Bệnh Đau Đầu Arnold
Đau đầu Arnold hay còn được biết đến là chứng đau dây thần kinh chẩm, là tình trạng gây ra nhiều đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết chứng đau đầu này, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm ra sao? Cùng đồng hành với bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể các vấn đề liên quan đến bệnh lý này.
Đau đầu Arnold là bệnh như thế nào, có nguy hiểm không?
Đau đầu Arnold (đau đầu vùng chẩm) là bệnh lý thần kinh xảy ra trong trường hợp các dây thần kinh chẩm bị viêm hoặc bị chấn thương. Dây thần kinh chẩm trong cơ thể chính là hai dây thần kinh nằm tại đốt sống cổ thứ hai và thứ ba. Tình trạng này gây ra những cơn đau kịch phát như nhiều mũi dao đâm ở phần sau của hộp sọ, ứng với đường đi và phân bố của dây thần kinh chẩm lớn và chẩm bé, có thể một hoặc cả hai bên.
Theo thống kê của iHS, một website về sức khỏe uy tín, ước tính có khoảng 5% dân số trong độ tuổi trưởng thành có thể mắc chứng đau đầu Arnold. Hiện tượng bệnh lý này có mức độ nguy hiểm lớn, không nên chủ quan, song các triệu chứng của bệnh khá tương đồng một một số dạng đau đầu Migraine hoặc đau đầu khác khiến nhiều người ít để ý.
Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu Arnold là gì?
Nguyên nhân gây ra đau đầu Arnold được phân loại thành nguyên phát và thứ phát. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều là nguyên phát vì chúng tự phát và không rõ nguyên nhân, nhiều người bị đau dây thần kinh chẩm do chứng căng cơ cổ mãn tính.
Đối với các trường hợp đau đầu do các nguyên nhân thứ phát là khi liên quan đến các bệnh lý nền nguy hiểm hình thành trong cơ thể tiêu biểu như u, chấn thương, bệnh hệ thống, xuất huyết hoặc nhiễm trùng.
Cụ thể, người bệnh có thể mắc bệnh đau đầu vùng chẩm bởi các nguyên do như sau:
- Người bị viêm xương khớp của cột sống cổ.
- Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ hoặc cả hai.
- Các dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ hoặc rễ cổ bị chèn ép do cột sống cổ bị thoái hóa.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm ở vị trí đốt sống cổ.
- Các khối u chèn ép, ảnh hưởng đến rễ thần kinh.
- Người bị bệnh Gout hoặc đã có tiền sử bị Gout.
- Người bị tiểu đường
- Viêm mạch máu.
- Nhiễm trùng.
Triệu chứng chính của bệnh đau đầu Arnold
Triệu chứng điển hình nhất của chứng đau đầu Arnold là các cơn đau với mức độ dữ dội. Người bệnh thường xuất hiện cảm giác bị giật mạnh hoặc cơn đau như dao đâm, vô cùng khó chịu ở khu vực sau đầu hoặc cổ. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp phải khi bị đau dây thần kinh chẩm là:
- Người bệnh có thể bị đau nhức, đau rát hoặc đau nhói ở nền của hộp sọ với mức độ mạnh. Các cơn đau này sau đó có thể lan sang phía sau đầu hoặc dọc theo phần đầu phía bên trên.
- Đau đầu Arnold cũng khiến người bệnh bị đau nửa đầu hoặc cả hai bên đầu như những triệu chứng của các bệnh đau đầu khác.
- Có cảm giác đau nhức sau mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng có cường độ mạnh hoặc ánh sáng không cố định.
- Các cơn đau sẽ ra tăng mức độ khi cử động đầu, cổ.
- Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải tình trạng như vùng da dầu trở nên nhạy cảm hơn, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ hoặc chải đầu cũng có thể gây ra đau đớn.
Đau đầu vùng chẩm Arnold có nguy hiểm không?
Đau đầu Arnold là một trong những bệnh lý nguy hiểm và không thể coi thường. Các chuyên gia y tế cảnh báo người bệnh đi khám và điều trị ngay khi có những dấu hiệu đau đầu dữ dội thường xuyên. Bệnh đau đầu vùng chẩm có thể là cảnh báo của các vấn đề về não bộ nguy hiểm như:
- Cảnh báo các khối u lành tính hoặc ác tính hình thành trong não bộ.
- Nếu bệnh gây nên bởi chấn thương, các chấn thương này có thể chèn ép dẫn đến tê liệt hoàn toàn các dây thần kinh chẩm, gây ra mất nhận thức, rối loạn ngôn ngữ,…
- Cảnh báo chứng nhiễm trùng nguy hiểm, có thể xâm nhập vào máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Ngoài ra, các cơn đau đầu dữ dội có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công việc, cuộc sống. Người bệnh sẽ không thể tập trung làm bất cứ việc gì khi cơn đau đầu này xảy đến.
- Cảm giác lo âu, mệt mỏi và sợ hãi khi bệnh xuất hiện cũng ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh, điều này về lâu dài có thể dẫn tới trầm cảm, suy nhược trầm trọng và ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.
Chính vì thế, người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm và nhanh chóng trước khi bệnh có những chuyển biến xấu đi.
Chẩn đoán và điều trị đau đầu Arnold
Phương pháp điều trị bệnh tốt nhất cho các bệnh nhân bị chứng đau đầu Arnold chính là trị bệnh từ nguyên nhân sau khi đã xác định chính xác bệnh lý. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng và mức độ bệnh.
Chẩn đoán điều trị
Khi nghi ngờ có những dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh chẩm, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám. Khi đó, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh để tiến hành làm các xét nghiệm phù hợp.
Bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh, các thương tích có thể đã gặp phải trước đó và thử phản ứng của dây thần kinh chẩm. Các phương pháp chẩn đoán có thể được áp dụng thực hiện bao gồm:
- Tiêm thuốc với mục đích phong bế dây thần kinh để xác định chắc chắn cơn đau có phải do dây thần kinh chẩm hay không.
- Chụp cộng hưởng từ MRI nhằm phát hiện xem có sự chèn ép tủy sống, các vấn đề liên quan đến đĩa đệm hoặc máu tụ gây chèn ép lên dây thần kinh hay không.
- Chụp CT scan giúp bác sĩ nhìn rõ hình dạng, kích thước của ống sống, hình dạng và kích thước của khối u (nếu có). Từ đó tìm hiểu thành phần và cấu trúc xung quanh ống sống.
Thông thường, với phương pháp chẩn đoán bệnh này sẽ cho kết quả chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu Arnold ở bệnh nhân.
Cách điều trị bệnh
Tình trạng bệnh đau đầu Arnold là bệnh lý nghiêm trọng, vì thế các phương pháp tự điều trị tại nhà không thể áp dụng cho trường hợp này. Chỉ khi được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị thì bệnh nhân mới được thực hiện chữa bệnh. Các phương pháp chính là:
Biện pháp làm giảm cơn đau
Các cơn đau đầu vùng chẩm thường rất dữ dội và đau đớn, để tình trạng này giảm bớt, người bệnh có thể xử lý bằng các phương pháp ức chế như sau:
- Sử dụng túi chườm nhiệt ở cổ: Chườm lạnh khiến các dây thần kinh bị gây tê nhẹ từ đó có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng. Người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn sau đó.
- Dùng tay massage cơ cổ một cách nhẹ nhàng, kích thích máu huyết lưu thông để giảm đau.
- Trong trường hợp cơn đau phát tác dữ dội có thể sử dụng thuốc chống viêm như Naproxen hoặc Ibuprofen.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh không có tiếng ồn và ít ánh sáng để không chế cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Sử dụng thuốc kê đơn điều trị
Các biện pháp giảm đau tạm thời chỉ có tác dụng khống chế cơn đau. Trong trường hợp áp dụng không có tác dụng, các bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc chuyên điều trị bệnh đau đầu Arnold như sau:
- Thuốc giãn cơ theo toa chỉ định cụ thể trong từng trường hợp bệnh lý riêng.
- Thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm, tác động lên các dây thần kinh trung ương
- Nhóm thuốc chống động kinh như Gabapentin hoặc Tegretol
- Ngoài ra trong một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng biện pháp phong bế thần kinh sau đó tiêm steroid để kiểm soát cơn đau.
Các loại thuốc Tây y thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn như dễ dị ứng, ảnh hưởng đến gan thận, gây mệt mỏi, buồn nôn,…Vì thế, khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ chỉ định y khoa, không lạm dụng và tự ý mua thuốc sử dụng.
Phương pháp can thiệp ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp cơ thể bệnh nhân không đáp ứng lại thuốc, bị dị ứng hoặc mẫn cảm,… Khi đó, phẫu thuật can thiệp được đưa ra để trị liệu. Ngoài ra phương pháp này còn được chỉ định với những trường hợp bị chứng đau đầu Arnold do các khối u não chèn ép. Cụ thể:
- Phương pháp phẫu thuật giải ép mạch máu vi phẫu (Microvascular decompression): Đây là một kỹ thuật đặc biệt giúp bộc lộ dây thần kinh bị ảnh hưởng, để xác định được các mạch máu có thể chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó, các bác sĩ sẽ nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi điểm chèn ép gây đau đầu dữ dội. Việc “giải ép” này khiến các dây thần kinh giảm độ nhạy cảm, cho phép chúng hồi phục và không còn tác động gây đau nữa.
- Kích thích dây thần kinh chẩm (Occipital nerve stimulation): Bằng cách sử dụng máy kích thích thần kinh, các bác sĩ sẽ đưa xung điện qua dây dẫn cách điện luồn dưới da của bệnh nhân đến gần các dây thần kinh chẩm tại khu vực nền sọ. Các xung điện này có thể giúp ngăn chặn các tín hiệu đau đến não bộ. Ưu điểm chính của phương pháp này là xâm lấn rất ít, các dây thần kinh cũng như cấu trúc xung quanh khác không bị tổn thương vĩnh viễn.
- Phẫu thuật cắt u: Trong trường hợp bệnh nhân bị đau đầu Arnold nguyên nhân do các khối u trong não chèn ép, bác sĩ sẽ tiến hành soi chụp, xác định vị trí và phẫu thuật cắt bỏ phần u chèn ép gây đau đầu.
Hầu hết các phương pháp can thiệp phẫu thuật đều có thể để lại di chứng cho người bệnh như: viêm nhiễm, hôn mê, mất ý thức tạm thời, kích ứng, shock,… Vì thế để có thể giảm thiểu những nguy cơ này, người bệnh nên khám bệnh và chữa trị ngay khi có những dấu hiệu chớm ban đầu.
Khám bệnh đau đầu Arnold ở đâu uy tín?
Khi gặp các cơn đau đầu dữ dội với tần suất thường xuyên và không xác định rõ được nguyên nhân, người bệnh cần tới bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị. Nếu đang băn khoăn chưa biết địa chỉ thăm khám có thể tham khảo một số bệnh viện và trung tâm Đông Y liệt kê dưới đây. Các địa chỉ này là những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam với ưu điểm chữa các bệnh về thần kinh hiệu quả, đội ngũ y bác sĩ nhiệt huyết, tận tâm và trang thiết bị tân tiến.
- Khoa nội thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai tại địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với liên hệ là: 096 985 1616. Là bệnh viện đa khoa số 1 khu vực miền Bắc với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của cả nước, người bệnh có thể an tâm tới khám và điều trị bệnh đau đầu tại bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh viện Thanh Nhàn nằm tại số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 0911 224 099. Địa chỉ bệnh viện Trung ương này được đánh giá cao bởi các bệnh nhân đã đến khám và điều trị chứng đau đầu Arnold.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc tại vị trí là Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, thủ đô Hà Nội (hoặc khu vực miền Nam tại số 145 Hoa Lan, P2, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh). Điện thoại liên hệ là: 024.7109.6699. Đây chính là địa điểm cần biết cho những bệnh nhân có nhu cầu chữa chứng đau đầu bằng các bài thuốc và phương pháp y học cổ truyền. Trung tâm nổi tiếng toàn quốc với những bài thuốc trị bệnh an toàn cho hiệu quả điều trị cao.
- Nhất Nam Y Viện có địa chỉ là biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội (hoặc tại khu vực miền Nam là số 3, đường 34, Phường An Khánh, quận Thủ Đức, TP.HCM). Điện thoại tư vấn: 024.8585.1102. Địa chỉ y khoa chữa bệnh bằng Đông Y Nhất Nam Y Viện đã thành công trong việc điều trị đau đầu Arnold cho rất nhiều bệnh nhân, vì thế nếu còn băn khoăn chưa biết khám bệnh ở đâu, bạn có thể lưu lại địa chỉ này.
Lưu ý phòng và hạn chế bệnh
Để hạn chế nguy cơ gặp phải chứng đau đầu vùng chẩm cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh, bạn đọc hãy lưu ý thực hiện những nguyên tắc trong sinh hoạt và làm việc như sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất và điều độ bao gồm: Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, thực phẩm chứa nhiều đường. Kiêng các loại đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
- Tập thể dục thể thao hàng ngày, đặc biệt là những bài tập tăng cường tuần hoàn máu giúp cơ thể khỏe khoắn, hạn chế đau đầu Arnold.
- Duy trì chế độ sinh hoạt lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tình trạng đau đầu mệt mỏi kéo dài, stress nặng nề.
- Người bệnh không thức quá khuya, ngủ trước 23h và đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
- Nên uống đủ 2l nước mỗi ngày để cho cơ thể luôn khỏe mạnh và dồi dào sức sống.
- Không lạm dụng các loại thuốc tân dược có tác dụng giảm đau đầu kéo dài để tránh bị nhờn thuốc cũng như tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Tốt nhất, người bệnh chỉ nên uống thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ khám và điều trị bệnh.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính cá nhân quá nhiều giờ trong một ngày và đặc biệt là không nên dùng trước khi đi ngủ.
- Khám bác sĩ ngay khi các triệu chứng đau đầu trở nên dữ dội, như bị điện giật đau đớn kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, rối loạn ngôn ngữ và ý thức, co giật, méo miệng…
Trên đây là tất cả thông tin quan trọng lưu ý cho người đọc về chứng bệnh đau đầu Arnold. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm thông tin và định hướng quan trọng về vấn đề bản thân đang mắc phải để đưa ra hướng giải quyết an toàn và phù hợp nhất. Hãy tới bệnh viện càng sớm càng tốt khi các dấu hiệu của cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng và lặp lại thường xuyên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!