Thoái Hóa Đốt Sống L5 S1

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là căn bệnh mà nhiều người có thể gặp phải. Người bệnh thường chủ quan và không nắm rõ được các triệu chứng dẫn đến những chuyển biến nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra tất cả các thông tin về bệnh để có thể chủ động phòng ngừa và điều trị.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là gì

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là một bệnh lý về xương khớp, là tình trạng tổn thương đốt sống, thoái hóa xương sụn, đĩa đệm cột sống tại vị trí L5 S1, khiến cho người bệnh khó khăn khi vận động. 

Cột sống của con người gồm nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau tạo hình dạng gần giống chữ S.  Cột sống của một người thường có từ 33 - 34 đốt sống, có thể chia ra như sau:

  • Đốt sống cổ (Cervical - viết tắt là chữ C): Đoạn này gồm có 7 đốt sống, được kí hiệu lần lượt là C1 đến C7. 
  • Đốt sống ngực (Thoracic - viết tắt là chữ T): Bao gồm 12 đốt sống và được ký hiệu từ T1 đến T12
  • Đốt sống vùng thắt lưng (Lumbar - viết tắt là chữ L): Gồm 5 đốt sống, được kí hiệu từ L1 đến L5. Thân đốt sống ở đây là lớn nhất, rộng bề ngang để có thể nâng đỡ sức nặng của toàn thân và bảo vệ tủy sống, tạo bộ khung chắc chắn bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể.
  • Đốt sống vùng xương cùng (Sacrum - viết tắt là chữ S): Bao gồm 5 đốt sống, được ký hiệu từ S1 đến S5. Hình dạng, cấu tạo và kích thước của xương cùng sẽ tùy thuộc vào giới tính. Các xương vùng này giúp cho cơ thể được cân bằng và vận động linh hoạt.
  • Đốt sống xương cụt (Coccyx): Gồm 3-5 đốt xương hợp với nhau.

Như vậy, thoái hoá L5 chính là thoái hóa đoạn nối giữa đốt xương thắt lưng và đốt xương cùng. Vị trí này là vô cùng quan trọng và chịu rất nhiều lực tác dụng lên, bởi nó đóng góp vào chức năng nâng đỡ và phân phối trọng lượng của cơ thể. 

thoai hoa dot song l5 s1
Vị trí thoái hóa đốt sống L5 S1 ở đâu?

Vậy nên, bệnh thoái hóa đốt sống L5 S1 là bệnh thường xuyên xảy ra và xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa đốt sống L5 S1

Như đã nói, vị trí L5 S1 chịu rất nhiều áp lực từ cơ thể. Nếu người bệnh đã từng làm những hoạt động khiến cho cơ thể phải chịu nhiều áp lực tác động trực tiếp vào vị trí này thì bệnh thoái hóa đốt sống L5 S1 sẽ xảy ra. 

Một vài nguyên nhân chính mà người bệnh cần biết là:

  • Tính chất công việc: Những công việc lao động chân tay vất vả, cần phải bê vác nhiều, tác động mạnh đến xương cột sống khiến các khớp xương bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa, gây khó khăn khi làm việc.
  • Tư thế ngồi: Điều này có thể do thói quen của người bệnh là ngồi quá nhiều hoặc họ có công việc văn phòng, thường phải ngồi trong một thời gian rất dài. Vị trí thoái hoá L5 phải chịu một lực lớn và không được cử động linh hoạt khiến cho bệnh tiến triển nhanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến mà ngày càng có nhiều người mắc bệnh.
  • Tuổi tác cao: Đây là trường hợp khó tránh khỏi bởi khi tuổi tác càng lớn thì quá trình thoái hóa xảy ra càng nhiều.
  • Vận động không đúng cách: Hoạt động thể dục, thể thao với cường độ cao có thể khiến cho cơ thể không chịu đựng được. Mặt khác, khi tự tập các bài tập gym, yoga, người tập có thể bị một số chấn thương và không điều trị dứt điểm, đây cũng là một nguyên nhân khiến xương bị thoái hóa.
  • Hoạt động sinh hoạt, ăn uống không khoa học: Không có chế độ ăn hợp lý có thể khiến dẫn đến một số bệnh lý như thừa cân, béo phì. Khi cơ thể chịu một sức nặng lớn gây nên thoái hóa đốt sống L5 S1 và việc thiếu canxi sẽ làm giảm khả năng tái tạo sụn khớp, ảnh hưởng cột sống.
  • Yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh: Người bẩm sinh đã có xương cột sống yếu hoặc gia đình có người mắc các bệnh về xương khớp dễ có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống hơn.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 nguy hiểm không?

