Á sừng ở trẻ em

Phụ huynh cần nắm rõ các thông tin về bệnh á sừng ở trẻ em để kịp thời tìm cách xử lý và chủ động phòng ngừa cho con. Nếu điều trị sai phương pháp trẻ có thể bị ảnh hưởng về thẩm mỹ, sức khỏe và cả tâm lý sau này. Phần nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh các thông tin cần thiết nhất liên quan đến căn bệnh này. 

Á sừng ở trẻ em là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?

Bệnh á sừng ở trẻ em là tình trạng khô ngứa, nứt nẻ, bong tróc da ở một bộ phận nào đó trên cơ thể bé gây cảm giác đau đớn và khó chịu. Trong y học, đây là biểu hiện da khô, dày sừng, chàm hóa của bệnh viêm da cơ địa. 

a sung o tre em
Bệnh á sừng ở trẻ em thường có tính chất kéo dài dai dẳng, khó điều trị khỏi

Á sừng ở trẻ sơ sinh thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị triệt để và dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Đa phần, bệnh lý sẽ xuất hiện ở những bé trong giai đoạn từ 2 tuổi đến khi bắt đầu dậy thì. 

Theo thống kê ghi lại thì có khoảng 50% trẻ nhỏ sẽ hết viêm da khi lên 10 tuổi với điều kiện được điều trị tích cực và chăm sóc tốt. Còn lại, có khoảng 50% trẻ mắc bệnh đeo bám cả đời. 

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau: 

  • Để lại sẹo lồi, sẹo lõm gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. 
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. 
  • Biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu do á sừng gây nên. 
  • Gây biến dạng móng tay, móng chân ở trẻ em bị á sừng
  • Ảnh hưởng về mặt tâm lý của trẻ nhỏ. 

Các biến chứng của bệnh đều gây ra những ảnh hưởng nhất định với sức khỏe và tâm lý của trẻ. Do vậy phụ huynh cần chủ động nhận biết,để có phương án xử lý kịp thời và đúng cách cho trẻ. 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Biểu hiện nhận biết bệnh á sừng ở trẻ em

Các triệu chứng á sừng ở trẻ em có thể thay đổi theo thời gian và sự phát triển của trẻ. Thường trẻ sau sinh và 1 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh và phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất. 

a sung o tre em
Tay của bé đang bị bệnh á sừng bị sưng đỏ, da bong tróc

Cụ thể, các biểu hiện ở trẻ khi mắc bệnh á sừng như sau: 

Triệu chứng á sừng ở trẻ sơ sinh: 

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như sau: 

  • Da đầu và các đầu ngón tay xuất hiện các vết chàm
  • Da có hiện tượng nổi mẩn đỏ, mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy do thời tiết nóng bức. 
  • Vùng da bệnh bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và rớm máu khi thời tiết chuyển lạnh. 
  • Trẻ có một số triệu chứng khác như biếng bú, biếng ăn, quấy khóc về đêm, khả năng phát triển chậm hơn bạn đồng trang lứa. 

Triệu chứng á sừng ở trẻ trên 1 tuổi: 

Đối với các bé hơn 1 tuổi các biểu hiện bệnh lý sẽ rõ ràng và dễ phân biệt hơn như: 

  • Da bị khô ráp kèm theo những mảng bong tróc. 
  • Các đầu ngón tay, ngón chân và gót chân bị bong tróc do ảnh hưởng của bệnh. 
  • Vùng da bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khi chà xát mạnh có thể khiến tình trạng khô da ngày một nghiêm trọng hơn dẫn đến chảy máu, mưng mủ, nhiễm khuẩn. 
  • Trẻ trên 2 tuổi bị bệnh sẽ bị nứt gót chân do sự tác động của bệnh, tổn thương có thể phát triển và lan rộng sang những vùng da khác. 

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân hình thành á sừng ở trẻ em khác đa dạng bởi có nhiều yếu tố tác động đến. Có thể đến một vài lý do như sau: 

a sung o tre em
Hoạt động cọ xát vào quần áo có thể khiến trẻ bị á sừng
  • Do da của bé tiếp xúc với quần áo hoặc cọ xát quá nhiều với các loại giày dép cứng. 
  • Da tiết nhiều mồ hôi, bức bí vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm bám trên da, sinh sôi và gây bệnh. 
  • Yếu tố di truyền có thể dẫn đến trẻ bị bệnh á sừng. 
  • Do trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, sữa tắm nhiều thành phần hóa học hoặc các tác nhân gây dị ứng khác. 
  • Do bé sinh sống ở môi trường ô nhiễm, nhiều nấm mốc, khí thải, khói bụi, lông động vật,…
  • Khí hậu thay đổi thường xuyên, thất thường, thời tiết hanh khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị á sừng. 
  • Do trẻ sử dụng các loại vacxin có chứa thành phần gây kích ứng da. 
  • Trẻ thường xuyên đi chân trần trên thảm từ polyester, thảm len. Hoạt động này có thể dẫn đến việc tích điện, làm khô da, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng phát triển.
  • Do trẻ thường xuyên đi giày ẩm, không thoáng khí, các tác nhân gây hại có điều kiện sinh sôi và phát triển.
  • Cơ thể bé tiết quá nhiều mồ hôi nhưng lại được làm khô nhanh bằng cách dùng quạt, điều hòa, máy sấy,…
  • Do vệ sinh da sai cách khiến vi khuẩn bám lại trên da, tăng hoạt động và gây bệnh,… 

Cách điều trị bệnh á sừng cho trẻ em

Cách chữa á sừng ở trẻ khác với phương pháp điều trị của người lớn. Đối với các bé, biện pháp chữa trị có tác dụng cải thiện triệu chứng, giảm khô da, sưng đỏ, hỗ trợ phục hồi làn da được nhanh hơn. 

Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh á sừng ở trẻ em phụ huynh cần chú ý đến đó là không cho bé chà xát, cào gãi. Các biện pháp thực hiện cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho con. 

Điều trị bệnh á sừng ở trẻ em bằng thuốc tân dược

Bệnh á sừng ở trẻ em có thể dùng các loại thuốc tân dược như thuốc dạng uống, dạng bôi hoặc kem dưỡng ẩm để điều trị. Với trẻ nhỏ sức đề kháng và thể trạng còn khá yếu nên liều lượng sẽ có sự thay đổi so với người lớn. Do đó khi cho trẻ dùng thuốc uống phụ huynh cần phải chú ý. 

a sung o tre em
Dưỡng ẩm là bước rất quan trọng đối với trẻ bị bệnh da liễu

Thuốc dạng bôi chữa á sừng cho trẻ 

Một số loại thuốc bôi ngoài da dùng cho trẻ bị á sừng bạn có thể tham khảo sử dụng như: Acid salicylic, thuốc mỡ bôi chống nấm, tacrolimus, corticoid,… Với các loại thuốc bôi mẹ chỉ nên dùng ngày 1 đến 2 lần, không dùng quá 30 ngày. 

Tùy tình hình bệnh lý của trẻ mà bác sĩ có thể thay đổi thuốc điều trị sao cho phù hợp. Phụ huynh không nên dùng quá liều lượng bởi da của bé rất mỏng có thể thẩm thấu và làm hại nội tạng, dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc,…

Thuốc dạng uống chữa á sừng cho bé 

Những trường hợp trẻ bị á sừng nghiêm trọng hoặc trẻ đã lớn hơn một chút bác sĩ có thể kê đơn kết hợp dạng uống và bôi để cải thiện triệu chứng. Tùy theo cân nặng, tình trạng bác sĩ có thể kê thêm một số loại sản phẩm uống phổ biến như chống viêm, corticoid, vitamin viên uống, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm,…

Kem dưỡng ẩm dành cho trẻ em 

Ngoài việc dùng thuốc phụ huynh cần chú ý đến bước dưỡng ẩm cho trẻ. Dưỡng ẩm sẽ làm mát, làm dịu da, giúp da trở nên mềm mại và để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Đối với kem dưỡng ẩm, phụ huynh nên chọn loại có chứa Ure, Petrolatum, dimethicone,… Tần suất bôi  là từ 4 đến 5 lần và dùng trực tiếp lên da. Thời điểm dùng kem tốt nhất là sau khi tắm và sau khi đi ngủ. 

Thuốc Tây điều trị á sừng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngoài da của trẻ nhưng có thể để lại tác dụng phụ. Khi cho trẻ dùng thuốc bố mẹ cần có sự cân nhắc và sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá đà. Nếu có dấu hiệu bất thường ở trẻ hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. 

Mẹo dân gian dùng để chữa bệnh á sừng cho trẻ em

Đối với các bé khi chữa bệnh á sừng cần hạn chế sử dụng thuốc tân dược. Đa phần các bậc phụ huynh đều lựa chọn áp dụng mẹo dân gian, tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nhà. 

a sung o tre em
Mẹo dùng trầu không để cải thiện triệu chứng bệnh á sừng ở trẻ

Một vài mẹo dân gian bố mẹ có thể tham khảo để chữa bệnh á sừng tại nhà cho con như sau: 

  • Mẹo chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không làm sạch kỹ lưỡng, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đun nguyên liệu với lượng nước vừa đủ, để sôi khoảng 15 phút sau đó tắt bếp. Đợi nước nguội thì dùng để vệ sinh vùng da bị á sừng cho trẻ. Mẹ nên chú ý nhiệt độ nước tránh để trẻ bị bỏng. 
  • Mẹo chữa bệnh á sừng bằng nước trà xanh: Hái một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch sau đó nấu nước để vệ sinh cho bé như bài thuốc từ lá trầu không. 
  • Dùng dầu dừa: Ngoài vai trò dưỡng ẩm, làm mượt tóc, trị vảy nến, dầu dừa còn là nguyên liệu điều trị á sừng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần làm sạch vùng da đang bị á sừng sau đó thấm khô rồi cho vài giọt tinh dầu dừa vào khu vực tổn thương sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút. Thực hiện ngày 2-3 lần bạn sẽ thấy da mềm mịn, bớt khô.
  • Cây vòi voi: Thảo dược này chứa rất nhiều hoạt chất Alcaloid có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, điều trị á sừng, vảy nến hiệu quả. Chỉ cần lấy 1 nắm vòi voi rửa sạch sau đó giã cùng ít muối sạch. Đắp hỗn hợp này lên khu vực bị bệnh sau đó dùng gạc cố định rồi để qua đêm.

Với mẹo chữa dân gian luôn tận dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên, độ an toàn cao, lành tình và  hiệu quả cải thiện triệu chứng khá tốt. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ có thể áp dụng đối với các thể nhẹ. 

Nếu trẻ bị á sừng mức độ nghiêm trọng bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để khám và tiếp nhận điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra khi dùng mẹo chữa dân gian cho trẻ nhỏ bố mẹ nên hỏi qua ý kiến của những người có chuyên môn bởi da của trẻ thường rất mỏng và nhạy cảm. 

Lưu ý phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ khi bị á sừng

Ngoài việc nắm rõ thông tin về bệnh lý và cách điều trị các bậc phụ huynh cần chú ý đến cách chăm sóc và phòng ngừa. Cụ thể như sau: 

a sung o tre em
Sữa tắm dành cho trẻ bị bệnh da liễu ưu tiên dùng loại có thành phần thiên nhiên
  • Đối với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng các loại xà phòng có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên hoặc có tính kiềm thấp. Không nên dùng sữa tắm có chứa nhiều chất tạo mùi hương và thành phần hóa học cho bé. 
  • Chú ý lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với trẻ bị bệnh á sừng. 
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh và tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Bạn nên hạn chế dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh bởi chúng không tốt đối với da bé. 
  • Khi đang điều trị bệnh á sừng cho bé không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây hại cho sức khỏe. 
  • Trẻ đang bị bệnh á sừng tuyệt đối không dùng nước muối để ngâm, tắm bởi việc này có thể khiến làn da của trẻ bị khô, mất nước và thúc đẩy bệnh á sừng phát triển theo chiều hướng xấu hơn.
  • Tránh chọc mủ viêm hoặc bóc da khô bởi có thể khiến tình trạng tổn thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 
  • Thường xuyên cắt móng tay và mang găng tay cho trẻ. Nếu cơn ngứa xảy ra thường xuyên hoặc ở mức độ nghiêm trọng bạn có thể dùng kem giảm ngứa để phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Bố mẹ nên ưu tiên để con mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh chọn quần áo được làm từ chất liệu len hoặc đồ bó sát cơ thể cho bé mặc. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm cay nóng, hải sản và các loại sản phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. 
  • Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ cần bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A, B, E, thực phẩm có nhiều omega – 3, chất xơ,… Những thành phần này rất cần cho trẻ để cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh á sừng và phòng ngừa các loại bệnh lý khác nhau. 
  • Tránh để trẻ hoạt động thể chất dưới ánh nắng mặt trời hoặc tham gia vào các hoạt động làm tăng tiết mồ hôi. Nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế các tác động đến vùng da bệnh, rút ngắn thời gian điều trị. 
  • Mỗi ngày nên cho trẻ uống nhiều nước lọc vừa đảm bảo quá trình đào thải vừa cân bằng độ ẩm cho da. 

Bệnh á sừng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu về bệnh lý, nhận biết dấu hiệu bệnh sớm để tìm ra phương pháp xử lý đúng cách. 

Bệnh á vảy nến là bệnh da liễu phổ biến có nhiều người mắc phải hiện nay tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lý không gây nguy hiểm…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh ngoài da, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy vảy nến có tự khỏi không, cách điều trị như thế…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Một trong những thắc mắc của bệnh nhân là bị vảy nến có…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Bình luận (30)

  1. Linh lì says: Trả lời

    Mình thấy mua mấy loại tắm gội chuyên dụng cho da mắc ghê, mua lá tắm và bôi An bì thang giá mềm hơn nè. Dùng thích mà an toàn, không lo nhờn thuốc nữa

  2. Cải hoa says: Trả lời

    Phòng khám có làm việc ngoài giờ không ạ?

    1. Ca sĩ Loi says:

      Nhất Nam làm từ thứ 2 đến chủ nhật giờ hành chính bạn ơi, muốn qua muộn hơn thì cứ inbox đặt lịch trướcCa sĩ Loi

  3. Đảo Candy says: Trả lời

    Thuốc đông y thì tốt đấy nhưng căn bản phòng khám có dùng dược liệu chuẩn không, đọc báo đài rầm rộ thông tin dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc

    1. Hoài thương says:

      Dược liệu người ta dùng đạt chuẩn GACP đó má

    2. Linh lì says:

      Bạn ơi phụ nữ sau sinh uống được thuốc này không, sau sinh miễn dịch mình kém, ngứa và nốt rõ nhiều, stress căng thẳng quá

    3. Nguyễn hoa nam định says:

      Chữa cả phụ nữ mang thai được luôn nên đang cho con bú dùng tốt bạn ạ.

    4. Hoài nam says:

      DĐang cho con bú uống được à bạn, mình viêm da, con cũng có mấy nốt rồi, mà sợ uống con bú lại ảnh hưởng đến con thì khổ

    5. Phương Hoài sĩ says:

      Cậu ơi, yên tâm nhé, thuốc đông y thì an toàn không tác dụng phụ đâu, tớ cũng đang uống thuốc đây, trộm vía con còn đỡ táo nữa. Tham khảo bài viết này để yên tâm hơn nhé

  4. Chiến ơi says: Trả lời

    Kinh nghiệm em là phải dùng sữa tắm dầu gội chuyên dụng cho viêm da, chứ dùng mấy loại như lai boi cờ lia là hỏng luôn. Ngứa dã man con ngan

    1. Thuy duong nguyen says:

      Thì dùng loại chuyên dụng mới có chất dịu nhẹ cho da, da mình viêm bị tổn thương rồi bạn. Cũng kiêng luôn hải sản, đồ chiên dầu mỡ nhiều, rượu bia thuốc lá, đồ cay nữa nha.

    2. Ngọc sang says:

      Tớ bị viêm da mấy năm nay, nói chung loanh quanh cứ thuốc bôi corticoid, giờ không bôi không chịu được, muốn chuyển sang thuốc An bì thang nè, không biết giá cả sao

    3. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Ngọc sang!
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nhất Nam Y viện, Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của mỗi người mà sẽ có chi phí điều trị khác nhau. Mời bạn qua địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 092.842.1102 để được thăm khám cụ thể nhé.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

    4. Bình minh lên says:

      Tui đang được bác sĩ Lê Phương kê đơn cho nè, 1 tháng gần 3 củ khoai mì đó. Giá cả hợp lý so với chất lượng

    5. Quỳnh nguyễn 89 says:

      Giá cũng mắc đó chứ, bằng nửa tháng lương em rùi nè

    6. Anan THi says:

      Thuốc này họ phục dựng bài thuốc thời các vua đấy em, thời xưa toàn tuyển ngự y cao tay nên bài thuốc toàn vị thuốc quý mới có giá thế. Tiền nào của đấy em ơi, họ làm ăn chuẩn chỉnh, niêm yết giá luôn nè

  5. Hương Ly says: Trả lời

    Thuốc ở đây là thuốc đông y à bạn, đun sắc có mất nhiều thời gian không ạ?

    1. Lynh lynh says:

      Thuốc đông y là thuốc thang mà, bố mẹ mình hay uống ở quê thì có khi phải sắc cả ngày đấy, mất thời gian ra phết

    2. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Hương Ly!
      Bài thuốc An bì thang là dạng thuốc thang, do bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám tình trạng bệnh. Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống bận rộn của nhiều người bệnh, Trung tâm có thể hỗ trợ sắc sẵn thuốc và đóng gói thành từng túi nhỏ, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn thuốc của Trung tâm để điều trị một cách tốt nhất mà không cần lo lắng về việc phải sắc thuốc nữa nhé.
      Mời bạn qua phòng khám thăm khám trực tiếp hoặc liên hệ số điện thoại: 092.842.1102 để được tư vấn cụ thể.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

    3. Bích Liễu99 says:

      Mẹ em đang uống thuốc ở Nhất nam, ở đây phòng khám sắc cho đơn giản lắm, thấy mẹ em dùng combo cả uống, bôi và lá tắm. Thấy mẹ bảo đỡ ngứa rồi, mẹ em mới dùng được gần tháng

    4. Sợ gì ai! says:

      Bạn ơi, uống thuốc này thời gian có lâu không ạ? Mình bị á sừng, bị ở bàn tay và bàn chân, ở tay mất cả dấu vân tay rồi, đi làm không nhận diện được bằng lăn tay mà phải nhận diện khuôn mặt, hic

    5. Lan Anh Vương says:

      Bệnh như anh gần giống em, xác định uống tầm 3 tháng anh nhé, em vừa kết thúc liệu trình xong đây, da mịn màng luôn

    6. Phi thanh vân says:

      Mình cứ tưởng uống tầm 1-2 tháng, uống gì mà lâu thế, uống vậy khỏi ăn cơm luôn à

    7. Trần trinh giải phóng says:

      Bác này chưa uống đông y bao giờ hay sao ý, đông y uống lâu tí nhưng được cái điều trị căn nguyên bệnh nói mới phòng được tái phát bác nhé, đọc đi rồi bớt gáy

  6. Trịnh THảo says: Trả lời

    Bài viết hay quá, cảm ơn Phòng khám, nhà mình có 2 bố con đều bị á sừng, qua bài viết mình học hỏi được nhiều lắm.

    1. Su Su says:

      Bài thuốc An bì thang muốn mua thì mua ở đâu đó ạ, Thuốc này bé 5 tuổi có uống được không bác Phương?

    2. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Su Su
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nhất Nam Y viện, Thuốc An bì thang có dùng được cho bé 5 tuổi bạn nhé. Mời bạn đưa bé qua địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 092.842.1102 để được thăm khám cụ thể nhé.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

    3. Hoàng Liễu says:

      Nhờ thuốc An Bì thang của phòng khám Nhất Nam y viện bé nhà mình nay đã thoát khỏi bệnh á sừng. Mỗi lần tắm cho con mình đều rơi nước mắt vì cả người con đều có những mảng da khô, bong tróc, có chỗ còn có mủ. Mỗi đêm ngủ được là 1 cực hình với con. Thương con mình tìm đủ mọi cách chữa trị cho con. Dùng bao nhiêu thuốc uống, bôi, ai mách gì làm đấy nhưng con chỉ đỡ mà không ổn được hẳn. Để con bé 5 tuổi phải chịu đựng nhiều lúc mình thấy bất lực vô cùng. Thật may khi mình biết đến Thuốc An bì thang. Mình đưa con đến khám, bác sĩ kiểm tra kĩ về da, tư vấn cách dùng, cách ăn uống kiêng cử. Con uống được tuần thứ 2 thì tình trạng ngứa giảm rõ, bôi thuốc và dùng lá tắm thì mình thấy da con mềm hơn, đỡ khô nứt như trước. Mình cho bé dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Qua từng tháng cải thiện con tốt dần lên. Đến giờ dừng thuốc được nửa năm rồi trộm vía da con đã ổn, con có thể ăn được những loại thức ăn mà trước đó phải kiêng, con vui chơi khỏe mạnh mình an tâm lắm.

    4. Happy yes says:

      Cho mình xin thông tin về bài thuốc An bì thang với nha

    5. Hoồng hạnh says:

      Bài thuốc này được đánh giá cao từ các chuyên gia đó bạn, tham khảo thử xem

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *