Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô phổ biến nhất hiện nay
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChàm khô là một trong những bệnh ngoài da cần được xử lý nhanh chóng. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp bạn làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nứt nẻ và bong tróc trên da do bệnh chàm khô gây ra. Vậy có những loại thuốc chữa bệnh chàm khô nào và nên sử dụng ra sao? Tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về 7 loại thuốc hiệu quả nhất hiện nay!
7 loại thuốc trị chàm khô hiệu quả và nhanh chóng
Chàm khô là một bệnh lý về da đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, khô ráp, mẩn đỏ và bong tróc. Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ việc tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng ngoài môi trường như chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm,… hoặc do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, độ ẩm thấp. Do đó, các triệu chứng chàm khô thường xuất hiện ở những vùng da ít được che phủ như da mặt, tay và bàn chân.
Hiện có rất nhiều phương pháp giúp đẩy lùi các triệu chứng do chàm khô gây ra. Dưới đây là top 7 loại thuốc trị chàm khô được nhiều người bệnh đánh giá tốt nhất hiện nay.
Các loại kem dưỡng ẩm và phục hồi làn da
Bệnh chàm khô thường xảy ra ở những người bị thiếu hụt Filaggrin – một hoạt chất có vai trò giữ gìn hàng rào bảo vệ. Khi cơ thể thiếu Filaggrin, khả năng miễn dịch tự nhiên của da sẽ suy giảm một cách đáng kể, tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng và kích ứng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, khiến nhiều vùng da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ, bong tróc, khô ráp và ngứa ngáy liên tục.
Chính vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc trị chàm khô dạng nhẹ, có khả năng bổ sung lượng Filaggrin thiếu hụt cho da là hết sức quan trọng. Người bệnh nên tìm đến những loại kem bôi có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi làn da từ sâu bên trong. Khi làn da được đảm bảo đủ độ ẩm, hàng rào bảo vệ bị tổn thương sẽ nhanh chóng được tái tạo và hồi phục.
Không những vậy, những sản phẩm này có có tác dụng làm mềm và xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da. Bạn cần cân nhắc lựa chọn những sản phẩm kem dưỡng có chứa các thành phần sau đây:
- Glycerin: Đây là một thành phần dưỡng ẩm cơ bản không thể thiếu trong các sản phẩm kem dưỡng da. Với khả năng cấp ẩm sâu cho da, hoạt chất này hỗ trợ giảm nhanh tình trạng khô ráp, bong tróc đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ mỏng để ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước.
- Dầu khoáng hay Mineral Oil: Dầu khoáng là thành phần dưỡng ẩm phù hợp với những trường hợp bị chàm khô dẫn đến tình trạng nứt nẻ và ngứa ngáy nhiều. Tương tự như Glycerin, dầu khoáng cũng có khả năng khóa ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Đồng thời, hạn chế sự xâm nhập của các dị nguyên bên ngoài.
- Kẽm Oxit: Thành phần này có tác dụng hạn chế kích ứng, làm dịu da và sát trùng nhẹ, thường có mặt trong các sản phẩm dưỡng ẩm dành cho những người bị bệnh chàm khô, nổi mề đay hoặc viêm da tiếp xúc.
- Một số thành phần dưỡng ẩm khác như Vitamin B3, B5, E, nước khoáng tự nhiên, chiết xuất rau má, yến mạch và một số khoáng chất như Đồng Sulfate, Acid Hyaluronic,…
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm kem dưỡng lành tính đang được nhiều người sử dụng hiện nay như:
- Dexeryl kem trị chàm khô và chàm sữa.
- Kem dưỡng hỗ trợ phục hồi làn da A-Derma Dermalibour.
- Kem Cicabio của hãng Bioderma.
- Kem dưỡng da Cicalfate của hãng Avene.
Thuốc bôi có chứa Corticoid trị chàm khô
Thuốc bôi chứa Corticoid thường được chỉ định để điều trị một số bệnh lý da liễu có dấu hiệu mãn tính như ngứa ngáy, đỏ rát, bong tróc da. Đây cũng là một loại thuốc trị chàm khô cực kỳ hiệu quả, giúp người bệnh kiểm soát nhanh tình trạng ngứa ngáy và hạn chế tổn thương lan rộng
Thuốc Corticoid đường bôi có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự xâm nhập của các dị nguyên bên ngoài. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc quá mức, người bệnh có thể gặp một số tác dụng như:
- Rạn da, rậm lông và làm giảm sắc tố da ở những vùng bị chàm.
- Viêm nang lông, mụn trứng cá nổi ồ ạt và giãn nở mao mạch.
Với những trường hợp nặng, dùng thuốc trị chàm khô chứa Corticoid liều cao trong thời gian quá dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể, nhiễm khuẩn và nấm trên da. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc trị chàm khô chứa Corticoid thường được các bác sĩ da liễu chỉ định bao gồm:
- Fucicort.
- Gentrisone.
- Beprosone.
- Kem Eumovate.
Khi dùng các loại thuốc này, bạn cũng cần tránh những vùng da xung quanh mắt, vị trí có vết thương hở và nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
MUỐN TRỊ DỨT ĐIỂM CHÀM KHÔ KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ, KHÔNG DÙNG THUỐC TÂY?