Chức năng và tầm quan trọng của đốt sống L5 S1 là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, khi bị thoái hóa đốt sống L5 S1 mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây khó khăn khi người bệnh vận động, đặc biệt nguy hiểm nếu như bị biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như: 

  • Rối loạn hệ bài tiết: Khi bị thoái hóa đốt sống L5 S1 thì các khớp sẽ khô hơn, nhân nhầy có thể sẽ thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ quan bài tiết, gây rối loạn hệ bài tiết và các hoạt động sinh lý có thể bị mất kiểm soát.
  • Gai cột sống: Các khớp xương khô đi khiến lực ma sát giữa các khớp xương tăng lên, có thể bào mòn xương sống, tạo các lớp canxi thừa hình thành gai cột sống.
  • Cong vẹo cột sống: Thoái hóa L5 khiến người bệnh khó chịu được sức nặng của cơ thể. Do đó, người bệnh sẽ thay đổi tư thế để thích nghi, giúp cơ thể giảm đau. Về lâu dài, các tư thế này có thể khiến cột sống của người bệnh bị cong vẹo.
  • Đau dây thần kinh tọa và các rễ dây thần kinh: Một trong những dây thần kinh bị ảnh hưởng khi thoái hóa  đốt sống L5 S1 là dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị chèn ép khiến người bệnh có những cơn đau mỏi vùng lưng, đau có thể lan tỏa sang các vị trí như mông, đùi, chân.
  • Bại liệt: Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất của thoái hóa đốt sống L5 S1. Thoái hóa đốt sống khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng, nhất là dây thần kinh tủy sống. Ngoài ra, các cơn đau kéo dài và đau nhói khiến người bệnh không muốn di chuyển. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến cho các cơ bị suy yếu và teo dần, dẫn đến nguy cơ bại liệt, mất khả năng vận động.

thoai hoa dot song l5 s1
Gai cột sống là biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống L5 S1

Để phòng tránh các nguy cơ trên, người bệnh cần nắm được các dấu hiệu của thoái hóa đốt sống L5 S1 sau:

  • Đau vùng thắt lưng: Khi ngồi quá lâu sẽ có cảm giác các khớp bị cứng, kèm theo đó là cơn đau mỏi. Cơn đau có thể lan rộng xuống các vùng mông, chân.
  • Cơn đau dọc theo dây thần kinh: Cơn đau sẽ chạy dọc theo từ thắt lưng xuống mông, đùi và bàn chân, khiến cho người bệnh cảm thấy việc đi lại hết sức khó chịu.
  • Cơ bắp yếu đi: Chân tê mỏi, nhiều lúc mất cảm giác, đi lại gặp nhiều khó khăn.
  • Hoạt động sinh lý bất thường: Rối loạn đại/tiểu tiện, nhiều lúc bị rò rỉ nước tiểu nhưng không kiểm soát được.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng kể trên, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh theo quy trình sau: 

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng thoái hóa L5 là biện pháp đầu tiên để lên phác đồ hiệu quả, cụ thể:

