Bầu Ăn Rau Đắng Được Không, Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Rau đắng mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó chúng cũng gây ra không ít tác dụng phụ. Vì thế, những bà bầu thích ăn món rau này thường phân vân về việc sử dụng chúng. Để giải đáp vấn đề “bà bầu ăn rau đắng được không” và cần lưu ý những gì, mời bạn đọc xem thêm trong bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để được giải đáp thêm. 

Tổng quan về rau đắng

Rau đắng (rau xương cá) thuộc họ rau răm, có tên khoa học là Polygonum aviculare L. Đây là thực vật thân thảo, thân và cành nhẵn, mọc tỏa tròn gần sát mặt đất. Ở nước ta, loại rau này mọc hoang ở nhiều nơi, bao gồm cả ở vùng trung du, đồng bằng hay trên núi thấp.

Tham khảo: Bà Bầu Ăn Rau Lang Được Không, Lợi Ích Và Lưu Ý?

Rau đắng (rau xương cá) thuộc họ rau răm
Rau đắng (rau xương cá) thuộc họ rau răm

Dựa trên đặc điểm bên ngoài, rau đắng được chia thành 2 loại là rau đắng biển và rau đắng đất. Tuy đều có chung vị đắng, tuy nhiên mỗi loại lại mang đến những lợi ích riêng biệt đối với sức khỏe người dùng. Chi tiết như sau:

Rau đắng biển

Đây là loại rau đắng thường mọc ở khu vực đầm lầy, bãi cỏ ẩm ướt, ở bờ ruộng. Do đó, chúng còn được gọi là rau đắng đồng – thực vật thân thảo mọc bò, thân nhẵn, dài từ 10 – 40cm. 

Trong Y học cổ truyền, rau đắng biển còn được gọi là cây ruột già, cây ba kích hay rau sam trắng. Với đặc tính là vị đắng, tính mát, rau đắng biển có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, lợi tiểu. Bên cạnh đó, chúng còn mang tới khả năng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ và giảm mệt mỏi rất hiệu quả. 

Rau đắng đất

Tương tự như rau đắng biển, rau đắng đất cũng là thực vật thân thảo, mọc bò trên mặt đất, thân màu đỏ tím và dài khoảng 10 – 30cm. Theo Y học cổ truyền, rau đắng đất còn được gọi là cây càng tôm, cây biển súc với đặc trưng là vị đắng, tính bình và không độc.

Rau đắng đất giúp lợi tiểu, trừ sơ can, thấp nhiệt và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trường hợp bị tiểu buốt, sỏi thận, nóng trong, ăn uống khó tiêu,… có thể dùng loại rau này để cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, rau đắng đất còn rất giàu vitamin C nên còn được ứng dụng để tăng cường sức đề kháng, chống lại các mầm mống gây bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư. 

Tác dụng của rau đắng với sức khỏe

Để giải đáp chính xác vấn đề “bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không” hay “bầu 4 tháng ăn rau đắng được không”,… Chúng ta cần biết các tác dụng của rau đắng đối với sức khỏe người dùng. 

Nhờ có các thành phần dưỡng chất dồi dào như tinh dầu, oxalic, galic, các dẫn chất polyphenol, các axit amin cùng các loại đường… Cả rau đắng đất và rau đắng biển đều có thể mang tới những lợi ích như sau:

  • Tăng cường sức khỏe não bộ: Rau đắng có tác dụng kích thích não bộ, tăng cường khả năng tập trung, nhận thức cũng như cải thiện trí nhớ. Đồng thời làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở tuổi già, thúc đẩy cơ thể sản sinh các phản ứng sinh hóa trung hòa mới. Từ đó làm giảm stress, oxy hóa trong não, giúp người cao tuổi trở nên minh mẫn hơn. 
  • Tốt cho hệ hô hấp: Nếu dùng rau đắng thường xuyên, chúng có thể giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp. Các hoạt chất có trong rau đắng sẽ hỗ trợ làm long đờm, loại bỏ chất nhầy dư thừa, cải thiện tình trạng viêm họng. Mặt khác, rau đắng còn giúp giảm đau cực hiệu quả. 

Tìm hiểu thêm: Đang Bầu Ăn Rau Dền Được Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Rau đắng rất tốt cho hệ hô hấp
Rau đắng rất tốt cho hệ hô hấp
  • Giảm căng thẳng, lo âu: Khi rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng, mọi người có thể nhau 2 – 3 cọng rau đắng. Những hoạt chất có trong rau đắng lúc này sẽ giúp cân bằng hormone, đặc biệt là hormone gây căng thẳng. Nhờ đó người dùng có thể giữ được trạng thái thoải mái, bình tĩnh hơn. 
  • Chống viêm: Theo nghiên cứu, các hợp chất có trong rau đắng có khả năng chống viêm, giảm sưng khá tốt. Cũng bởi vì thế mà loại rau này được xếp vào danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp, bệnh gút hay các bệnh lý viêm nhiễm khác. 
  • Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch: Người ta tìm thấy trong rau đắng các thành phần chống oxy hóa với tác dụng loại bỏ gốc tự do. Đồng thời giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Ngoài những công dụng trên, rau đắng còn giúp hạ đường huyết, trừ giun, lợi tiểu, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, thúc đẩy quá trình lành thương và giúp khử trùng da hiệu quả. 

Bà bầu ăn rau đắng được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không hay đang mang bầu ăn được rau đắng không là thắc mắc của nhiều người. Rau đắng, khổ qua, rau má là những thực phẩm có tính hàn, chứa charantin có thể làm hạ huyết. 

Tuy charantin tốt cho người bị tiểu đường nhưng chúng có thể gây co thắt cổ tử cung, xuất huyết và sảy thai cho bà bầu. Cộng thêm với tính hàn, rau đắng không thích hợp với những mẹ bầu hay bị lạnh bụng, người đang bị tiêu chảy. Chính vì thế, bà bầu nên hạn chế ăn rau đắng và tuyệt đối không nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, rau đắng có thể mang đến cho bà bầu những lợi ích tuyệt vời như:

  • Ngăn ngừa cảm lạnh: Uống trà rau đắng có tác dụng hỗ trợ trị cảm lạnh, viêm phế quản hoặc tức ngực vì chúng có tác dụng làm tan chất nhầy trong đường thở. Vì thế, với những chị em đang mang thai nên hạn chế sử dụng thuốc nếu không cần thiết. Thay vào đó, mọi người có thể uống nước rau đắng để giảm đau, giảm viêm họng khi bị cảm lạnh. 
  • Cải thiện trí nhớ: Rau đắng được biết đến với tác dụng tăng cường tuần hoàn não, kích thích não bộ hoạt động. Vì thế chúng có khả năng cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, ghi nhớ. Vì thế, mẹ bầu có thể ăn rau đắng với lượng phù hợp để giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung. 
  • Giúp tinh thần vui vẻ, hạn chế stress: Như đã nói ở trên, rau đắng có chứa các chất giúp cân bằng hormone gây stress nên chúng sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái, lạc quan hơn. Thêm vào đó, rau đắng còn giúp làm giảm nguy cơ bị viêm mô thần kinh gây ra tình trạng lo âu, mệt mỏi. 
  • Làm đẹp da và tóc: Lượng tinh dầu có trong rau đắng có tác dụng làm đẹp da. Bên cạnh đó chúng còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho tóc giúp tóc chắc khỏe. Theo đó, bạn có thể dùng nước cốt rau đắng thoa lên da để đẩy nhanh tốc độ làm sạch và lành da. 

Tham khảo: Bầu Ăn Rau Ngót Được Không? Mẹ Cần Chú Ý Gì?

Bà bầu ăn rau đắng được không? Câu trả lời là có nhưng không nên ăn nhiều
Bà bầu ăn rau đắng được không? Câu trả lời là có nhưng không nên ăn nhiều

Hướng dẫn mẹ bầu ăn rau đắng an toàn

Mẹ bầu ăn rau đắng được không? Câu trả lời là có nhưng thai phụ không nên ăn quá nhiều. Như tên gọi, rau đắng có vị đắng ngắt, khá khó ăn nên nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi dùng. Tuy nhiên, có nhiều người lại “nghiện” hương vị của loại rau này. Theo nghiên cứu, rau đắng còn có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng. Vì thế loại rau này không thích hợp để sử dụng cho mọi mẹ bầu.  

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng rau đắng. Trong trường hợp có thể sử dụng, thai phụ chỉ nên ăn với lượng nhỏ, mỗi tuần không vượt quá 50g rau. Đồng thời nên sơ chế rau cẩn thận, tốt nhất hãy ngâm rau qua nước muối sinh lý và nấu chín, tránh ăn sống. 

Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn rau đắng

Ngoài vấn đề “có bầu ăn rau đắng được không”, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng loại rau này, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Với những mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc từng bị viêm loét dạ dày thì không nên ăn rau đắng để tránh làm ảnh hưởng tới tử cung, dạ dày. 
  • Mỗi lần, mẹ bầu chỉ nên ăn rau đắng với lượng nhỏ, không quá 50g mỗi tuần. 
  • Trong trường hợp có vấn đề về tiêu hóa, thai phụ cần tránh tuyệt đối việc ăn rau đắng. Bởi lúc này rau đắng có thể làm cho tình trạng tiêu chảy hoặc bệnh tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Rau đắng có thể làm tăng lượng hormone tuyến giáp, tăng tiết dịch đường ruột, dạ dày, dịch phổi,…
  • Ảnh hưởng tới chức năng gan, làm giảm nhịp tim nếu ăn quá nhiều. 
  • Khi sử dụng các loại thuốc điều trị khác trong quá trình mang thai, nhất là thuốc an thần, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn rau đắng để đảm bảo an toàn. 

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, do đó mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc ăn uống. Mong rằng với những thông tin giúp giải đáp vấn đề “bà bầu ăn rau đắng được không” sẽ giúp chị em có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe thai sản. 

Chị em phụ nữ trong giai đoạn mang bầu thường có những thay đổi về tâm sinh lý và cả chế độ ăn uống hàng ngày. Việc lựa chọn đúng thực phẩm để sử dụng…

Xem chi tiết

Bầu là một loại quả quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn còn băn khoăn rằng không biết bà bầu ăn bầu được không? Ăn bầu có…

Xem chi tiết

Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy liệu bầu ăn na được không và liệu đó có phải là…

Xem chi tiết

Bòn bon là loại quả thơm ngon, khá phổ biến ở nước với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với những chị em đang mang bầu, việc bổ sung bất…

Xem chi tiết

Mì cay là món ăn ưa chuộng của rất nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số chị em vẫn băn khoăn bầu ăn mì cay được không, có…

Xem chi tiết

Rau muống là nguồn thực phẩm cực kỳ phổ biến ở Việt Nam và là món ăn quen thuộc, yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc bầu…

Xem chi tiết

Việc chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng là một phần rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Trong bữa ăn hàng ngày, có rất nhiều loại thực phẩm mà…

Xem chi tiết

Đang mang bầu ăn sầu riêng được không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi sầu riêng là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng lại khá ngọt…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *