Bầu Ăn Sữa Chua Được Không, Ăn Thế Nào Mới Tốt?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Có bầu ăn sữa chua được không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong khi một số người tin rằng sữa chua có thể mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, thì một số khác lo ngại về nguy cơ liên quan đến vi khuẩn hoặc dị ứng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần xem xét cả hai khía cạnh cũng như dựa vào thông tin y tế cụ thể để đưa ra quyết định đúng đắn ngay tại bài viết dưới đây. 

Bà bầu ăn sữa chua được không?

Sữa chua là loại thực phẩm có khả năng kích thích sự ngon miệng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa nên được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, đang mang bầu ăn sữa chua được không? 

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề “bầu có ăn được sữa chua không”, chúng ta cần nắm được giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Được biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua với nhiều hương vị khác nhau. Song chúng đều được sản xuất từ thành phần chính là sữa nên có giá trị dinh dưỡng tương tự như sữa. 

Tham khảo: Mẹ Bầu Ăn Kem Được Không? Tham Khảo Ý Kiến Chuyên Gia

Sữa chua là món ăn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bà bầu
Sữa chua là món ăn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bà bầu

Cụ thể, trong 100g sữa chua nguyên chất sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Protein: 3.3g.
  • Canxi: 120mg.
  • Sắt: 0.1mg.
  • Kali: 155mg.
  • Kẽm: 0.59mg.
  • Vitamin C: 1mg.
  • Vitamin A: 25mmg.
  • Vitamin B1: 0.04mg.
  • Vitamin B5: 0.4mg.
  • Vitamin B12: 0.37mmg.

Nhờ những thành phần dinh dưỡng như protein, canxi cùng các loại vitamin thiết yếu,… sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy nên bà bầu hoàn toàn có thể ăn sữa chua nhưng không nên ăn quá nhiều. 

Theo khuyến cáo, mỗi ngày thai phụ nên ăn một hũ sữa chua nhỏ, có thể mix cùng các loại thực phẩm khác như trái cây, ngũ cốc,… Tuy nhiên nên ăn sau bữa cơm khoảng 2 tiếng, tránh dùng khi đói vì có thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra một số tác dụng không mong muốn khác. 

Lợi ích của sữa chua với bà bầu

Bầu ăn sữa chua có đường được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên nếu đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn sữa chua không đường. Việc ăn sữa chua đều đặn hàng ngày và đúng cách sẽ mang lại cho mẹ bầu những lợi ích như sau:

  • Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi có trong sữa chua tương đối cao nên nếu ăn thường xuyên, thực phẩm này có thể hỗ trợ củng cố hệ xương. Từ đó giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng đau mỏi lưng ở mẹ hay nguy cơ còi xương ở thai nhi. 
  • Làm đẹp da: Khi mang thai, hắc tố melanin hoạt động mạnh mẽ khiến da mẹ bầu dễ bị tối màu, khô hơn bình thường. Nếu được bổ sung một lượng sữa chua hợp lý, hàm lượng vitamin E có trong thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô. Đồng thời góp phần giúp mẹ bầu vẫn xinh đẹp trong suốt thai kỳ bằng cách làm đều màu da, mang đến làn da tươi trẻ, rạng ngời nhất. 

Tìm hiểu thêm: Bầu Ăn Rong Biển Được Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Sữa chua giúp cải thiện và làm đẹp da rất tốt
Sữa chua giúp cải thiện và làm đẹp da rất tốt
  • Kiểm soát cân nặng: Sữa chua có khả năng ngăn ngừa sự gia tăng hormone cortisol – loại hormone gây tăng cân, mất cân bằng hormone trong cơ thể. Vì thế, để kiểm soát cân nặng tốt trong khi mang thai, mẹ bầu nên ăn ngày 1 hộp sữa chua không đường. 
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Lợi khuẩn có trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. 
  • Làm mát cơ thể: Khi mang thai, thân nhiệt của bà bầu thường tăng từ 0.5 – 1 độ so với lúc bình thường. Thời điểm này, acid dạ dày tăng, dễ khiến thai phụ gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Do đó, việc ăn sữa chua chính là một trong những giải pháp giúp cơ thể mẹ bầu được làm mát từ bên trong để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng cạnh tranh cũng như loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời chúng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống chọi lại với các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường. 

Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn sữa chua

Ngoài vấn đề “mẹ bầu ăn sữa chua có tốt không”, chúng ta cũng cần biết tác dụng phụ có thể gặp phải khi mẹ bầu ăn sữa chua không đúng cách. Theo đó, nếu sử dụng các loại sữa chua không rõ nguồn gốc, được làm từ sữa thô, chưa qua xử lý, mẹ bầu có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Các triệu chứng giống cúm như đau đầu, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ,… 

Ngoài ra, khi mẹ bầu ăn đồ lạnh quá nhiều có thể làm nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. Từ đó gây ra tình trạng đau bụng râm ran, khó chịu, thậm chí tác động tới thai nhi, khiến thai nhi có các triệu chứng thất thường. Chính vì thế, ở giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ăn, thức uống lạnh để có một sức khỏe tốt, tránh làm động thai. 

Sữa chua cần được bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị hư hỏng. Tuy nhiên, sau khi lấy sữa chua từ trong tủ lạnh ra, mẹ bầu không nên ăn ngay, hãy ở ngoài khoảng 15 phút cho bớt lạnh rồi mới nên dùng. 

Mẹ bầu ăn sữa chua thế nào mới tốt?

Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bầu ăn sữa chua nha đam được không” hay “bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không”. Mặc dù bà bầu có thể ăn được sữa chua, tuy nhiên để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, thai phụ cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không ăn sữa chua đã hết hạn sử dụng vì lúc này sản phẩm đã biến chất, có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại. 
  • Nên ăn sữa chua ít đường hoặc không đường, nhất là với những thai phụ đang bị tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.
  • Hãy ăn sữa chua sau bữa ăn 30 phút – 2 giờ để giúp cơ thể có thể dễ dàng hấp thu canxi. Bởi đây là thời điểm nồng độ canxi trong cơ thể người mẹ xuống mức thấp nhất nên việc ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt này. 

Đọc ngay: Đang Mang Bầu Ăn Dưa Lưới Được Không?

Ăn sữa chua ngay sau bữa ăn khoảng 30 phút
Ăn sữa chua ngay sau bữa ăn khoảng 30 phút
  • Tránh ăn sữa chua khi đói vì độ pH dạ dày lúc này không phù hợp với sự xuất hiện của vi khuẩn có lợi từ sữa chua. 
  • Chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 2 tiếng sau khi mở nắp. 
  • Giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị giảm nếu bạn làm ấm chúng.
  • Không ăn sữa chua quá nhiều trong ngày vì chúng dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. 
  • Mẹ bầu không nên ăn sữa chua được làm từ sữa thô, chưa qua xử lý vì nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, sốt, cơ thể đau nhức,… Lý do là bởi sữa thô có thể chứa vi khuẩn Listeria làm tăng nguy cơ sảy thai, mắc bệnh bạch cầu, thương hàn,… Vì thế, hãy ưu tiên dùng sữa chua được làm từ sữa thanh trùng/tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 
  • Hãy chọn loại sữa chua tách béo, ít béo để tránh nguy cơ tăng cân mất kiểm soát hoặc có thể mắc bệnh tim mạch khác. 

Các món ngon từ sữa chua dành cho bà bầu

Dưới đây là gợi ý về top 4 món ngon từ sữa chua mà bà bầu có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Chi tiết như sau: 

Sữa chua kết hợp với ngũ cốc

Sữa chua kết hợp cùng ngũ cốc là món ăn bổ dưỡng, giàu giá trị dinh dưỡng và không tốn nhiều thời gian chuẩn bị. 

Nguyên liệu:

  • 1 hũ sữa chua ít đường đã được tiệt trùng.
  • 20 – 30g ngũ cốc nguyên hạt. 

Cách làm:

  • Trộn đều ngũ cốc với sữa chua không đường vào một cái bát. 
  • Sau đó thưởng thức ngay món ăn này, tốt nhất nên ăn vào mỗi buổi sáng. 

Sinh tố sữa chua

Sinh tố sữa chua là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, trong đó có mẹ bầu. Sử dụng các loại trái cây phù hợp kết hợp sữa chua sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cung cấp các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu rất tốt. 

Nguyên liệu:

  • 1 hộp sữa chua. 
  • 2 thìa sữa đặc. 
  • 100 nước. 
  • Các loại trái cây tùy thích.

Tham khảo: Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Gây Sảy Thai Không?

