Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính
Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng cộng với tình trạng môi trường ô nhiễm như hiện nay, viêm mũi dị ứng mãn tính ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng của bệnh tuy không nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần, sức khỏe và công việc của người bệnh. Do đó việc trang bị các kiến thức cần thiết để chăm sóc bản thân cũng như làm giảm triệu chứng của bệnh là điều cần thiết. Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh lý này một cách hiệu quả.
Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính dùng để chỉ những bệnh lý có thời gian khởi phát kéo dài hơn 12 tuần, bệnh tái phát liên tục và gây khó khăn trong vấn đề điều trị. Viêm mũi dị ứng lâu năm sẽ gây tổn thương niêm mạc của mũi khi gặp các tác nhân gây bệnh.
Cũng tương tự như viêm mũi dị ứng cấp tính, người bệnh cũng sẽ bị hắt hơi, sổ mũi, khó thở,… tuy nhiên nhiên những triệu chứng này sẽ kéo dài lâu hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Chưa kể, bệnh còn dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm xoang, dẫn tới áp dụng sai cách điều trị khiến bệnh trở nặng.
Các chuyên gia cho biết, viêm mũi dị ứng thể mãn tính không gây nguy hiểm tới tính mạng, không có khả năng lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, chúng gây tác động tiêu cực tới đời sống sinh hoặc và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công việc của người bệnh. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh
Phần lớn tình trạng viêm mũi dị ứng đề có liên quan tới yếu tố dị nguyên, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng dị ứng này thay vì phát tác toàn thân, chúng sẽ chỉ có một số biểu hiện ở hệ hô hấp khi gặp nguyên.
Theo các khảo sát thực tế, các dị nguyên gây ra viêm mũi dị ứng thường có:
- Các loại ký sinh trùng như bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt gà,…
- Bụi bẩn, sợi, vải, lông động vật, phấn hóa, hơi hóa chất,….
- Thực phẩm gây dị ứng như tôm, chua, ốc, thịt đỏ, đậu…
- Khói thuốc lá, khói đốt rác thải, khói bếp, khói nhà máy,…
- Một số loại thuốc kháng sinh như Beta Lactam, Aspirin,…
- Vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu hay Hib,…
- Thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa, mưa – nắng thất thường,…
- Những trường hợp có cơ địa dị ứng, chẳng hạn như mề đay mãn tính, hen suyễn, eczema, tổ đỉa, viêm da dị ứng,…
Triệu chứng gây viêm mũi dị ứng mạn tính
Ngoài các dấu hiệu viêm mũi điển hình, triệu chứng ở viêm mũi dị ứng mãn tính thường kéo dài và nặng hơn nhiều. Theo đó, những biểu hiện mà bạn có thể nhận thấy khi mắc bệnh lý này gồm có:
- Luôn có cảm giác ngứa mũi, kèm theo cảm giác đau nhức ở hốc mũi.
- Hắt hơi liên tục theo cơn hoặc hắt hơi thành tràng dài.
- Niêm mạc mũi bị xung huyết kéo thêm việc tiết dịch nhiều sẽ khiến bệnh nhân khó thở. Tình trạng này dễ dẫn tới chứng ngủ ngáy và sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ đang mang thai.
- Nước mũi chảy nhiều, dịch nước trong và loãng, không có mùi nhưng theo thời gian chúng sẽ chuyển qua màu xanh hoặc vàng khi bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Người bệnh có thể quan sát được tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, sưng đỏ khi nội soi.
- Mất khứu giác, thính giác, thường bị rát họng do ho nhiều hoặc do dịch mũi chảy xuống cổ họng.
- Bệnh nhân bị sốt, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ triền miên.
Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính, tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu để triệu chứng kéo dài có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:
- Biến chứng viêm xoang cấp – mãn tính là tình trạng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng. Bởi khi dịch mũi bị ứ đọng tại các hốc xoang dễ hình thành các ổ viêm nhiễm, gây tắc dẫn lưu xoang.
- Một số dị nguyên gây ra tình trạng dị ứng có thể khiến người bệnh đối mặt với các cơn hen suyễn.
