng khó chịu (chảy nước mũi, ngạt mũi, sổ mũi, đau nhức xoang,…) và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Công dụng của bấm huyệt

Cơ thể người được bao phủ bởi một mạng lưới kinh mạch và huyệt đạo phức tạp. Xoa bóp, bấm huyệt là kỹ thuật sử dụng bàn tay, ngón tay để tác động lên các huyệt, vùng da, cơ, gân và khớp. Phương pháp này không chỉ mang lại cảm giác thư giãn mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có viêm xoang.

Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt, các tác động cơ học giúp làm giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn tại khu vực xoang bị viêm, góp phần chống viêm và giảm phù nề hiệu quả. Chính vì vậy, xoa bóp bấm huyệt được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe cho người bị viêm xoang.

Bấm huyệt tác động lên các huyệt đạo kích thích dòng chảy khí huyết, giảm áp lực tại xoang, từ đó giúp các hốc xoang thông thoáng hơn.

Hướng dẫn bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp không khó thực hiện, có thể áp dụng tại nhà để cải thiện các triệu chứng viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Phương pháp này tập trung vào các huyệt vùng mặt và một số huyệt ở các kinh lạc xa hơn, giúp lưu thông khí huyết, giải quyết ứ đọng dịch mủ và hỗ trợ phục hồi tạng phủ. Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Nhất Nam Y Viện chỉ ra các huyệt cần tác động:

  • Huyệt Ấn Đường

Vị trí: Nằm giữa hai lông mày.

Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái xoa tròn nhẹ nhàng vùng huyệt. Cường độ vừa phải, đủ để cảm nhận hơi tức mà không đau. Sau đó kéo ngón tay dọc sang hai bên trán. Bấm huyệt 1-2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 phút. 

Tác dụng: Bấm huyệt Ấn Đường có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết tại vùng trán và mũi, giúp dẫn lưu dịch nhầy, giảm tình trạng tắc nghẽn mũi thường gặp ở người bị viêm xoang. Tác động lên huyệt này hỗ trợ làm dịu cơn đau đầu, đau nhức vùng trán và quanh mũi – triệu chứng phổ biến do áp lực xoang gây ra.

  • Huyệt Nghinh Hương 

Vị trí: Nằm ở hai bên cánh mũi, ngay đường tiếp giáp giữa cánh mũi và má.

Cách thực hiện: Sử dụng đầu ngón tay ấn vào huyệt với lực vừa phải, cảm nhận hơi tức nhẹ nhưng không gây đau. Giữ lực bấm trong khoảng 10-15 giây, sau đó thả lỏng và lặp lại từ 5-10 lần. Sau khi bấm huyệt, dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để tăng cường lưu thông khí huyết và giúp thư giãn vùng xoang.

Tác dụng: Huyệt Nghinh Hương nằm gần chân cánh mũi, khi được tác động sẽ giúp thông thoáng đường thở, giảm tình trạng ngạt mũi do dịch nhầy ứ đọng. Việc day ấn huyệt này kích thích tuần hoàn máu tại vùng mũi, tăng cường dẫn lưu dịch xoang và giảm phù nề.

  • Huyệt Nhân Trung

Vị trí: Chính giữa rãnh lõm nối liền giữa sống mũi và môi trên.

Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ ấn vào huyệt Nhân Trung với lực vừa phải, cảm nhận hơi tức nhẹ nhưng không gây đau. Giữ lực ấn trong khoảng 10-15 giây. Sau khi bấm, dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn từ 10-15 giây để tăng cường lưu thông máu và làm dịu vùng mũi.

Tác dụng: Khi bấm huyệt Nhân Trung, khí huyết được lưu thông, giúp giảm tình trạng tắc nghẽn mũi, làm thông thoáng đường thở, cải thiện cảm giác khó chịu do ngạt mũi. Tác động vào huyệt Nhân Trung giúp giảm cảm giác đau nhức, áp lực ở vùng xoang mũi, đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp viêm xoang cấp tính.

  • Huyệt Thái Dương

Vị trí: Từ đuôi mắt kéo sang bên thái dương, phía ngoài cung lông mày.

Cách thực hiện: Nhắm mắt và dùng ngón tay trỏ vuốt phần da mi từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Lặp lại động tác từ 45 đến 50 lần, các tình trạng như căng thẳng, nhức mỏi mắt sẽ thuyên giảm rõ rệt, đặc biệt là với người thường xuyên ngồi trước màn hình máy tính. Lấy ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng xoa dọc theo đường cánh mũi hướng lên trán rồi kéo xuống, thực hiện động tác lặp đi lặp lại 50 lần.

Tác dụng: Bấm huyệt Thái Dương giúp kích thích tuần hoàn máu ở vùng đầu mặt, làm giảm áp lực và đau nhức tại các xoang trán, xoang bướm, đặc biệt là cảm giác đau âm ỉ ở thái dương thường gặp ở người bị viêm xoang. Việc bấm huyệt Thái Dương còn giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết ở vùng mặt và xoang, giảm phù nề và tắc nghẽn mạch máu tại khu vực bị viêm, giúp làm dịu các triệu chứng ngạt mũi, khó thở.

  • Huyệt Bách Hội

Vị trí: Từ đỉnh hai vành tai kéo thẳng lên đỉnh đầu, điểm giao nhau chính là huyệt.

Cách thực hiện: Bàn tay thuận nắm hờ, ngón giữa hơi khum lại đặt lên vị trí huyệt với góc 90 độ. Lấy phần gốc bàn tay, nằm gần cổ tay áp vào phía trên tai để làm điểm tựa. Dùng ngón giữa ấn và day huyệt theo hình tròn, chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút

Tác dụng: Bấm huyệt Bách Hội giúp kích thích tuần hoàn máu từ vùng đầu, cải thiện sự dẫn lưu dịch trong các xoang mũi, giảm tình trạng ứ đọng và ngạt mũi. Huyệt Bách Hội được xem là điểm cân bằng năng lượng, giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm các cơn đau xoang hoặc căng tức vùng đầu mặt.

  • Huyệt Phong Trì

Vị trí: Nằm ở vùng lõm sau gáy, sát chân tóc.

Cách thực hiện:  Đặt hai ngón tay cái lên hai huyệt Phong Trì. Dùng lực vừa phải để ấn vào huyệt, sau đó xoa bóp theo hình tròn (theo chiều kim đồng hồ) khoảng 1-2 phút. Có thể thực hiện nhấn – giữ trong khoảng 10 giây, sau đó thả lỏng và lặp lại động tác 3-5 lần.

Tác dụng: Tác động vào huyệt Phong Trì giúp giảm đau đầu, căng thẳng vùng cổ gáy, đồng thời cải thiện cảm giác đau nhức vùng mặt và trán thường gặp ở người bị viêm xoang. Kích thích huyệt Phong Trì hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu ở vùng đầu và cổ, giúp giảm hiện tượng ứ đọng dịch trong xoang mũi và cải thiện tình trạng ngạt mũi.    

Cách bấm huyệt phong trì

  • Huyệt Hợp Cốc

Vị trí: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ ở mu bàn tay.

Cách thực hiện: Giữ huyệt trong khoảng 2 giây rồi thả lỏng. Sau đó, tiếp tục bấm và lặp lại từ 2 – 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể day huyệt với một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ. 

Tác dụng: Bấm huyệt Hợp Cốc giúp làm dịu các cơn đau đầu, đau vùng trán, mũi và mặt – những triệu chứng phổ biến ở người bị viêm xoang. Huyệt Hợp Cốc có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giúp giải quyết tình trạng ứ trệ ở các hốc xoang. Tác động lên huyệt Hợp Cốc còn giúp kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, điều hòa khí huyết, từ đó hỗ trợ chống viêm và giảm các triệu chứng dị ứng thường gặp ở viêm xoang.

Lưu ý khi bấm huyệt:

  • Không bấm huyệt khi cơ thể quá mệt, quá no, hoặc đang sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Thư giãn tinh thần, luôn tập trung vào hành động day bấm huyệt. Xác định đúng vị trí của huyệt. Lưu ý, tư thế bấm huyệt rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị nên người bệnh cần tuân thủ.
  • Nên thực hiện bấm huyệt ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối), mỗi lần từ 10-30 phút.
  • Đảm bảo tay sạch và không có tổn thương trước khi thực hiện xoa bóp.

Bấm huyệt và vệ sinh mũi xoang pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng viêm xoang, viêm mũi dị ứng tái phát. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên thực hiện đúng kỹ thuật và kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh nếu cần tư vấn và điều trị bệnh lý viêm xoang xin vui lòng liên hệ:

 

CÓ THỂ BẠN CẦN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *