Trẻ bị ho
Trẻ bị ho là hiện tượng thường gặp ở các bé khi cơ thể phản xạ đẩy các tác nhân có hại ra khỏi cơ thể qua đường thở. Tình trạng kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy trẻ bị ho phải làm sao, bạn có thể tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.
Xác định nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Trẻ bị ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tình trạng ho có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hay hóa chất độc hại. Ho kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc các bệnh như:
Cảm lạnh, cúm mùa
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho các em bé bị ho. Các bé thường dễ bị cảm khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh, cơ thể không được giữ ấm đúng cách. Việc cha mẹ không kiểm soát để trẻ uống nhiều nước đá và ăn đồ lạnh cũng khiến trẻ ho nhiều dẫn đến cảm lạnh.
Viêm phế quản
Viêm phế quản thường khiến trẻ bị ho khi ngủ, trẻ bị ho đờm. Bệnh do virus và vi khuẩn xâm nhập vào phế quản gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị sớm, viêm phế quản có thể chuyển thành mãn tính, đeo bám dai dẳng.
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn có thể gây ho cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp nhất định. Khi bị bệnh, triệu chứng phổ biến là trẻ bị ho khò khè, thở dốc, …
Trào ngược dạ dày thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, acid trong dạ dày dồn ứ lên cổ họng gây viêm. Ngoài ho, trẻ còn có triệu chứng ợ hơi, hôi miệng, buồn nôn…
Dị ứng
Khi trẻ bị ho kèm chảy nước mũi, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy…có thể các bé đang bị dị ứng. Bệnh thường bùng phát khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích ứng từ môi trường như thực phẩm, khói bụi, phấn hoa, lông động vật…Bên cạnh các nguyên nhân do bệnh lý trên, trẻ bị ho có thể do nuốt phải dị vật, ăn đồ ăn quá cứng hay bị sặc do ăn, nuốt quá nhanh… Cha mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện sức khỏe của con để kịp thời có biện pháp điều trị.
Phân loại các cơn ho ở trẻ nhỏ
Các cơn ho ở trẻ có thể có những đặc điểm khác nhau. Nhận biết đúng các dạng ho giúp việc chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng hơn. Trẻ bị ho có thể chia thành các dạng như:
- Ho khan: Xảy ra khi trẻ mắc các bệnh cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi… Khi này trẻ thường có thêm các triệu chứng như khàn tiếng, đau rát họng…
- Ho có đờm ở trẻ: Tình trạng xảy ra khi có sự xuất hiện của các chất nhầy, tiết dịch trong cơ quan hô hấp dưới. Ho có đờm còn khiến trẻ khó thở, thở rít dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu của viêm xoang, viêm họng…
- Ho gà: Trẻ 1 tuổi bị ho gà là trường hợp phổ biến nhất, đặc biệt là với trẻ chưa được tiêm phòng. Cơn ho kéo dài, liên tục, khi trẻ hít sâu phát ra tiếng giống tiếng gà kêu. Ho gà còn khiến trẻ sổ mũi, sốt nhẹ, bỏ ăn, mặt mũi tím tái do thiếu oxy…
- Trẻ bị ho nôn trớ nhiều: Tình trạng này do hầu họng bị kích thích do ho nhiều. Trường hợp này thường không quá nghiêm trọng trừ trường hợp kéo dài không thuyên giảm
Trẻ bị ho khi nào phải đi khám?
Nếu trẻ bị ho do cảm lạnh hay do mắc các bệnh ho hô hấp như cảm, viêm phế quản thì có thể tự thuyên giảm sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Bệnh cảm thường khiến trẻ ho tối đa 10-14 ngày. Các cơn ho trở nên dữ dội vào giai đoạn ngày thứ 5-6.Cha mẹ không được chủ quan trước biểu hiện này của trẻ. Trẻ nhỏ cần được đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có dấu hiệu sau:
- Trẻ bị ho kéo dài dai dẳng trên 2 tuần
- Thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co thắt bụng, ngực và các dấu hiệu suy hô hấp khác…
- Khi thở trẻ thường phát ra tiếng rít hoặc tiếng khò khè trong thời gian dài
- Trẻ 1 tháng bị ho
- Trẻ bị sốt cao không hạ, có hiện tượng thiếu oxy, co giật
- Trẻ ho ra đờm có máu, nôn ói liên tục
Những cách chữa bệnh cho trẻ nhỏ
Trẻ bị ho nhiều phải làm sao là mối bận tâm của các phụ huynh có con bị bệnh. Ở mức độ bệnh nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc cho bé tại nhà để giảm ho. Bên cạnh đó, nếu trẻ có biểu hiện bất thường hay ho dai dẳng, cần cho bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cải thiện triệu chứng ho tại nhà
Phụ huynh có thể áp dụng các cách chữa bệnh ho bằng mẹo dân gian tại nhà cho trẻ. Dưới đây là một số công thức để bạn đọc có thể tham khảo:
- Cam tươi: Bạn chọn những quả cao có vỏ vàng tươi, rửa sạch và ngâm nước muối. Cho cam vào nướng trong lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn. Cách này giúp tiêu đờm hiệu quả cho trẻ. Cam nướng có vị thơm được trẻ nhỏ ưa thích
- Tỏi: Bạn có thể dùng tỏi làm gia vị chế biến các món ăn cho bé. Tỏi có tác dụng kháng viêm, làm lành tổn thương, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
- Tinh dầu tràm: Dầu tràm được dùng để chống cảm lạnh, sốt cho trẻ rất hiệu quả. Bạn có thể dùng dầu tràm xoa lên vùng lưng, ngực, cổ để làm ấm cơ thể cho bé. Khi thoa, bạn nhỏ một vài giọt lên lòng bàn tay, xoa nóng rồi áp lên da bé.
Những phương pháp trên giúp trẻ cải thiện được tình trạng ho ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên cho con đi kiểm tra và điều trị bằng y học.
XEM THÊM:
Điều trị bằng thuốc tân dược
Đối với thuốc Tây, cha mẹ không tự ý mua và cho con uống thuốc mà không có đơn của bác sĩ. Cơ địa trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh yếu ớt, dễ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị. Bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng mỗi bé để chỉ định các loại thuốc và liều dùng phù hợp. Một số thuốc phổ biến dùng khi trẻ bị ho gồm:
- Thuốc hạ sốt gồm Paracetamol hoặc acetaminophen… Không được dùng thuốc kháng sinh aspirin cho các bé dưới 12 tuổi.
- Kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam hoặc macrolid gồm amoxicillin hoặc erythromycin. Thuốc kháng sinh cần dùng đúng liều nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
- Các loại siro ho, viên ngậm giảm ho chuyên dùng cho trẻ nhỏ
- Đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng, nhằm giảm ho cho bé.
Lưu ý trong cách chăm sóc trẻ nhỏ bị ho
Cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong cách chăm sóc và điều chỉnh sinh hoạt cho bé dưới đây:
- Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ để tăng khả năng miễn dịch
- Khi ngủ, các bé cần được nâng cao đầu để dịch nhầy, đờm không bít tắc hô hấp, giảm cơn ho
- Môi trường sống của các bé cần được giữ vệ sinh, cân bằng độ ẩm, tránh khói bụi, khói thuốc
- Trẻ cần được giữ ấm cơ thể khi ra đường và khi thời tiết chuyển lạnh
- Cha mẹ nên cho con ăn đồ ăn mềm, nếu cơn ho kéo dài kèm đau họng, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh nôn trớ
- Cho trẻ nghỉ ngơi điều độ, tránh vận động quá nhiều
- Khi sức khỏe của các bé chuyển biến bất thường, phụ huynh nên sớm cho con đi khám và điều trị, không nên chủ quan
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị ho. Ho có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe ở mức nghiêm trọng, do đó phụ huynh tuyệt đối cần cẩn thận khi thấy con bị bệnh.
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!