Sinh tố sữa chua là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng
Sinh tố sữa chua là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

Cách làm:

  • Rửa trái cây, gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố. 
  • Thêm sữa chua và 2 thìa sữa đặc cùng 100ml nước lọc rồi xay nhuyễn. 
  • Cho ra ly và thưởng thức, có thể cho vào tủ lạnh cho mát rồi dùng ngày sau 30 phút. 

Sữa chua thập cẩm

Sữa chua thập cẩm được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra hương vị đa dạng, phong phú. Thông thường, loại sữa chua này thường có chứa trái cây tươi, mật ong, mứt và các loại hạt. Vì thế, chúng thường được xem như một loại đồ ăn vặt hoặc một phần trong bữa ăn nhẹ cho mẹ bầu vào sáng hoặc chiều tối. 

Nguyên liệu:

  • 1 hộp sữa chua không đường. 
  • Trái cây hoặc các loại hạt dinh dưỡng tùy thích. 

Cách làm:

  • Các loại trái cây gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nhỏ vừa ăn. 
  • Cho các loại trái cây hoặc hạt dinh dưỡng vào một bát lớn rồi cho sữa chua không đường vào, trộn đều và thưởng thức. 

Sữa chua nếp cẩm

Bầu ăn sữa chua nếp cẩm được không? Sữa chua nếp cẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cụ thể là hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch nên mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng tuần. 

Nguyên liệu:

  • 200g nếp cẩm. 
  • 4 cốc sữa tươi không đường.
  • 2 – 3 thìa canh đường.
  • ½ thìa cà phê muối.
  • ¼ tách nước cốt dừa. 
Bà bầu có thể ăn sữa chua nếp cẩm để cải thiện sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Bà bầu có thể ăn sữa chua nếp cẩm để cải thiện sức khỏe, bồi bổ cơ thể

Cách làm:

  • Rửa sạch nếp cẩm rồi ngâm trong nước khoảng 4 – 6 giờ (nếu có thể hãy ngâm qua đêm). 
  • Vớt nếp cẩm ra, cho vào nồi đun cho tới khi nếp cẩm mềm, nước cạn. 
  • Đảo đều nếp cẩm để tránh bị cháy, khi nếp cẩm đã mềm, bạn tắt bếp, để cho nguội.
  • Chuẩn bị sữa tươi không đường, đường, muối, thêm ít nước cốt dừa (nếu muốn) rồi trộn đều. 
  • Khi nếp cẩm nguội, bạn cho hỗn hợp sữa chua vào, khuấy đều. 
  • Để hỗn hợp sữa chua, nếp cẩm vào các lọ, tô nhỏ, đậy kín rồi đặt vào tủ lạnh. 
  • Để sữa chua trong tủ lạnh từ 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm sao cho sữa chua đặc lại. 
  • Sau khi sữa chua đã ủ và đông lạnh, mẹ bầu có thể sử dụng chúng ngay hoặc cho thêm các topping khác như hạnh nhân, mật ong, trái cây tươi để gia tăng hương vị. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “mẹ bầu ăn sữa chua được không” và những vấn đề liên quan. Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ, mẹ bầu đã biết cách dùng sữa chua an toàn, mang lại nhiều lợi ích với cơ thể. 

Bòn bon là loại quả thơm ngon, khá phổ biến ở nước với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với những chị em đang mang bầu, việc bổ sung bất…

Xem chi tiết

Củ sắn khá thân thuộc với người Việt chúng ta bởi nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhiều chị em trong giai đoạn mang thai rất muốn ăn loại củ này nhưng…

Xem chi tiết

Việc lựa chọn thực phẩm an toàn trong thai kỳ là vấn đề quan trọng để giúp hạn chế những rủi ro đáng tiếc. Vậy nên có bầu ăn nhãn được không luôn là nỗi…

Xem chi tiết

Mướp được biết đến là một loại thực vật chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Trong bài viết này, hãy cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu…

Xem chi tiết

Bà bầu ăn kem được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là vào những ngày hè oi bức. Có nhiều người cho rằng, do kem quá lạnh và chứa nhiều chất…

Xem chi tiết

Bà bầu ăn xoài được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Trái cây này có thể ăn được cả khi xanh và khi đã chín…

Xem chi tiết

Trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều bà bầu…

Xem chi tiết

Đu đủ chính là loại trái cây giàu dưỡng chất, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quan niệm rằng phụ nữ mang thai không nên ăn bởi loại quả này có thể…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *