Vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ là thể bệnh hiếm gặp nhất của bệnh vảy nến với mức độ nguy hiểm cao, biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị. Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý tốt nhất nhằm hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Vảy nến thể mủ là bệnh gì? Được phân chia thành mấy loại?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Vảy nến thể mủ là một dạng thể nặng hiếm gặp và nguy hiểm của bệnh vảy nến. Thể bệnh này có dấu hiệu đặc trưng riêng, dễ nhận biết bởi sự xuất hiện đột ngột của các mụn mủ trắng, mọc trên vùng da tổn thương đỏ, căng rát trước đó. 

vay nen mong tay
Vảy nến thể mủ là thể bệnh nghiêm trọng nhất của bệnh vảy nến

Nếu bệnh lý không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng, tái phát dễ dàng, gây ra ảnh hưởng đến tính mạng. 

Căn cứ vào triệu chứng, vị trí mắc bệnh người ta phân chia vảy nến thể mủ thành hai loại như sau: 

  • Vảy nến thể mủ toàn thân: Triệu chứng xuất hiện đột ngột, có mức độ nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và cần có sự can thiệp y tế. Biểu hiện điển hình của bệnh là xuất hiện vùng da đỏ, gây cảm giác đau đớn trên diện rộng kèm theo mụn mủ, ớn lạnh, sốt, mất nước, ngứa ngáy dữ dội, nhịp tim nhanh, thiếu máu, yếu cơ, sụt cân, kiệt sức. 
  • Vảy nến thể mủ khu trú: Thể bệnh này có tiên lượng hơn và được phân chia 2 dạng PPP gây mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân và Acropustulosis ở đầu ngón tay, ngón chân. 

Đối tượng có nguy cơ mắc thể bệnh vảy nến này là từ 15 đến 70 tuổi, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh khá thấp. Đa phần người lớn từ 20 tuổi trở lên có khả năng mắc bệnh cao hơn, tỷ lệ mắc đồng đều cả nam và nữ. Riêng vảy nến khu trú nữ giới từ 30 tuổi trở lên có tỷ lệ tái phát cao hơn. 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Dấu hiệu nhận biết vảy nến thể mủ

Biểu hiện của vảy nến thể mủ có sự khác nhau tùy theo dạng bệnh và vị trí xuất hiện. Cụ thể như sau: 

Biểu hiện vảy nến mủ toàn thân: 

Thể bệnh này thường xuất hiện ở người bệnh bị vảy nến da đỏ hoặc thể khớp, tỷ lệ tổn thương từ 20 đến 40%. Tổn thương đặc trưng nhất của bệnh là da bị đỏ, kèm theo cảm giác rát, sưng nề và mụn mủ vô khuẩn. 

Người mắc vảy nến mủ toàn thân sẽ phải trải qua 3 giai đoạn là: 

  • Giai đoạn 1 trong 24h đầu: Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao khoảng 40 độ, ớn lạnh. Vùng da tổn thương có dấu hiệu căng rát, ửng đỏ, đau đớn. Nốt ban đỏ lan rộng theo từng đám, vùng da có nhiều nếp gấp, bộ phận sinh dục và lan rộng toàn thân riêng bàn tay, bàn chân và mặt đều không bị ảnh hưởng. 
  • Giai đoạn 2 trong vài giờ tiếp: Mụn mủ vô khuẩn với kích thước nhỏ, nông, có màu trắng sữa xuất hiện rải rác hoặc mọc theo từng cụm. Mụn phẳng hoặc gồ cao xuất hiện, xung quanh sẽ có quầng màu đỏ sẫm. Mụn mủ có thể liên kết với nhau tạo thành hồ mủ với kích thước đường kính từ 1 đến 2cm. 
  • Giai đoạn 3 trong 24 đến 48 giờ tiếp: Mụn mủ có dấu hiệu bị khô lại tạo thành mảng trắng bao phủ làn da bị tổn thương kéo dài trong nhiều tuần. Người bệnh có thể bị tổn thương móng, gan, rụng tóc và bội nhiễm. 

Thể bệnh này có thể tái phát theo chu kỳ, trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần khiến bệnh nhân bị giảm cân, kiệt sức. 

Biểu hiện của vảy nến mủ khu trú: 

Đối với thể bệnh này thường biểu hiện của chúng sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và hai bên gót chân của người bệnh. Bệnh lý có tính chất đối xứng với các triệu chứng điển hình như sau: 

  • Mụn mủ có màu trắng vàng, sâu với kích thước giao động từ 2 đến 4mm mọc ở mảng da tay, chân đỏ. 
  • Mụn thường mọc thành từng đám trong vài giờ, hơi phồng hoặc bằng phẳng kèm theo triệu chứng phù nề chi, sốt cao, xuất hiện hạch ở bẹn. 
  • Theo thời gian mụn mủ chuyển sang màu đậm hoặc nâu tối. 
  • Sau 8 đến 10 ngày mắc bệnh, mụn mủ sẽ có dấu hiệu khô khiến da dày sừng, tạo thành mảng bong tróc. 
  • Một số trường hợp mụn mủ ở đầu ngón tay có thể bị vỡ, có màu đỏ tươi. Đây chính là kết quả của nhiễm trùng và tổn thương da. 

Thể vảy nến khu trú có thể tái phát theo chu kỳ, hậu quả để lại khiến da thô ráp nứt nẻ. Những người thường xuyên hút thuốc sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn người bình thường. 

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân bị vảy nến thể mủ

Nguyên nhân gây vảy nến thể mủ đến nay vẫn chưa thể xác định, tuy nhiên các chuyên gia da liễu và bác sĩ đã chỉ ra một vài tác nhân có thể khiến bệnh bùng phát như sau: 

vay nen mong tay
Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến
  • Do trạng thái căng thẳng, stress kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Do sự thay đổi của nội tiết tố như dậy thì hay mang thai. 
  • Do chấn thương ngoài da để lại vết thương hở hoặc nhiễm trùng. 
  • Do nhiễm trùng từ các bệnh liên quan như viêm họng. 
  • Do da tiếp xúc nhiều với ánh sáng cực tím, các loại hóa chất và kim loại. 
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, chống trầm cảm,…

Vảy nến thể mủ gây nguy hiểm không? Chữa được không?

Vảy nến mủ là bệnh hiếm gặp nhưng lại có thể gây nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý tích cực, đúng cách. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến thể mủ có thể kể đến như: 

  • Biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu: Mụn mủ khi vỡ sẽ gây nhiễm trùng nếu không được vệ sinh, chăm sóc tốt. 
  • Biến chứng rối loạn tiêu hóa như hạ canxi huyết, rối loạn chuyển hóa glucose,…
  • Biến chứng biến dạng móng và viêm khớp do tình trạng viêm nhiễm lây lan đến các khớp gây sưng, nóng đỏ đau, cản trở bệnh nhân vận động. 
  • Biến chứng bệnh nam khoa, phụ khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo do mụn mủ ở bộ phận sinh dục không được điều trị dứt điểm. 
  • Biến chứng tử vong do bệnh nhân không được điều trị đúng cách, sức khỏe không được hồi phục gây suy kiệt, giảm sức đề kháng, bội nhiễm, suy gan, thận và tim trong giai đoạn hồng cầu cấp tính.

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị vảy nến thể mủ dứt điểm, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và khả năng đáp ứng của bệnh nhân để áp dụng cách xử lý phù hợp giúp cải thiện triệu chứng, kiểm soát tiến triển bệnh và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng. 

Nếu có dấu hiệu bất thường hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế để khám và được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp. 

Cách điều trị bệnh vảy nến thể mủ

Ngay khi có biểu hiện của bệnh vảy nến thể mủ hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Một số phương pháp chữa bệnh được áp dụng đó là: 

Điều trị vảy nến mủ bằng phương pháp Tây y

Tùy theo đối tượng mắc bệnh, thể bệnh và mức độ nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc sao cho phù hợp giúp người bệnh cải thiện tổn thương ngoài da, kiểm soát triệu chứng và hạn chế các biến chứng có thể gặp. 

vay nen mong tay
Phương pháp quang hóa trị liệu dùng trong điều trị vảy nến

Nếu điều trị vảy nến khu trú tại chỗ bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như: 

  • Thuốc mỡ calcipotriol, thuốc mỡ chứa thành phần corticoid. 
  • Thuốc Anthralin điều trị trong thời gian ngắn dùng 2 lần mỗi tuần. 
  • Thuốc coal tar. 
  • Thuốc bong vảy, bạt sừng. 

Đối với vảy nến thể mủ toàn thân bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc gồm: 

  • Thuốc retinoid giúp làm chậm quá trình tăng sinh của tế bào biểu bì, bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng. 
  • Thuốc methotrexate có tác dụng tăng sinh tế bào thượng bì trong bệnh vảy nến. Lưu ý, loại thuốc này có thể gây độc cho gan, máu nên chỉ được dùng với trường hợp tổn thương toàn thân hoặc diện tích vảy nến trên 50%.
  • Thuốc cyclosporin A có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm tốc độ quá sản thượng bì và các hoạt tính của tế bào viêm. 
  • Thuốc steroid toàn thân cải thiện nhanh triệu chứng vảy nến thể mủ biến chứng viêm khớp nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Khi ngừng thuốc bệnh có thể tái phát trở lại nghiêm trọng hơn. 
  • Một số loại thuốc khác được chỉ định dùng như vitamin A, C B12, H3, canxi clorua, thuốc kháng sinh tổng hợp, an thần bromua. 

Ngoài dùng thuốc điều trị vảy nến thì biện pháp quang hóa trị liệu cũng được áp dụng để chữa vảy nến trong một số trường hợp. Công dụng của phương pháp này là ức chế tổng hợp ADN của lympho, ức chế biểu lộ HL ADR của tế bào sừng từ đó làm sạch tổn thương ngoài da. 

Điều trị vảy nến thể mủ bằng mẹo dân gian

Nếu các triệu chứng vảy nến ở mức độ nhẹ bạn có thể dùng mẹo dân gian để áp dụng, giúp cải thiện triệu chứng ngay tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc nam trị vảy nến được áp dụng nhiều chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn tham khảo thêm: 

  • Mẹo chữa bệnh với nghệ vàng: Chuẩn bị 1 củ nghệ, cạo sạch vỏ sau đó giã nát và cho vào nồi nấu sôi cùng 2 thìa nước trong 10 phút.  Đợi dung dịch nguội thì lấy bông tăm thấm nước cốt nghệ thoa lên vùng da cần điều trị. 
  • Mẹo chữa bệnh với lá lốt: Làm sạch 10 nhánh lá lốt tươi cả phần lá và cành rồi đun sôi với 2 lít nước trong 15 đến 20 phút sau đó tắt bếp. Đợi nước nguội thì dùng để tắm hàng ngày là được. 

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến thể mủ

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến người bệnh cần chú trọng đến chế độ chăm sóc và biện pháp phòng ngừa để hạn chế tần suất tái phát của bệnh. Cụ thể như sau: 

vay nen mong tay
Người mắc bệnh da liễu cần chú ý về nhiệt độ nước khi tắm
  • Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thời gian sinh hoạt khoa học, hợp lý để nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn. 
  • Người bệnh có thể tắm nước ấm để làm mềm lớp vảy bong, làm dịu da, giảm kích ứng. Tuy nhiên cần chú ý đến nhiệt độ nước, không nên tắm nước quá nóng, tránh tắm quá lâu và không dùng xà phòng có độ pH cao. 
  • Hạn chế chà xát lên vùng da bị tổn thương, ưu tiên mặc quần áo được làm từ chất liệu mềm để tránh kích thích lên vùng da bị tổn thương. 
  • Khi đang bị bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia, tránh sử dụng chất kích thích, cà phê, thuốc lá. 
  • Mỗi ngày nên dành khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút để tắm nắng, khung giờ thích hợp nhất là 7 đến 9h sáng.

Chữa bệnh vảy nến mủ ở đâu tốt?

Khi mắc bệnh da liễu như vảy nến người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được khám và điều trị theo đúng phương pháp. Dưới đây là những địa chỉ chữa bệnh theo phương pháp Đông y và Tây y đã được chúng tôi tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo thêm: 

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc (Hà Nội: Nhà B31 ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân; HCM: 145 Hoa Lan, phường 2, Phú Nhuận). Ở đây có những bác sĩ và thầy thuốc chuyên về da liễu nổi tiếng đã cứu chữa cho nhiều bệnh nhân.
  • Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Đơn vị được phát triển từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam có hơn 10 năm kinh nghiệm khám điều trị bằng YHCT. Hiện nay, đơn vị đang điều trị vảy nến thể mủ bằng phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp Đông – Tây y trong quy trình điều trị. Địa chỉ tại Số 7 ngõ 8/11 Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Hà Nội, Hotline 0888 598 102 hoặc số 179 Nguyễn Văn Thương, Bình Thạnh, HCM, Hotline 0888 598 102 ).
  • Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân; HCM: 48B Đặng Dung, Quận 1). Đơn vị có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, chuyên chăm sóc da liễu bằng thiết bị hiện đại kết hợp với thảo dược tự nhiên. 
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ( 1 đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội): Khoa da liễu của bệnh viện là một trong những địa chỉ thăm khám bệnh uy tín mà bạn có thể đến để điều trị vảy nến.
  • Bệnh viện Da liễu TW (số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội): Đây là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực chữa bệnh da liễu được nhiều người tin tưởng. 

Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc vảy nến thể mủ bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Đây là bệnh có mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì vậy bạn không nên chủ quan. 

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Bệnh á vảy nến là bệnh da liễu phổ biến có nhiều người mắc phải hiện nay tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lý không gây nguy hiểm…

Xem chi tiết

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *