Viêm loét dạ dày ở trẻ em
Những bệnh về tiêu hóa, nhất là đau dạ dày tưởng như chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh dạ dày ngày càng tăng và khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy viêm loét dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ, mời bạn tham khảo bài viết sau đây!
Giải đáp viêm loét dạ dày ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày ở trẻ em là tình trạng dạ dày của trẻ em bị tổn thương, bởi lớp niêm mạc ở thành trong dạ dày đang bị bào mòn, viêm nhiễm và xuất hiện các vết lở loét. Tình trạng này khiến bé phải chịu những cơn đau đớn, âm ỉ thành từng cơn ở vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua hay nặng hơn là nôn ói ra máu.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, khái niệm viêm loét dạ dày ở trẻ em thường không nhắm vào một vị trí cụ thể. Nó có thể xảy ra ở nhiều vùng khác nhau như: Bờ cong lớn hay bờ cong nhỏ dạ dày, thượng vị, môn vị hay vùng lân cận như thực quản, tá tràng.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, với trẻ em sức đề kháng còn chưa hoàn thiện nên mức độ nguy hiểm càng cao hơn. Trẻ có thể bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay hẹp môn vị. Đặc biệt với bệnh nhân dưới 7 tuổi, trẻ sơ sinh thì gây tác động rất lớn đến sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
Vậy nên, cha mẹ càng cần chú ý quan tâm tới những dấu hiệu bất thường của con để nhanh chóng làm các xét nghiệm chẩn đoán, phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Việc này cũng góp phần ngăn ngừa những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày ở trẻ em
Trẻ em bị viêm loét dạ dày do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Dưới đây các nguyên nhân cụ thể hơn:
Nhóm nguyên nhân nguyên phát
Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đều có liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn có roi, dễ kí sinh ở niêm mạc dạ dày, sinh sống rất lâu trong môi trường axit của dạ dày.
Khi bị vi khuẩn HP xâm nhập, chúng sẽ tiết ra Enzyme urease và nhiều độc tố khác khiến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy. Đồng thời chúng gây ức chế khả năng sản sinh các chất nhầy để bảo vệ niêm mạc khiến dạ dày của trẻ em ngày càng suy yếu, niêm mạc bị bào mòn và hình thành các vết loét tại đây.
Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn HP rất tốt, nhất là đối với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ em. Một khi trẻ em đã bị nhiễm khuẩn này thì cần rất kiên trì trong thời gian dài để điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nhóm nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân thứ phát của bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em là do:
- Sử dụng nhiều loại thuốc như aspirin, corticoides, kháng viêm không steroids,… Trẻ nhỏ thường xuyên bị cảm sốt nên bố mẹ dễ tự ý cho con dùng thuốc mà không chú ý đến hậu quả, dẫn đến sự thay đổi của axit dạ dày.
- Do bị choáng, suy thận, nhiễm trùng gây nên.
- Do sở thích ăn uống các đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thức ăn bị tồn đọng lâu ngày gây viêm nhiễm và lở loét.
- Dùng nước ngọt có gas thường xuyên không chỉ gây béo phì mà còn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày ở trẻ em.
- Tình trạng viêm loét dạ dày do vấn đề tâm lý, stress, căng thẳng, áp lực học tập, chuyện gia đình,… Nguyên nhân này có thể đến từ phụ huynh, trường học hay chính các em. Căng thẳng kéo dài dẫn đến axit tiết ra nhiều hơn và dần bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.
- Yếu tố di truyền cũng được một số kết quả nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
Để hạn chế những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em thì bạn cần nhận biết những dấu hiệu cảnh báo càng sớm càng tốt. Đặc biệt là cha mẹ khi những em nhỏ chưa đủ nhận thức được tính nghiêm trọng của bệnh. Một số dấu hiệu dễ thấy như:
Đau bụng
Đây gần như là triệu chứng phổ biến đầu tiên về các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Ở trẻ em, đau bụng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như chạy nhảy sau khi ăn no, do nhiễm giun sán hoặc đau ruột thừa,…
Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy căn cứ thêm những dấu hiệu khác mà đưa bé đi khám kịp thời. Theo số liệu thống kê cho thấy, có hơn 60% trẻ em nhập viện khi tình trạng viêm loét dạ dày đã kéo dài ít nhất 3 tháng. Khi đó, vết viêm loét đã ở giai đoạn nặng và việc chữa trị khó khăn hơn.
Một vài điểm khác biệt khi bị đau bụng do viêm loét dạ dày ở trẻ như:
- Cơn đau thường xuất hiện ở khu vực xung quanh hoặc trên rốn (khác với đau bụng giun thường đau dưới rốn, đau ruột thừa ở phía bụng phải).
- Thường bị đau bụng khi trẻ đang đói do các cơ trơn co thắt quá mức, gây tiết ra axit dịch vị tác động mạnh lên vết loét. Hay khi ăn quá no khiến bụng trẻ căng ra và chạm vào vết loét.
- Bụng âm ỉ khiến bé không ngủ được, khi đau dữ dội hơn làm bé thức giấc.
- Các cơn đau bụng cũng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào buổi đêm.
Ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng
Ợ hơi, ợ nóng hay ợ chua thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc uống nước có gas. Bé thường có cảm giác chua và đắng ở cổ họng rất khó chịu khi ợ. Tần suất xuất hiện triệu chứng này nhiều hơn khi bé nằm do dạ dày nằm ngang với thực quản khiến khí dễ đẩy lên và thoát ra ngoài.
Đồng thời dịch vị dạ dày khi trào ngược lên sẽ kích thích thực quản gây ngứa và đau rát cổ họng. Cảm giác chướng bụng, tức bụng cũng dễ gặp do thức ăn chưa tiêu hóa hết còn tồn đọng trong dạ dày. Từ đó, làm mất cảm giác thèm ăn, bé sẽ biếng ăn hơn.

Nôn ói
Dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện ở những trẻ dưới 2 tuổi bị viêm dạ dày do thức ăn bị trào ngược gây nôn. Bé có thể bị táo bón hay tiêu chảy, bỏ ăn, bỏ bú, không chơi đùa, mệt mỏi, vận động chậm chạp hơn.
Một số trường hợp vết loét dạ dày nặng đã biến chứng nặng, trẻ còn có thể nôn ra máu do xuất huyết dạ dày trong. Khi xuất hiện tình trạng này, hãy ngay lập tức đưa bé đi cấp cứu, nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đi ngoài phân đen hoặc đi ra máu
Nếu thấy bé đi ngoài phân đen hoặc kèm theo máu tươi tức là đã đang ở mức độ vô cùng nguy hiểm. Máu do xuất huyết dạ dày trong hết hợp với enzym trong dạ dày sẽ chuyển thành màu đen với mùi hôi rất khó chịu.
Xanh xao, sụt cân, chóng mặt
Hệ tiêu hóa đặc biệt là khi dạ dày có vấn đề, bé sẽ chán ăn kèm theo tình trạng đau bụng khiến bé rất mệt mỏi. Lượng dinh dưỡng nạp vào không đủ khiến bé trông gầy guộc, sút cân và sẽ phát triển chậm hơn hơn so với lứa tuổi.
Cộng thêm tình trạng đau bụng nếu xuất hiện về đêm có thể khiến bé mất ngủ, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống. Với bé đã ở độ tuổi đi học, bệnh sẽ khiến bé hay bị chóng mặt, đau đầu, mất tập trung và ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức.
Chẩn đoán và cách điều trị loét dạ dày ở trẻ
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh viêm dạ dày, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là cách chẩn đoán và hướng điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em.