- Khi vi khuẩn phát triển dễ gây viêm họng mãn tính.
- Trong trường hợp mũi bị sưng viêm, phù nề kéo dài có thể dẫn tới polyp mũi.
- Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải khi bị viêm mũi dị ứng lâu năm. Tình trạng này sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não, cao huyết áp, thậm chí là đột tử.
- Mất ngủ dẫn tới bệnh lý trầm cảm, luôn cảm thấy mệt mỏi với những suy nghĩ tiêu cực.
Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính như thế nào mới hiệu quả?
Viêm mũi dị ứng mãn tính rất khó để điều trị tận gốc, bởi bệnh thuộc về yếu tố cơ địa. Vậy nên, người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra và sử dụng thuốc, điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.
Điều trị bằng thuốc Tây
Cách trị viêm mũi dị ứng lâu năm bằng thuốc Tây có thể cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh nhưng thuốc cũng gây ra không ít tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng theo đơn kê của bác sĩ, những loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng thường được chỉ định gồm có:
- Thuốc kháng Histamin với Loratadin, Fexofenadin, Cinnarizin hay Clorpheniramin,…
- Nhóm thuốc co mạch, chống phù nề như Xylometazolin hay Naphazolin dùng để xịt hoặc nhỏ tại chỗ.
- Nhóm thuốc kháng sinh dùng cho những trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm vi khuẩn.
- Thuốc chống viêm (Corticoid, Budesonide, Beclomethasone,…)
Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng mãn tính tại nhà
Không giải quyết triệu chứng nhanh chóng được như thuốc Tây hay thuốc Đông y, tuy nhiên các mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng mãn tính sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng chảy nước mũi, viêm mũi, nghẹt mũi. Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp này có thể kể đến như:
- Sử dụng trà thảo mộc: Trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà đều có công dụng cải thiện viêm mũi dị ứng lâu năm tương đối hữu hiệu. Uống trà ấm còn mang tới công dụng giảm ho, giảm ngứa rát cổ họng và giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, ngủ ngon giấc hơn.
- Chườm ấm: Dùng nhiệt độ để dẫn lưu dịch tiết sẽ giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Bệnh nhân chỉ cần ngồi thẳng, kê gối cao để dịch tiết dễ dàng di chuyển ra ngoài. Đồng thời dùng tay xoa bóp lên cánh mũi theo hướng kim đồng hồ để cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Xông mũi với lá bạc hà: Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà này mang tới hiệu quả tiêu viêm, giảm sưng rất tốt. Để đạt được hiệu quả, mỗi ngày bệnh nhân cần xông 2 – 3 lần lá bạc hà tươi đun sôi để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Xoa bóp và bấm huyệt: Biện pháp này khi tác động vào huyệt vị xung quanh mũi sẽ giúp đẩy lùi tình trạng ngạt mũi, tăng cường lưu thông máu và giảm hiện tượng xung huyết, sưng nề niêm mạc mũi.
- Áp dụng các bài thuốc thảo mộc: Người bệnh có thể dùng các bài thuốc thảo dược để trị viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc, cây giao hoặc lá lốt.
Biện pháp phẫu thuật
Trong trường hợp các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả tốt, bệnh nhân sẽ được xem xét để thực hiện phẫu thuật. Thông thường, những đối tượng được chỉ định trong trường hợp này là những người có cấu trúc mũi dị biến. Bác sĩ sẽ can thiệp, chỉnh hình cấu trúc nhằm đảm bảo quá trình lưu thông dịch ở mũi cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Đương nhiên, việc thực hiện phẫu thuật vừa tốn chi phí, vừa tồn tại một số rủi ro nhất định nên cần thực hiện ở những cơ sở y tế chất lượng, được cấp phép hoạt động từ các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, những bệnh nhân đang gặp vấn đề này cần hết sức lưu ý để tránh xảy ra biến chứng đáng tiếc.
Người bị viêm mũi dị ứng thể mãn tính nên ăn gì và kiêng gì?
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị các bệnh lý. Do đó, bạn cần nắm rõ được thực phẩm nên và không nên ăn để có thực đơn hiệu quả cho mình.
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Các loại thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho người bị viêm mũi dị ứng lâu năm gồm có những loại sau:
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là nguyên tố vi lượng, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng lại có vai trò lớn trong việc bảo vệ cơ thể. Kẽm giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cơ thể trước bệnh tật. Người bệnh có thể bổ sung kẽm thông qua việc ăn nhiều rau xanh, tôm, nghêu, ốc,…
- Thực phẩm giàu vitamin: Những thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng trước các bệnh tật trong đó có viêm mũi dị ứng. Theo đó, rau xanh, lúa mạch, các loại củ màu đỏ, cà chua,… là những thực phẩm rất giàu vitamin mà bạn có thể bổ sung mỗi ngày.
- Các loại cá sông: Các loại cá biển thường gây ra tình trạng dị ứng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, tuy nhiên cá sông lại rất tốt cho sức khỏe. Được biết trong những loại cá sống ở sông có chứa các thành phần vi chất, đạm, dinh dưỡng cực tốt cho người bị viêm mũi dị ứng lâu năm.
- Gừng, tỏi: Gừng có tính ấm nóng, giúp tăng cường thể trạng, củng cố thành mạch, ôn ấm cơ thể. Tỏi là vị thuốc quý có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giúp đào thải các tác nhân gây bệnh. Người bị viêm mũi dị ứng có thể dùng 2 nguyên liệu này kèm với các món ăn trong ngày hoặc dùng tỏi ngâm rượu để rửa mũi.
Thực phẩm cần kiêng?
Những thực phẩm nên hạn chế hoặc kiêng khem khi bị viêm mũi dị ứng lâu năm gồm có:
- Không nên ăn đồ ăn gây dị ứng: Tôm, cua, nhộng tằm, cá đuối,… đều là những thực phẩm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới người bị viêm mũi dị ứng. Những loại thực phẩm này có khả năng khiến bệnh tái phát ở những người có tiền sử viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó chúng còn gây ra không ít vấn đề về da liễu, làm bệnh nhân khó chịu.
- Đồ cay nóng: Ớt, gạo nếp,… là những thực phẩm mà bệnh nhân viêm mũi cần kiêng khem. Bởi những thứ này rất dễ gây ảnh hưởng xấu tới thành mạch, niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, viêm dạ dày,…
- Đồ ngọt, mỡ động vật: Do có chứa nhiều axit béo no, mỡ động vật khi đi vào cơ thể, chúng sẽ tích lũy dưới thành mạch và gây ra các tổn thương. Còn đồ ngọt có chứa nhiều đường, chúng không tốt với những người đang gặp vấn đề về viêm mũi dị ứng, vậy nên cần tránh sử dụng nhiều thực phẩm này trong các bữa ăn của mình.
- Sữa, chế phẩm từ sữa: Việc dung nạp quá nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ khiến gia tăng dịch nhầy trong cơ thể.
- Chất phụ gia trong bữa ăn: Chất phẩm màu, chất bảo quản, mì chính,…. có thể khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn cũng như làm ảnh hưởng không tốt tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Một số lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng mãn tính mà bạn cần biết
Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, để mang lại hiệu quả tốt cũng như ngăn chặn nguy cơ tái phát nhiều lần, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy vệ sinh mũi đúng cách mỗi ngày với nước muối sinh lý nồng độ 0,09%.
- Nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường. Nếu có thể hãy sử dụng máy lọc không khí trong gia đình để đảm bảo chất lượng không khí.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giữ không gian sống sạch sẽ, thay vỏ gối, chăn ga, lau dọn nhà cửa thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa.
- Uống nhiều nước.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất cùng các dưỡng chất thiết yếu khác để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Rèn luyện thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể với các bài tập phù hợp.
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích có hại làm ảnh hưởng tới quá trình trị bệnh.
- Cần thăm khám y tế thường xuyên kể cả khi cơ thể không xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Khi dùng thuốc chữa bệnh, cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính mà bạn cần biết. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng việc chủ quan sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như tác động xấu tới hiệu quả làm việc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!