8 Loại Tinh Dầu Trị Viêm Xoang Hiệu Quả, Phổ Biến Nhất
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSử dụng tinh dầu trị viêm xoang là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên, không phải loại tinh dầu nào cũng đảm bảo an toàn để thực hiện. Vậy nên bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ gợi ý đến bạn top 8 loại tinh dầu được nhiều người tin dùng nhất cũng như những lưu ý khi điều trị.
Tinh dầu có tác dụng trị viêm xoang không?
Viêm xoang là bệnh lý hình thành do vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm tại hốc xoang, cản trở quá trình trao đổi khí. Đồng thời tạo áp lực cho các vùng lân cận và gây cảm giác đau nhức, khó thở.
Đây là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và tần suất tái phát cao. Thông thường, ngoài việc dùng thuốc, nhiều người còn sử dụng tinh dầu trị viêm xoang. Vậy tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh viêm xoang không?
Tham khảo thêm: Top 13 Cây Thuốc Xông Trị Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất
Theo các bác sĩ, trị viêm xoang bằng tinh dầu là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả. Các hoạt chất có trong tinh dầu sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đồng thời góp phần cấp ẩm cho niêm mạc mũi và làm thông thoáng đường dẫn lưu xoang, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Thông thường, tinh dầu sẽ được dùng bằng cách xông hơi, pha loãng và thoa trực tiếp lên da. Rất ít trường hợp dùng tinh dầu theo đường tiêm hoặc uống vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Được biết, ngoài tác dụng hỗ trợ trị viêm xoang, các loại tinh dầu còn giúp sát khuẩn đường hô hấp, long đờm, an thần, làm ấm cơ thể. Từ đó tạo cảm giác thư thái, thoải mái, giúp bệnh nhân dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
8 loại tinh dầu trị viêm xoang tốt nhất hiện nay
Có rất nhiều loại tinh dầu trị viêm xoang trên thị trường, tuy nhiên phổ biến và hiệu quả nhất vẫn là nhóm 8 loại tinh dầu sau đây:
Tinh dầu bạch đàn
Theo nghiên cứu, tinh dầu lá bạch đàn có tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi nấm và vi khuẩn. Chính bởi công dụng này, tinh dầu bạch đàn đã được ứng dụng vào trong nhiều loại thuốc nhỏ mũi để chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi mãn tính và cấp tính.
Với bệnh nhân bị viêm xoang, các bạn có thể dùng lá bạch đàn ngay tại nhà bằng phương pháp xông hơi để làm giảm các triệu chứng. Ở nhiệt độ cao, tinh dầu bạch đàn sẽ mang tới hiệu quả ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm xoang, làm loãng dịch mũi, tăng cường lưu thông máu tới các xoang. Từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương cũng như tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thư giãn, giảm bớt căng thẳng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạch đàn tươi, 1 chiếc khăn sạch và 1 thau nước.
- Lá bạch đàn sau khi rửa sạch thì vò nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng tới lượng tinh dầu bên trong.
- Cho lá bạch đàn vào thau nước, đổ nước nóng vào và tiến hành xông hơi trong khoảng 10 – 20 phút.
- Trong lúc xông hơi nên dùng khăn quấn quanh đầu để giúp luồng khí đi vào mũi xoang tốt hơn.
- Thực hiện cách trị viêm xoang bằng tinh dầu bạch đàn 2 lần/ngày, xông đều 2 bên xoang, mỗi bên ít nhất 3 lần xông.
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà là sản phẩm được làm ra từ phần thân, lá của cây bạc hà thông qua phương pháp chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc dùng khí CO2,… Được biết, cây bạc hà được trồng khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành nên việc mua loại nguyên liệu này khá dễ dàng.
Loại tinh dầu này được nghiên cứu và cho thấy khả năng chống vi khuẩn, nấm men, làm dịu cơn ngứa mãn tính hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn làm giảm triệu chứng đau nhức đầu, cảm lạnh, cảm cúm, khó tiêu và tình trạng khó thở, nghẹt mũi do viêm xoang gây ra.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 2 chén nước, cho thêm 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà vào.
- Dùng khăn to trùm xung quanh đầu để hít hơi nước trong vòng 1 phút và lặp lại khoảng 6 – 7 lần.
Tinh dầu trị viêm xoang với tràm trà
Tinh dầu tràm trà – Melaleuca alternifolia được chiết xuất từ cây tràm trà, một loại thực vật xuất xứ từ Úc. Loại tinh dầu này có các chất có khả năng sát khuẩn, long đờm như Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%.
Nhờ hai thành phần chính nêu trên, tinh dầu tràm trà có khả năng điều trị mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn nhọt, nấm móng, chấy ghẻ, giun gai. Đồng thời hỗ trợ điều trị nhiễm trùng miệng – họng – mũi – tai, ho viêm phế quản, viêm phổi và viêm xoang.
Khi được dùng với mục đích điều trị bệnh viêm xoang, tinh dầu tràm trà có khả năng làm giảm tình trạng đau nhức, nặng đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi, mất khứu giác. Với các trường hợp bị xoang nhẹ, mọi người có thể dùng tinh dầu tràm trà để khắc phục các triệu chứng nêu trên.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lít nước nóng cùng vài giọt tinh dầu tràm trà.
- Cho 1 vài giọt tinh dầu vào 1 tô nước nóng khoảng 80 độ C.
- Phủ khăn kín đầu, mặt rồi ghé sát tô nước, hít luồng hơi nước bốc lên cho tới khi nước nguội đi.
- Thực hiện cách trị viêm xoang bằng tinh dầu tràm trà trong vòng 10 – 15 phút mỗi ngày.
Tinh dầu húng quế
Tinh dầu húng quế là sản phẩm được chiết xuất thông qua quá trình chưng cất hơi nước từ phần lá, thân và ngọn hoa. Tùy theo điều kiện sinh trưởng, công đoạn bảo quản và từng loài mà tinh dầu có thể thay đổi một chút về đặc tính. Tuy nhiên, chúng vẫn đảm bảo khả năng làm giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ, giảm đau, cải thiện viêm khớp, chống oxy hóa, kháng khuẩn và hỗ trị trị viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Sử dụng tinh dầu húng quế bằng máy xông hoặc máy khuếch tán để lan tỏa tinh dầu húng quế trong không khí.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu trị viêm xoang này bằng cách pha trộn với dầu nền để massage, xoa bóp tại vùng mũi.
- Đơn giản hơn, bệnh nhân có thể dùng tinh dầu húng quế tại các vị trí các bạn muốn lưu hương như gối, quần áo và túi thơm.
Đọc ngay: Thực Hư Hiệu Quả Dùng Cây Cỏ Hôi Trị Viêm Xoang
Tinh dầu cỏ hôi trị viêm xoang
Người ta tìm thấy trong cây cỏ hôi khoảng 0.7 – 2% tinh dầu, tanin, saponin, carotenoid, phytosterol, đường khử, hợp chất uronic và hàm lượng saponin thô ở thân – lá là 4.7%. Ở dạng tinh dầu, chúng sẽ hơi sánh, có màu vàng nhạt hoặc vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu và có thành phần chủ yếu là demethoxy ageratochromen, ageratochromen.
Tinh dầu cỏ hôi có tác dụng tốt trong việc làm giảm ngạt mũi, viêm mũi, giảm tiết dịch và tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu. Tuy nhiên, tinh dầu cỏ hôi lại cho công dụng kém với chứng viêm mũi, viêm xoang có mủ đặc, ở cả dạng cấp tính hay mãn tính. Sử dụng tinh dầu trị viêm xoang này khá lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể gây sốt trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g cỏ hôi, 50g lá long não và 10g lá chanh. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch rồi sắc với 300ml nước tới khi còn 100ml nước.
- Đổ nước ra bát xông lên mũi ngày 3 lần.
- Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước đã sắc và hãy kiên trì áp dụng trong 7 – 10 ngày.
Tinh dầu tỏi trị viêm xoang
Từ lâu, tỏi đã được dùng để chữa bệnh cảm cúm, đầy bụng, đau bụng và khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh tiêu hóa, bệnh tim mạch, xương khớp và bệnh hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,…
Sở dĩ tỏi có công dụng này là vì chúng có chứa allicin – hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, làm sạch ổ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, còn có hoạt chất scordinin giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế sự phát triển của các tế bào bất thường liên quan tới viêm xoang. Kèm theo đó là hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào như vitamin C, magie, vitamin B6, selen, đồng, canxi, sắt,…
Xem thêm: Gợi Ý 7 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Tỏi Ngay Tại Nhà
Thông thường, tinh dầu tỏi trị viêm xoang sẽ được dùng bằng cách xông hơi. Cách làm này sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong các xoang, giảm áp lực bên trong xoang, giảm cảm giác đau nhức, tránh tình trạng nghẹt mũi, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Lấy vài tép tỏi tươi, bóc vỏ, đập dập rồi cho vào chén nước sôi.
- Lấy khăn trùm đầu lại, áp sát mặt cách chén nước khoảng 15 – 20cm.
- Hít thở sâu, chậm rãi để xông mũi mỗi tối trước lúc ngủ.
Tinh dầu thông đỏ trị viêm xoang
Tinh dầu thông đỏ được chiết xuất từ lá cây thông đỏ, loài cây thông chỉ xuất hiện ở núi cao và những vùng khí hậu ôn đới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật và Nga,… Đây là loại tinh dầu chứa nhiều hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như flavonoid, axit amin, tecpen, polyphenol,… Ngoài ra còn có các dược chất quý như paclitaxeel, taxos, docetaxeelFl,…
Từ những thành phần nêu trên, tinh dầu thông đỏ có thể mang tới công dụng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, làm sạch da, chống oxy hóa, hỗ trợ trị rối loạn mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt, tinh dầu còn có khả năng làm giảm sưng, giảm viêm xoang hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Uống 1 – 2 viên/ngày trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút trong vòng 3 – 6 tháng.
- Nếu không, bạn có thể bôi trực tiếp lên da hoặc pha loãng với nước cũng như các loại dầu nền khác để làm giảm các triệu chứng về da.
Trị viêm xoang bằng tinh dầu chanh
Theo một số nghiên cứu, tinh dầu có trong vỏ quả chanh giúp làm dịu, cải thiện tâm trạng khá tốt. Bên cạnh đó, cũng cũng có khả năng kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang, tăng cường sự tập trung và nâng cao hiệu quả làm việc. Bạn có thể mua tinh dầu chanh hoặc có thể dùng trực tiếp vỏ chanh tươi đều được.
Cách thực hiện:
- Hãy nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu chanh vào máy khuếch tán mà bạn đang dùng. Đảm bảo không gian thông thoáng và thời gian trị liệu bằng tinh dầu trong ít nhất 30 phút.
- Trường hợp dùng tinh dầu chanh tại chỗ, bạn trộn với dầu nền (dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba) thì cần test trước để lên cổ tay để tránh bị dị ứng. Nếu sau 24 giờ mà không thấy mẩn đỏ, kích ứng nào khác thì có thể thoa lên vùng mũi.
Đọc ngay: Cây Vòi Voi Chữa Viêm Xoang Có Hiệu Quả Không? [Xem Ngay]
5 cách sử dụng tinh dầu trị viêm xoang
Dùng tinh dầu trị viêm xoang có thể tiến hành áp dụng theo nhiều cách khác nhau để đạt được hiệu quả tối ưu. Theo đó, để hỗ trợ điều trị viêm xoang bằng tinh dầu, các bạn có thể thực hiện theo 5 cách sau đây:
- Hít tinh dầu trực tiếp: Đây là cách đơn giản và có thể sử dụng ngay để kiểm soát triệu chứng của bệnh một cách tức thì. Khi bị nghẹt mũi, hãy mở nắp lọ tinh dầu, sau đó đưa lại gần mũi để hít vào. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu ra khăn tay/miếng bông gòn rồi hít là được.
- Dùng máy khuếch tán tinh dầu: Sử dụng máy khuếch tán giúp phân tán tinh dầu ra ngoài không khí. Điều này không chỉ làm sạch không khí trong nhà mà còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở.
- Xông hơi: Tinh dầu kết hợp với xông hơi cùng nước nóng sẽ giúp các hoạt chất có trong tinh dầu thảo dược đi sâu vào khoang mũi, tiếp cận được với khu vực bị viêm nhiễm. Hơi nóng từ việc xông hơi còn làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở thông thoáng, kích thích lưu thông máu hiệu quả hơn. Để thực hiện, bạn chỉ cần cho vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi. Dùng khăn trùm kín đầu, ghé mặt gần lại tô nước (cách khoảng 20cm) để đảm bảo an toàn. Trong lúc xông nên hít sâu bằng đường mũi và thở ra nhịp nhàng để tăng hiệu quả cải thiện bệnh.
- Massage bằng tinh dầu: Lấy tinh dầu massage tại khu vực hai bên sống mũi cũng là một trong những cách làm giảm triệu chứng viêm xoang hiệu quả. Mặt khác, bạn cũng có thể thoa lên gan bàn tay rồi thoa bóp nhẹ nhàng mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu vào ban đêm.
- Thêm tinh dầu vào trong nước tắm: Ở cách này, bạn lấy vài giọt tinh dầu cho vào bồn tắm chứa nước ấm. Nằm ngâm mình trong đó trong khoảng 10 – 15 phút kết hợp với việc massage toàn thân để kích thích quá trình lưu thông máu, làm giãn thần kinh, cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.
Rủi ro khi dùng tinh dầu trị viêm xoang
Bên cạnh những lợi ích khi dùng tinh dầu trị viêm xoang, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định khi sử dụng không đúng cách. Được biết, tinh dầu thường là dạng nguyên chất, chúng có chứa các hoạt chất ở nồng độ cao, khá đậm đặc. Vì thế, nếu dùng điều trị tại chỗ mà không pha loãng rất dễ gây kích ứng, bỏng rát da.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng như nổi mề đay, tức ngực, mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, buồn nôn, phù nề niêm mạc đường thở,… Mặt khác, việc dùng tinh dầu trong thời gian đang điều trị bằng thuốc đơn kê cũng có thể gây tương tác, làm giảm hiệu quả của thuốc, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Lưu ý khi dùng tinh dầu trị viêm xoang
Để giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro ngoài ý muốn, hỗ trợ điều trị viêm xoang tốt, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tránh uống tinh dầu, nếu không được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Khi dùng điều trị tại chỗ, không dùng tinh dầu nguyên chất thoa trực tiếp lên da. Thay vào đó hãy dùng các loại tinh dầu trung tính hay tinh dầu vận chuyển để giảm tình trạng kích ứng, dị ứng.
- Không thoa tinh dầu lên vùng da có vết thương hở, bị lở loét, trầy xước.
- Tránh nhỏ tinh dầu vào sâu trong mũi vì có thể làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai, đang dùng thuốc Tây điều trị bệnh hay đang gặp vấn đề gì về sức khỏe thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng tinh dầu chữa viêm xoang.
- Trường hợp có tiền sử bị dị ứng với tinh dầu, hãy thử test một lượng nhỏ tinh dầu được pha loãng lên tay để test phản ứng của da. Nếu không có dấu hiệu bất thường, các bạn mới nên dùng tinh dầu để trị viêm xoang.
- Không dùng tinh dầu cho người có làn da quá nhạy cảm, đặc biệt là tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà.
- Nếu sau khi dùng tinh dầu mà có những biểu hiện bất thường, triệu chứng bệnh viêm xoang không được cải thiện, hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Bảo quản tinh dầu ở nơi thoáng mát, mỗi lần dùng xong nên đậy nắp kỹ để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng bên trong.
Tinh dầu trị viêm xoang tuy có hiệu quả cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên xem đây là phương pháp hỗ trợ, không nên lạm dụng để tránh các rủi ro đáng tiếc. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, sinh hoạt khoa học để bảo vệ sức khỏe, kiểm soát bệnh tốt hơn.
Có thể bạn chưa biết:
- Gợi Ý 11 Cách Chữa Viêm Xoang Mãn Tính Bằng Thuốc Nam
- Bị Viêm Xoang Mãn Tính Khi Mang Thai Do Đâu, Chữa Ra Sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!