Chẩn đoán bệnh lý
Phương pháp nội soi dạ dày tá tràng là tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Trong y khoa hiện nay thì đây được coi là biện pháp chính xác và an toàn nhất.
Ngoài phương pháp chính được áp dụng thì bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân, phát hiện lượng vi khuẩn HP có trong dạ dày thông qua các xét nghiệm Clo test, mô bệnh học, nuôi cấy vi khuẩn,…
Sau khi chẩn đoán đúng bệnh và nguyên nhân gây bệnh thì có một số hướng điều trị viêm dạ dày cho trẻ em như sau:
Điều trị bằng Tây y
Bên cạnh bài thuốc Đông y kể trên, có thể dùng thuốc Tây y giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe thế chất cũng như tinh thần của trẻ.
Một số loại thuốc được chỉ định điều trị cho trẻ em bị viêm loét dạ dày thường dùng bao gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, PPI (omeprazole), RBC, Metronidazol, Clarithromycin, Bismuth subsalicylate, Ranitidin bismuth citrat, Tetracycline.

Phác đồ điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa áp dụng riêng với từng bệnh nhân khác nhau. Khi sử dụng thuốc Tây, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới hàm lượng theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể tác động xấu tới chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh của bé. Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần hoặc thấp hơn cho trẻ em.
Mẹo dân gian điều trị viêm dạ loét dạ dày tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số mẹo dân gian cũng có thể áp dụng để giúp trẻ hạn chế những triệu chứng hay những cơn đau do viêm loét dạ dày gây nên như:
Massage bụng
Massage bụng giúp giảm lượng hơi dư thừa ở dạ dày hiệu quả; trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và kích thích ăn ngon miệng hơn. Mẹo này có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn đều được.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên hãy cho bé nằm ngửa trên giường, dùng 1 – 2 giọt tinh dầu (tràm, gừng, bạc hà) xoa đều cho lòng bàn tay ấm dần lên.
- Xoay tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ trong rốn ra ngoài bụng nhẹ nhàng.
- Làm liên tục trong khoảng 5 – 10 phút để làm giảm để thấy được hiệu quả.
Lưu ý không nên áp dụng mẹo này cho trẻ ngay sau khi ăn xong.
Dùng nước vỏ quýt
Thành phần trong vỏ quýt giúp trị chứng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ. Mẹo này thích hợp hơn cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Cách thực hiện:
- Dùng 3 – 5 miếng vỏ quýt khô đem rửa sạch với nước ấm, thái sợi mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong vòng 15 – 20 phút.
- Cuối cùng gạn lấy phần nước trong, lọc bỏ vỏ quýt và cho bé uống khi còn ấm.
Lưu ý, phụ huynh nên chọn vỏ quýt sạch, có nguồn gốc rõ ràng, phơi khô để dùng sẵn, tránh gây tác dụng ngược.
Chườm tỏi
Tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày. Bởi vậy, cha mẹ có thể cho bé chườm tỏi để giảm nhanh các cơn đau.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ tỏi đem nướng chín rồi bọc vào vải và chườm lên bụng bé.
- Lưu ý, dạ trẻ em rất nhạy cảm và mỏng nên không áp dụng mẹo này cho trẻ sơ sinh để tránh gây bỏng rát.
Uống nước gừng
Gừng có tính ấm, giải độc tốt và kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, đẩy khí xuống ruột non nhanh hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 – 3 lát gừng mỏng pha cùng nước nóng và cho bé uống.
- Lưu ý, chỉ cho trẻ trên 3 tháng tuổi mới được uống nước gừng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày
Để quá trình điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em hiệu quả thì các bậc phụ huynh nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý thông qua những nguyên tắc sau:
- Khẩu phần ăn cho trẻ cầm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng theo độ tuổi, cân nặng. Ngoài ra, cần bổ sung vitamin, vi chất, muối khoáng.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, một vài bữa ăn nhanh, bữa phụ để giảm gánh nặng tiêu hoá cho dạ dày. Thức ăn cần nấu nhuyễn nhừ, nghiền nát, nên chọn những món như cháo, canh, ninh om,…
- Hạn chế cho trẻ uống đồ uống có ga dù đó là sở thích của nhiều trẻ em.
- Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng, sữa tươi, sữa chua nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày và đường ruột.
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày: lạp xưởng, xúc xích, thức ăn dai cứng, nhiều xơ sợi, thịt gân sụn, rau sống, thực phẩm tái sống (nem, gỏi sống), hoa quả chua,…
- Không tập cho trẻ ăn cơm quá sớm, hãy cho trẻ ăn cháo và món mềm đến khi mọc đủ 16 răng sữa (thường khoảng 19 tháng).
- Tập cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ mà không nuốt chửng thức ăn, tăng nặng gánh cho dạ dày.
Chữa viêm loét dạ dày cho trẻ em ở đâu uy tín, chất lượng
Để thực hiện thăm khám và điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em, bạn cần tới những địa chỉ uy tín nhất. Dưới đây là top 5+ địa chỉ gợi ý cho bạn:
Nhất Nam Y Viện – Đơn vị SỐ 1 chữa viêm loét dạ dày tại Hà Nội
Một trong những địa chỉ chữa viêm loét dạ dày được nhiều người bệnh lựa chọn thăm khám nhất hiện nay là Nhất Nam Y Viện. Đơn vị phục dựng thành công mô hình khám chữa bệnh của Thái Y Viện triều Nguyễn. Người bệnh từ Bắc vào Nam có thể yên tâm điều trị bởi đơn vị phát triển 2 cơ sở chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đến với Nhất Nam Y Viện, người bệnh sẽ được các bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW trực tiếp thăm khám và điều trị như TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, TTƯT – Bác sĩ CKII Lê Thị Phương, TTƯT – Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, TS.BS Nguyễn Thị Thư,….

Địa chỉ khám bệnh:
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy
- Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức
Bệnh viện Nhi Trung ương:
Địa chỉ: 18 ngõ 879 Đường La Thành, p.Láng Thượng, q.Đống Đa, Hà Nội.
Đây là bệnh viện tuyến đầu về khả năng thăm khám và điều trị bệnh tật cho trẻ em toàn quốc. Người nhà có thể đưa trẻ đến đây để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Xanh Pôn:
Địa chỉ: Tầng 3 nhà E – 12 Chu Văn An, Điện Biên, q.Ba Đình, Hà Nội.
Khoa Nhi tổng hợp của Bệnh viện Xanh Pôn được thành lập năm 1965 phục vụ công tác điều trị nội trú cho tất cả trẻ em từ 0 – 15 tuổi từ tất cả các bệnh viện tuyến dưới của Hà Nội gửi đến. Chất lượng y tế được khẳng định giúp bạn yên tâm để cho trẻ điều trị tại đây.
Bệnh viện Nhi Đồng 1:
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng nhất, cũng là bệnh viện tuyến cuối về nhi khoa do Sở Y tế TPHCM trực tiếp quản lý. Hệ thống máy nội soi của bệnh viện vô cùng hiện đại và cho kết quả chính xác.
Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc:
Trung tâm chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh tật bằng các bài thuốc Đông y cổ truyền hiệu nghiệm và an toàn tuyệt đối. Có hàng trăm bệnh nhi đã đến đây và được điều trị thành công viêm loét dạ dày tá tràng.
Địa chỉ liên hệ:
- Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân, Hà Nội
- Số 145 Hoa Lan, phường 2, q.Phú Nhuận, TP.HCM
- Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh bổ sung những kiến thức bổ ích vào cẩm nang bệnh tật của trẻ. Từ đó, có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc chú ý các triệu chứng và điều trị sớm bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Đừng để bệnh dạ dày khiến con mình phải gánh chịu những cơn đau đớn.