Viêm Họng Ra Máu

Viêm họng ra máu hay viêm họng khạc đờm ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Nguyên nhân gây viêm họng khạc đờm ra máu

Theo nhận định của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện), đau họng khạc ra đờm có máu có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Tổn thương hệ hô hấp: Khi các cơ quan hệ hô hấp như răng, nướu, vòm họng… bị tổn thương, tình trạng viêm họng ra máu có thể xảy ra. Các bệnh đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng hạt… gây đau rát họng sưng phù ứ màu ở lớp niêm mạc họng. Khi cổ họng gặp các áp lực mạnh thì mạch máu ở niêm mạc có thể vỡ và dính cùng đờm.
  • Tình trạng nhiễm trùng hô hấp: Khi hệ hô hấp bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, tình trạng viêm họng có khạc ra máu sẽ xảy ra.
  • Trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc rối loạn đông máu: Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây buồn nôn, đau họng và khiến niêm mạc họng bị bào mòn. Tình trạng này kéo dài gây ra viêm họng ra máu do mạch máu ở họng bị vỡ.
  • Bệnh lý về phổi và phế quản: Người đang mắc các bệnh lý tắc mạch phổi, viêm phổi, viêm phế quản… thường có triệu chứng ho ra máu. Bên cạnh đó, viêm họng ho có đờm ra máu còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
viem hong ra mau
Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng ho ra đờm có máu nguy hiểm không?

Viêm họng ra máu nếu là triệu chứng của bệnh viêm họng thường gặp thì không gây quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nếu được chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.Ở một số trường hợp, bị viêm họng ho ra máu thường xuyên tái phát đi kèm các diễn biến bất thường. Khi này, đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Bệnh lao phổi: Bên cạnh tình trạng ho ra máu tươi thì người bệnh còn có triệu chứng như ho có đờm trên 2 tuần, viêm họng khạc đờm ra máu, sốt nhẹ vào chiều, đau tức ngực, khó thở…
  • Giãn phế quản: Người bệnh thường có dấu hiệu viêm họng ho có đờm ra máu với lượng ít và kéo dài 3-5 ngày. Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao nếu không sớm được điều trị.
  • Viêm phổi cấp, áp xe phổi, u nấm phổi: Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở đường hô hấp. Triệu chứng đi kèm có thể nhận biết như: bệnh nhân ho ra máu và buổi sáng, đau ngực, khó thở…
  • Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư phổi…: Viêm họng ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt 80% trường hợp ung thư phổi di căn sẽ có các dấu hiệu khạc đờm ra máu.
viem hong ra mau
Viêm họng ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi

Người bệnh không nên chủ quan với tình trạng đau họng ra máu. Nếu cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường, bệnh thường xuyên tái phát, bệnh nhân cần được khám và có phương pháp điều trị viêm họng phù hợp.

Triệu chứng VIÊM ĐAU HỌNG bạn đang gặp phải?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Điều trị viêm họng ra máu như thế nào?

Phần lớn các bệnh hô hấp gây nên tình trạng đau họng ra máu đều có nguyên nhân do virus, vi khuẩn. Ở trường hợp viêm họng ho ra máu hay viêm họng hạt ho ra máu, việc điều trị có thể dùng các loại thuốc Đông y hoặc Tây y phù hợp.

Điều trị viêm họng ra máu tại nhà bằng dân gian

Trường hợp bệnh nhẹ, không liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân có thể tự cải thiện tình trạng bệnh ở nhà bằng biện pháp dân gian như dùng mật ong, trà gừng,…

  • Sử dụng mật ong: Bạn pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm,  có thể thêm tinh bột nghệ và uống từ từ để các dưỡng chất thấm vào cổ họng làm dịu cơn đau. Cách dùng mật ong chữa bệnh chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi.
  • Trà gừng: Gừng được đem rửa sạch, thái lát rồi cho vào đun sôi với nước. Trà gừng dùng khi ấm, giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng ho ra máu.
  • Lá tía tô: Bạn dùng lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế rửa sạch, hấp cách thủy với đường phèn trong 20 phút. Để thuốc nguội sau đó bạn chắt nước cốt, chia thành 3 phần và uống trong ngày.
viem hong ra mau
Bài thuốc với mật ong và tinh bột nghệ

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Thuốc thường phát huy công dụng chậm, do đó bệnh nhân cần kiên trì điều trị. Cách này được đánh giá cao về độ an toàn, tiện lợi.

Chữa bệnh theo y học hiện đại

Với tình trạng bệnh đi kèm các triệu chứng phức tạp hơn, việc điều trị sẽ dựa trên chẩn đoán và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Thông thường điều trị viêm họng ra máu có thể được chia thành 3 mức độ:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi phế quản cho trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp. Bệnh khiến phế quản, cổ họng bị tổn thương, gây xuất hiện khối máu đông thể nhẹ.
  • Người bệnh được chỉ định đóng tắt mạch máu bằng tiểu phẫu chụp động mạch phế quản và thuyên tắc mạch trong trường hợp đau họng ra máu tươi, tiết thành mạch lớn.
  • Nếu bệnh nhân ho dữ dội, dai dẳng, viêm họng xì mũi ra máu hoặc khạc ra máu quá nhiều sẽ cần phải truyền máu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Một số loại thuốc người bệnh có thể sử dụng như: Paracetamol, Corticosteroid, Ranitidine, Omeprazole, thuốc xịt viêm họng, kẹo ngậm,….

Viêm họng ho ra máu tuy không phải chứng bệnh nan y nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng sang nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, bạn nên điều trị dứt điểm, tránh để tái phát dai dẳng khiến mức độ trầm trọng hơn. Nếu bạn đang cần tìm liệu pháp trị viêm họng ra máu hiệu quả cao, hãy liên hệ ngay đến Nhất Nam Y Viện theo thông tin dưới đây để được tư vấn sớm nhất:

NHẤT NAM Y VIỆN
Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024.8585.11020888.598.102
Fanpage: Nhất Nam Y ViệnWebsite: www.nhatnamyvien.comĐặt lịch khám: https://nhatnamyvien.org/dat-lich-kham-benh

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp khi bị viêm họng ho ra máu

Bên cạnh việc tìm kiếm phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học để phòng và đẩy lùi bệnh. Dưới đây là một vài điều bệnh nhân bị viêm họng ra máu cần lưu ý:

Chế độ sinh hoạt khoa học

Trong sinh hoạt hàng ngày, để phòng tránh và cải thiện tình trạng bệnh bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc họng nước muối. Nước muối loãng giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau rát ở cổ họng hiệu quả.
  • Bạn nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc hay sử dụng thuốc lá. Thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư phổi, ung thư vòm họng…
  • Khi ra đường, người bệnh cần che chắn kỹ, tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng là điều cần làm để bệnh không chuyển biến nặng
  • Vận động, tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng
  • Giữ độ ẩm trong phòng ở mức phù hợp nhằm tránh các bệnh về đường hô hấp
viem hong ra mau
Bạn nên che chắn cẩn thận, tránh khói bụi khi ra đường

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau trong việc ăn uống hàng ngày:

  • Bạn nên tránh xa những thực phẩm có lượng chất béo cao, nhiều đường tinh luyện, đồ ăn nhiều giàu mỡ, cay nóng… Những món ăn này gây kích thích và chà xát ở cổ họng, tăng tiết dịch đờm và tăng nguy cơ ho ra máu.
  • Tuyệt đối tránh xa bia rượu, chất kích thích là điều người bệnh cần thực hiện. Tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng nếu bạn không tuân thủ yếu tố này.
  • Nên bổ sung các thực phẩm như mật ong, tỏi, gừng, rau diếp cá… để hỗ trợ điều trị bệnh. Những thực phẩm này có tính kháng viêm cao, tác động làm giảm cơn ho và tình trạng khạc đờm ra máu…
  • Người bệnh khi này cũng nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như cháo, súp, đồ hầm, luộc… Tránh ăn các thực phẩm quá cứng và góc cạnh có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh viêm họng ra máu. Hy vọng qua bài viết, độc giả đã có cho mình cách chăm sóc và điều trị bệnh phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh…

Xem chi tiết

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp rất thường gặp. Một trong những câu hỏi rất được quan tâm về bệnh lý này là viêm họng có bị lây không? Để giải đáp…

Xem chi tiết

Viêm họng hạt gây nổi hạch là một trong số các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt hiện nay. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu cho…

Xem chi tiết

Viêm họng lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh đang trong giai đoạn mãn tính, có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cần sớm được điều trị để tránh ảnh hưởng đến…

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng bệnh phổ biến. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết…

Xem chi tiết

Tình trạng viêm họng hạt phổ biến ở phụ nữ mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị viêm họng hạt cần…

Xem chi tiết

Viêm họng không ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp khác nhau. Tình trạng bệnh kéo dài có thể cảnh báo nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.…

Xem chi tiết

Các triệu chứng viêm họng hạt kéo dài khiến người bệnh lo lắng. Cùng tìm hiểu viêm họng hạt bao lâu thì khỏi, làm thế nào để điều trị dứt điểm qua bài viết sau…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *