Đau Nửa Đầu Sau

Rất nhiều người bị đau nửa đầu sau và nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể xử lý được nếu như áp dụng đúng cách chữa, đồng thời bạn giữ được lối sống khoa học, lành mạnh.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu sau phổ biến

Đau nửa đầu phía sau là một trong những thể của bệnh đau nửa đầu. Người bệnh có thể bị đau nửa đầu sau trái hoặc đau nửa đầu sau phải. Tình trạng này xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:

dau dau nua sau
Tình trạng bị đau nhức đầu phía sau chủ yếu do lối sống không khoa học

  • Do căng thẳng kéo dài: Đau nửa đầu phía sau có thể do bạn stress kéo dài, làm việc quá sức, thức khuya, căng thẳng, từ đó gây ức chế dần thần kinh và làm đầu ê ẩm.
  • Ngồi sai tư thế: Ngồi sai tư thế làm việc, cúi quá sát trước màn hình máy tính cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nửa đầu phía sau.
  • Mang vác nặng: Mang vác nhiều vật nặng không những làm tổn thương vùng vai gáy mà còn tăng nguy cơ bị đau đầu.
  • Gối đầu cao: Nếu bạn duy trì tình trạng gối đầu cao trong một thời gian dài thì rất có thể sẽ bị đau nửa đầu.

Đau nửa đầu phía sau là bệnh gì?

Bên cạnh những nguyên nhân gây đau nhức nửa đầu kể trên, các chuyên gia cho biết tình trạng này có thể đang cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như sau:

  • Bệnh u não: Hiện tượng đau nửa đầu sau kèm u tai thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u não. Khối u này có mặt gây đè nén và làm chức năng tuần hoàn máu bị suy giảm, khiến cơn đau dữ dội hơn.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Khi bị thoái hóa đốt sống, không chỉ đau mỏi vùng vai gáy, cổ thì bạn cũng sẽ bị những cơn đau đầu làm phiền. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ, kéo dài hoặc thoáng qua. Nếu như bạn ngồi lâu ở một tư thế, vận động sai tư thế thì tình trạng đau nửa đầu sẽ nặng hơn.
  • Đau nửa đầu Migraine: Đau nửa đầu phải sau, trái sau cũng có thể do bị đau đầu Migraine. Tình trạng này đặc trưng bởi những cơn đau nhói, giật ở nửa đầu và sẽ lây lan sang gáy, đỉnh đầu, kèm theo tình trạng buồn nôn, ù tai....

dau dau nua sau
Tình trạng này có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, liên quan đến não

Ngoài những bệnh lý này, tình trạng đau nửa đầu sau cũng có thể cảnh báo các bệnh khác như: Tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp, hội chứng nhiễm siêu vi, viêm màng não,....

Thường xuyên đau nửa đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Thực tế, đau nửa đầu không quá nguy hiểm và bạn chỉ cần điều chỉnh lối sống, nghỉ ngơi nhiều hơn là có thể khắc phục được tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, nếu như bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám ngay bởi có thể lúc này bạn đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến não và cột sống.

Theo chuyên gia, nếu xuất hiện những biểu hiện sau đây thì nên đi khám tại những cơ sở uy tín:

  • Đau nửa đầu sau và buồn nôn kéo dài, đau dữ dội.
  • Cơn đau tăng về tần suất và cường độ đau.
  • Có các triệu chứng khác ngoài đau đầu như sốt, nôn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng, cứng gáy....
  • Bị rối loạn ý thức, hành vi của bản thân.
  • Vận động kém, khó đi lại và đi không vững vàng,....

dau dau nua sau
Người bệnh cần đi khám ngay khi thấy đau đầu kéo dài và dữ dội

Gợi ý những cách chữa đau nửa đầu sau hiệu quả

Khi đi khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm và chụp chiếu liên quan. Mục đích chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Theo đó, nếu như hay bị đau nửa đầu sau gáy thì bạn có thể tham khảo những cách chữa sau đây:

Áp dụng mẹo đơn giản tại nhà

Đau đầu có thể xử lý đơn giản bằng cách mẹo tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực sự phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có quá nhiều triệu chứng nặng và cơn đau cũng chưa xuất hiện quá nhiều.

Chườm lạnh

Cách làm này cũng có thể áp dụng cho những ai bị đau nửa đầu sau gáy sau sinh, đau nửa đầu khi mang thai vì nó lành tính, an toàn. Hơi lạnh sẽ giúp làm tan nhanh cơn đau và giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách thực hiện

  • Dùng 1 chiếc khăn lạnh bọc đá sau đó đặt lên trán khoảng 10 - 15 phút.
  • Nghỉ ngơi thêm 10 - 15 phút nữa rồi mới tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo.

Hạn chế dùng thiết bị điện tử

Khi đang bị đau nhức đầu, việc dùng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, tivi,... sẽ khiến bạn khó chịu và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nhìn lâu vào màn hình cũng làm bạn bị mỏi mắt, nhức đầu. Chính vì thế, bạn nên hạn chế dùng các thiết bị này, tốt nhất bạn hãy để mắt cũng như thần kinh được nghỉ ngơi.

Sử dụng chanh

Quả chanh có công dụng rất tốt trong việc trị đau nhức đầu. Mùi thơm dịu nhẹ từ chanh cũng sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn hơn rất nhiều.

dau dau nua sau
Quả chanh có công dụng rất tốt trong việc trị đau nhức đầu

Cách thực hiện

  • Bạn pha một cốc nước chanh tươi và sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Cách thứ 2 là dùng vỏ chanh giã nhỏ và sử dụng để đắp lên trán rồi thư giãn.

Sử dụng thuốc Tây

Có khá nhiều loại thuốc chữa đau nửa đầu sau gáy và cho hiệu quả khá tốt. Đây cũng là cách được nhiều người lựa chọn vì nó cho hiệu quả nhanh, cách dùng cũng nhanh chóng và dễ mua. Nếu bị đau nhức đầu kéo dài bạn có thể tham khảo những thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc như Aspirin, Acetaminophen,...
  • Thuốc trị đau đầu: Fenoprofen, Flurbiprofen, Ibuprofen, Ketoprofen, Nabumetone, Diclofenac, Ketorolac....
  • Một số thuốc khác: Metaxalone, Cyclobenzaprine, Methocarbamol,....

Khi dùng thuốc Tây để chữa bệnh đau đầu, bạn lưu ý dùng đúng liều lượng, không lạm dụng quá nhiều vì sẽ gây nghiện.

Các bài thuốc Đông y chữa đau nửa đầu sau

Theo Đông y, bệnh đau đầu do âm, dương, khí huyết làm tổn thương não bộ, ngũ quan không được nuôi dưỡng đầy đủ. Bên cạnh đó, chức năng của những cơ quan trong cơ thể suy yếu cũng tạo điều kiện để đau đầu xuất hiện.

dau dau nua sau
Đông y - giải pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả cao

Các bài thuốc chữa bệnh chủ yếu sẽ dùng thảo dược tự nhiên, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp cơ thể thoải mái, khoan khoái, tinh thần ổn định, phòng ngừa bệnh tái phát.

  • Bài thuốc số 1: Dùng đẳng sâm, thăng ma, sinh khương, bạch chỉ, phòng phong, bạch truật, trần bì, phụ tử, khương hoạt, kinh giới, sài hồ, chích thảo, xuyên khung, hoàng kỳ, quy xuyên, tang diệp, tế tân sắc cùng 700ml nước rồi dùng uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: Dùng bạch linh, sài hồ, chi tử, bạch chỉ, hoàng cầm, trần bì, bạc hà, xuyên khung, đương quy, màn kinh, đại hoàng, đan bì, thạch cao, cúc hoa. Tất cả thuốc dùng sắc với 500ml nước và sử dụng mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 3: Dùng chi tử, tang ký sinh, kỷ tử, hoàng cầm, dạ giao đằng, hạ khô thảo, ngưu tất, bạch linh, ích mẫu, cúc hoa. Thuốc dùng sắc cùng nước mỗi ngày 1 thang rồi dùng để uống hàng ngày.

Cách phòng ngừa cơn đau nửa đầu ở phía sau

Tình trạng đau nửa đầu sau có thể phòng ngừa bằng việc bạn giữ lối sống khoa học, lành mạnh, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng.

  • Không làm việc quá sức, giữ tinh thần luôn tỉnh táo, khi ngồi làm việc hãy ngồi đúng tư thế.
  • Không nhìn vào màn hình máy tính quá lâu, nên nhìn 20 phút rồi nghỉ và tiếp tục công việc.
  • Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, hoa quả, nước ép trái cây mỗi ngày.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Mỗi tối có thể massage đầu trước khi đi ngủ để thư giãn hơn, tránh bị đau nhức.
  • Đừng quên đi khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, có hướng điều trị sớm nếu không may mắc bệnh nào đó.

dau dau nua sau
Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tái phát

Đau nửa đầu sau là bệnh lý không phải hiếm và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Chính vì thế, bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học để phòng bệnh. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Bị đau đầu có rất nhiều cách chữa trị, trong đó dùng tỏi được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu này thường có sẵn. Vậy cách chữa đau đầu bằng tỏi như thế nào…

Xem chi tiết

Đau đầu 2 bên thái dương là hiện tượng khá phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Chúng gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Bởi đau đầu ở…

Xem chi tiết

Đau đầu R51 là một bệnh lý đau đầu thường gặp, được gọi với tên ký hiệu quốc tế để quản lý và thống kê bệnh nhân. Vậy chứng đau đầu này có phải là…

Xem chi tiết

Đau đầu migraine ở trẻ em đặc biệt thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh. Cơn đau đầu còn kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như…

Xem chi tiết

Đau đầu căng cơ là tình trạng đau đầu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, phổ biến nhất là người lớn và trẻ vị thành niên. Những cơn đau…

Xem chi tiết

Bị nhức đầu sau gáy bên trái là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Theo thống kê, những người làm văn phòng, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Để hiểu…

Xem chi tiết

Đau đầu về chiều là một hiện tượng phổ biến, chúng khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng vì không biết chính xác nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau đầu vào buổi chiều…

Xem chi tiết

Suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, thường gặp rất nhiều vấn đề, trong đó đau đầu là tình trạng phổ biến nhất. Với mỗi thời điểm khác nhau, mức…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *