Viêm Họng Khi Mang Thai
Viêm họng khi mang thai xảy ra ở hơn 70% mẹ bầu. Khi bị bệnh, phụ nữ mang thai nên điều trị như thế nào hiệu quả mà không ảnh hưởng cho thai nhi. Bài viết dưới đây đưa đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh viêm họng ở bà bầu.
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở bà bầu
Bệnh viêm họng phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng trong đó có phụ nữ có thai. Đây là tình trạng viêm nhiễm gây đau rát họng, ho dai dẳng, khó nuốt…Viêm họng khi mang thai xuất hiện do nhiều nguyên nhân gồm:
- Nguyên nhân do vi khuẩn, virus xâm nhập chiếm đến 60-80% các trường hợp. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh, trong đó các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, virus sởi, cúm… là phổ biến nhất.
- Sự thay đổi hormone ở cơ thể mẹ bầu có thể tác động gây nên bệnh viêm họng. Khi này, mẹ bầu thường có cảm giác khô miệng, thân nhiệt tăng và dễ đau họng…
- Hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm, dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus như viêm họng. Tình trạng sốt viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thường xảy ra do nguyên nhân này.
- Môi trường sống xung quanh mẹ bầu bị ô nhiễm. Người mẹ thường phải tiếp xúc với khói bụi, không khí khô, khói thuốc… sẽ dễ bị bệnh hơn.
- Trào ngược acid khi mang thai gây ra bệnh viêm họng. Tình trạng này khá phổ biến trong thai kỳ khi hệ tiêu hóa bị chèn ép gây nên trào ngược. Acid ở cổ họng là môi trường lý tưởng cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Viêm họng khi mang thai có triệu chứng như thế nào?
Không khó để phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng khi mang thai. Viêm họng ở bà bầu có thể gây ra những tình trạng sau:
- Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Cơ thể dễ ớn lạnh, gai rét
- Đau họng, họng sưng đỏ, khi nuốt cơn đau sẽ nhói lên tai
- Ho có đờm, ho dai dẳng, khàn tiếng
- Khô môi, lưỡi bẩn, miệng có mùi hôi
- Khó nuốt, ăn uống khó khăn, khi nuốt sẽ có cảm giác đau
- Người bệnh nếu đi khám sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, bị tăng xuất tiết
Các triệu chứng viêm họng khi mang thai có thể chuyển biến nặng gây nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu nên sớm đi khám để có biện pháp chữa bệnh phù hợp.
Bị viêm họng khi mang thai có sao không, có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bị viêm họng khi mang thai có sao không, có ảnh hưởng gì không. Thực tế, bệnh có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai bị suy giảm, do vậy bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu rất khó để tự khỏi. Bệnh có thể kéo dài và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Khi này, việc điều trị bằng thuốc là cần thiết, nhưng tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối còn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn phổi, gây chậm quá trình chuyển dạ rất nguy hiểm. Tương tự vậy, mẹ bầu bị viêm họng khi mang thai 3 tháng giữa còn có thể gặp tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi, tăng khả năng sinh non. Do đó mẹ bầu không được phép chủ quan trước triệu chứng viêm họng.
Điều trị viêm họng khi mang thai bằng cách nào?
Có nhiều cách chữa bệnh viêm họng ở bà bầu như dùng thuốc Tây, chữa bằng Đông y hay mẹo dân gian… Mỗi phương pháp đều mang những ưu, nhược điểm khác nhau.
Công thức chữa viêm họng khi mang thai tại nhà
Bệnh viêm họng có thể được cải thiện bằng phương pháp dân gian từ thảo dược thiên nhiên. Cách này hạn chế được nguy cơ gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe cho mẹ bầu. Một vài công thức phụ nữ mang thai có thể áp dụng để cải thiện chứng viêm họng như:
- Uống nước gừng và mật ong: Thái lát mỏng gừng, trộn cùng mật ong rồi đem đi hấp cách thủy trong 15 phút. Lấy phần nước cốt để uống mỗi ngày từ 2- 3 lần. Không dùng quá 5 ngày.
- Hấp quất cùng mật ong: Dùng 10 quả quất xanh đem rửa sạch, cắt đôi. Trộn quất với 2 thìa mật ong để hấp cách thủy trong 15 phút. Dùng phần nước cốt sau khi hấp để uống. Mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ, mỗi ngày uống 2-3 lần.
- Bài thuốc từ lá tía tô: Mẹ bầu có thể dùng lá tía tô để chế biến món ăn hàng ngày. Đặc biệt khi mẹ bầu có biểu hiện sốt cao, có thể dùng món cháo nóng cùng tía tô để tăng cường sức khỏe.
Phương pháp dân gian chữa bệnh tiện lợi, an toàn nhưng tác dụng chậm và không thể chữa dứt điểm bệnh. Nếu bệnh viêm họng chuyển nặng, thai phụ nên sớm đi khám và điều trị theo phác đồ y học.
Thuốc Tây y chữa viêm họng khi mang thai
Điều trị bằng thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Việc dùng thuốc cần có sự cho phép và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc sai liều lượng.Trường hợp viêm họng khi mang thai kéo dài dai dẳng, bác sĩ có thể kê một số thuốc gồm:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, amoxicillin, cephalosporin…
- Thuốc paracetamol để giảm đau, hạ sốt
- Thuốc long đờm: Eprazinon, bromhexin, carbocistein, acetylcystein, ambroxol,…
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan
Phụ nữ mang thai không được dùng thuốc hạ sốt aspirin hay kẹo ngậm chứa alcohol bởi có thể gây sinh non, dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Những lưu ý trong sinh hoạt nếu bị viêm họng khi mang bầu
Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh nhanh chóng, phụ nữ có thai cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Một số điều cần lưu ý khi bị viêm họng trong thai kỳ như:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vòm họng.
- Dùng thêm các loại trà thảo mộc phù hợp cho mẹ bầu để giảm triệu chứng bệnh.
- Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết để tăng cường sức đề kháng và làm dịu họng. Mẹ bầu cần phải hạn chế ăn đồ lạnh, uống nước đá…
- Giữ nơi ở sạch sẽ, tránh bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa hay khói thuốc…
- Thường xuyên rửa tay sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm họng hay các bệnh hô hấp khác.
- Giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh và giao mùa.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Tập luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và đi khám nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi không được sự cho phép từ bác sĩ chuyên môn.
- Sử dụng khẩu trang, khăn che khi ra đường và khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về bệnh viêm họng khi mang thai. Hy vọng, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức để áp dụng trong việc chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm họng mãn tính là gì? Các thông tin tổng quan người bệnh cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!