  • Kiểm tra vị trí thắt lưng: Đau vùng thắt lưng là biểu hiện rõ nhất của thoái hóa đốt sống L5 S1. Khi kiểm tra, nếu sờ tay vào vùng thắt lưng hoặc vặn mình mà người bệnh cảm thấy đau nhức và thấy nóng ở khu vực này rất có thể đã mắc bệnh.
  • Kiểm tra khả năng vận động: Bác sĩ đánh giá người bệnh có bị thoái hóa đốt sống L5 S1 hay không thông qua các bài tập và động tác nâng chân. Ngoài ra, mức độ đau khi co duỗi chân sẽ giúp bác sĩ đánh giá và nhìn nhận được mức độ tổn thương và sự ảnh hưởng đến cột sống của người bệnh.
  • Kiểm tra hệ thống thần kinh: Để kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra một số động tác nhỏ để kiểm tra phản xạ của bàn chân, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể khi người bệnh di chuyển bằng mũi chân. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ linh hoạt của các dây thần kinh và xem sự chèn ép của cột sống lên các dây thần kinh có lớn hay không.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Nếu người bệnh có những tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X-Quang: Phương pháp phổ biến nhất để xác định vị trí thoái hóa.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Một trong những phương pháp chụp xác định chính xác nhất về các tổn thương về xương khớp. Ngoài ra, phương pháp này cũng phát hiện rất chính xác những bất thường về dây thần kinh, xác định đúng vị trí bị chèn ép, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. 
  • Chụp CT: Phương pháp xác định chính xác hơn chụp X-Quang. Sử dụng khi phương pháp chụp X-Quang chưa thể xác định chính xác vị trí bị tổn thương.

Từ các hình ảnh chụp trên, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình.

thoai hoa dot song l5 s1
Chụp MRI là phương pháp chụp xác định chính xác nhất về các tổn thương về xương khớp

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống vị trí L5 S1

Một số phương thức điều trị thoái hóa đốt sống vị trí L5 S1 phổ biến đó là:

Điều trị bằng Tây y

Các loại thuốc thường có trong đơn của người bệnh là:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Một số loại thuốc mà thường được bác sỹ kê cho bệnh nhân như Paracetamol, Aspirin, NSAIDs,... Người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc quá lạm dụng thuốc để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn. Thuốc Diclofenac, Meloxicam,    được sử dụng để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng, viêm tại vị trí thoái hóa.
  • Thuốc giãn cơ: Gồm các thuốc Mydocalm, Tolperisone, Decontractyl, Myonal, Eperisone HCL,... Khi bệnh nhân bị co cứng cơ, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc này để làm giãn các cơ,cải thiện tình hình.
  • Thuốc hỗ trợ: Một số loại vitamin B1, B6, B12, glucosamine, omega 3, diacerein,... có tác dụng làm giảm thoái hóa đốt sống khi kết hợp với những thuốc điều trị giảm đau, giãn cơ.
  • Thuốc tiêm Corticoid và thuốc chứa Steroid: Giúp bệnh nhân ở tình trạng đau và viêm nặng hơn. Tuy nhiên, thuốc phải có sự cho phép và kê đơn của bác sỹ bởi đây là thuốc mạnh và có rất nhiều tác dụng phụ.

thoai hoa dot song l5 s1
Điều trị thoái hóa đốt sống vị trí L5 S1

Khi bệnh nhân uống thuốc hoặc tiêm không còn hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật: 

  • Phẫu thuật thường: Các bác sĩ trực tiếp mổ, mở rộng bản sống để cắt bỏ dây chằng. Đây là phương pháp được sử dụng từ lâu và vẫn hiệu quả, giúp các bác sĩ trực tiếp quan sát và đánh giá tình trạng trực tiếp.
  • Mổ nội soi: Thông qua hệ thống máy móc, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao mà vẫn giữ tính thẩm mỹ cho vết thương của người bệnh.
  • Phương pháp cắt đĩa đệm sống vi phẫu: Các bác sĩ sẽ lấy nhân của đĩa đệm thoát vị chèn ép rễ dây thần kinh bằng một ống banh có đường kính 2cm.