Thuốc trị chàm khô có chứa Acid Salicylic
Acid Salicylic là một loại Beta Hydroxy Acid hay còn gọi là BHA, có tác dụng sát khuẩn nhẹ và loại bỏ lớp da bị bong tróc, dày sừng ở những người bị bệnh chàm khô. Khi thoa lên da, loại axit này sẽ nhanh chóng làm mềm và phá hủy các tế bào ở thượng bì da. Từ đó, loại bỏ các tế bào tổn thương, giúp giảm nhanh hiện tượng dày sừng, khô ráp và nứt nẻ da.
Acid Salicylic thường không được chỉ định sử dụng một cách riêng lẻ mà cần phối hợp với một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chứa Corticoid. Sự kết hợp này sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết, tao điều kiện cho Corticoid thẩm thấu và phát huy tối đa tác dụng. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm do chàm khô gây ra.
Một số loại thuốc bôi chứa Acid Salicylic thường được chỉ định trong các đơn thuốc điều trị bệnh chàm khô bao gồm:
- Thuốc mỡ Benzosali, thuốc mỡ chứa Acid Salicylic 5% hoặc Lotusalic.
- Thuốc bôi ngoài da Beprosalic.
- Diprosalic Ointment và kem Betacylic.
Những loại thuốc này không phù hợp với những trường hợp tổn thương đã phát triển trên diện rộng, người có tiền sử quá mẫn với các loại thuốc chứa Aspirin và sản phẩm có BHA.
Thuốc trị chàm khô có tác dụng ức chế Calcineurin
Đây là một trong những loại thuốc trị chàm khô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhóm thuốc ức chế Calcineurin có tác dụng tương tự như Corticoid nhưng thường không gây da nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loại thuốc này. Do đó, thuốc ức chế Calcineurin và thuốc chứa Corticoid thường được dùng xen kẽ với nhau để giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
Loại thuốc này được điều chế dưới dạng kem bôi với hai loại chính:
- Tacrolimus: Được bào chế từ vi khuẩn Streptomyces Tsukuba Ensis, với hàm lượng an toàn là 0.1% và 0.03%.
- Pimecrolimus: Đây là một dẫn xuất của Ascomycin, có cấu tạo như Tacrolimus nhưng được tạo ra từ vi khuẩn Streptomyces với hàm lượng 1%.
Tuy không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như Corticoid, thuốc bôi trị chàm khô ức chế Calcineurin vẫn có thể kèm theo một số biến chứng như nổi ban đỏ, dị cảm, ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức trên da.
Thuốc kháng Histamin H1 cho người bị chàm khô
Histamin là một hoạt chất trung gian có khả năng giảm ngứa và kiểm soát các phản ứng viêm nhiễm trên da. Ở bệnh nhân bị chàm khô, theo cơ chế tự nhiên, Histamin sẽ được phóng thích vào da và gây ra tình trạng ngứa ngáy với mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp ngứa dữ dội, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng Histamin để cải thiện tình trạng này.
Thuốc có hai nhóm chính là hệ H1 và H2 trong đó nhóm H2 thường ít gây buồn ngủ hơn so với H1, một số tên thuốc người bệnh nên tham khảo:
- Thuốc kháng Histamin hệ H1: Promethazin, Diphenhydramin, Clorpheniramin,…
- Thuốc kháng Histamin hệ H2: Fexofenadin, Loratadin, Cetirizin,…
Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng giảm ngứa nhất thời, do đó thường được sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng từ 3 – 5 ngày.
Thuốc trị chàm khô đường uống
Bên cạnh các loại thuốc trị chàm khô đường bôi, người bệnh có thể kết hợp thêm một số loại thuốc uống để chữa bệnh như:
Thuốc chống ngứa: Siro Théralène, Chlorpheniram và Siro Phenergan. Các loại thuốc này thường được sử dụng trong giai đoạn da bị ngứa rát khiến người bệnh khó chịu.
Thuốc kháng sinh: Amoxicillin và Cephalosporin. Nhóm thuốc này thường được dùng khi da có biểu hiện nứt rát, bong tróc và chảy móc, nhằm hạn chế tổn thương lan rộng và chống bội nhiễm.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh chàm khô
Thuốc trị chàm khô thường được chỉ định để giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, khô ráp và bong tróc trên da. Đồng thời, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro khi dùng thuốc, người bệnh cũng nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:
- Ngoại trừ các sản phẩm kem dưỡng, thuốc trị chàm khô chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định. Nếu lạm dụng quá mức trong thời gian dài, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
- Việc sử dụng thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bạn nên kiên trì sử dụng thêm các loại kem dưỡng, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng bên ngoài.
- Trong thời gian điều trị chàm khô bằng thuốc, nếu phát hiện cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy chủ động liên hệ và đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Ngoài các loại thuốc trị chàm khô theo Tây Y, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc theo Y học cổ truyền để cải thiện tình trạng bệnh từ sâu bên trong. Động thời hạn chế những rủi ro mà thuốc Tây có thể mang lại.
- Tổn thương do chàm khô rất dễ tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm, vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần chủ động điều trị từ sớm để giảm nguy cơ biến chứng.
Trên đây là top 7 loại thuốc trị chàm khô được nhiều người sử dụng và đánh giá cao. Trước khi dùng thuốc, bạn nên đọc kỹ các thông tin trên bao bì của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều lượng và cách dùng hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!