Các bài tập cho người bệnh thoái hóa đốt sống hiệu quả

Người bị thoái hóa đốt sống L5 S1 có thể tập các bài tập sau để hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Bài tập tư thế rắn hổ mang: Bài tập định hình cột sống, giúp cho cột sống thẳng tự nhiên. Ngoài ra, bài tập cũng giúp cơ bụng của người bệnh được săn chắc hơn.
  • Bài tập gập bụng: Bài tập tác động đến cột sống và các cơ bụng, giúp cột sống không bị cứng và được kéo dãn ra. Bài tập rất tốt cho những người ngồi quá lâu trong một tư thế. 
  • Bài tập kéo giãn cơ lưng: Người bệnh nằm xuống, co 2 chân lên và dùng 2 tay đan vào nhau, kéo đầu gối hướng về phía ngực, kéo càng sát ngực càng tốt. 

Có thể nâng độ khó của các bài tập lên, tùy vào thể trạng và tình hình bệnh của người bị thoái hóa.

Ngoài các bài tập có thể tự thực hiện như trên, người bệnh có thể tìm hiểu thêm các biện pháp vật lý trị liệu như:

  • Điện trị liệu: Sử dụng các tia laser, kích điện,... để làm giảm cơn đau, nhất là liên quan đến đau các dây thần kinh.
  • Kéo giãn cột sống giúp cột sống giảm áp lực, đưa về trạng thái ban đầu.

Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống L5 S1 là việc vô cùng cần thiết. Một số lưu ý sau có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Tránh làm việc quá lâu trong tại một tư thế. Khi phải ngồi quá nhiều, có thể đứng dậy đi lại hoặc tập một vài bài tập nhẹ nhàng, giúp các khớp cột sống dẻo dai, không bị co cứng.
  • Không nên mang vác quá nhiều vật nặng trên người.
  • Chế độ ăn uống khoa học phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Không nên ăn thừa chất, gây tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Không ăn uống thiếu chất, nhất là cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin để xương chắc khỏe.
  • Luyện tập thể dục thể thao nhưng không nên tập thể dục quá sức chịu đựng, điều này có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu gặp chấn thương cần phải điều trị dứt điểm, để quá lâu sẽ rất khó chữa và gây hại cho xương.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là bệnh thường gặp, nhất là hiện nay bệnh thường có xu hướng trẻ hóa. Nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị là vô cùng đơn giản. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là điều cần làm, giúp sớm phát hiện bệnh và người mắc bệnh cũng không cần phải chịu đựng những cơn đau.

Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay trong cuộc sống. Trước đây bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện bệnh đang…

Xem chi tiết

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà đem tới hiệu quả như thế nào cho người bệnh? Trong rất nhiều phương pháp điều trị, bấm huyệt là lựa chọn của không ít…

Xem chi tiết

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một bệnh lý khá nguy hiểm. Bệnh tác động tới chức năng hoạt động của não bộ và tuần hoàn máu não. Để có…

Xem chi tiết

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi là bệnh lý không còn hiếm gặp. Bệnh vốn dĩ thường thấy ở người cao tuổi, nhưng hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đang dần trẻ…

Xem chi tiết

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không là thắc mắc được rất nhiều bệnh nhân đưa ra. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như khả năng vận…

Xem chi tiết

Bệnh án thoái hóa khớp gối là một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh nhưng nhiều bệnh nhân vẫn chưa nắm rõ bệnh án là gì. Vậy bệnh án thoái hóa khớp cần…

Xem chi tiết

Người bệnh nên chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu? Câu hỏi này được rất nhiều bệnh nhân đặt ra hiện nay. Để giúp bệnh nhân đạt được kết quả điều trị như mong…

Xem chi tiết

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn đang được áp dụng rộng rãi bởi hiệu quả giảm đau và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có những cải thiện…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *