Viêm Họng Cấp

Viêm họng cấp là bệnh lý phổ biến gây nên bởi các loại virus, vi khuẩn như liên cầu khuẩn hay bạch hầu… Bệnh xảy ra quanh năm đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Viêm họng cấp tưởng chừng đơn giản nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm họng cấp là gì? Dấu hiệu của bệnh

Họng hay còn gọi là hầu là bộ phận dẫn khí bao gồm thanh hầu, khẩu hầu và tỵ hầu. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạng họng. Bệnh chia thành hai loại là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.Viêm họng cấp thường đi kèm các bệnh viêm xoang, viêm mũi và đôi khi còn dẫn theo viêm amidan đáy miệng… Vì điều này, nên bệnh còn được gọi với cái tên khác là viêm họng amidan cấp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau trong đó trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn cả.

Thời điểm bệnh dễ bùng phát thường là mùa đông, đầu xuân hoặc khi thời tiết giao mùa. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Dấu hiệu chung để nhận biết viêm họng cấp ở người lớn và trẻ nhỏ gồm:

  • Ho và đau rát họng do niêm mạc cổ bị viêm. Người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, chán ăn, đau khi ho hay nói chuyện. Cơn đau tăng dần có khả năng lan lên tai.
  • Người bệnh thường đột ngột sốt cao đi kèm triệu chứng chán ăn, mệt mỏi. Đây là những biểu hiện phổ biến xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Người bệnh bị nổi hạch ở cổ gây đau. Biểu hiện này không xảy ra thường xuyên nhưng vẫn có thể thông qua đó để nhận biết viêm họng cấp.
  • Người bệnh thường có triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu…
  • Xuất hiện hiện tượng phát ban…
viem hong cap
Hình ảnh bệnh viêm họng cấp

Xác định nguyên nhân của bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp thường do virus cúm, sởi, virus adenovirus, hay các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu… gây ra. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi bệnh bùng phát do liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes). Vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây nên các biến chứng lên tim, khớp hay thận của bệnh…Bên cạnh nguyên nhân chính trên của viêm họng cấp, bệnh còn có thể dễ bùng phát hơn khi các yếu tố sau tác động:

  • Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc
  • Thời tiết thay đổi khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm
  • Chế độ ăn uống không khoa học, uống nhiều nước lạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích…
  • Lây qua đường giọt bắn khi tiếp xúc với người bệnh
viem hong cap
Bệnh thường do virus cúm, sởi, virus adenovirus, hay các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu… gây ra

Bệnh viêm họng cấp có lây không, bao lâu thì khỏi?

Nhiều người bệnh lo lắng không biết bệnh viêm họng cấp tính có lây không, có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, viêm họng cấp có khả năng lây lan từ người qua người qua đường giọt bắn.Bệnh do các vi khuẩn, virus gây nên, nếu tiếp xúc với người bệnh đang ho hoặc hắt hơi, bạn có khả năng bị lây nhiễm. Ngoài ra viêm họng cấp còn dễ lây trong các trường hợp:

  • Tiếp xúc với các dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh sau đó đưa lên mặt, mũi
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bát đũa, cốc nước…
  • Không may hít vào nước bọt của người bệnh
  • Không may hít phải những giọt nước này

Viêm họng cấp tính bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày nếu sức đề kháng của người bệnh tốt và được chăm sóc đúng cách. Tuy vậy với các đối tượng như người già, trẻ nhỏ… bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn.Viêm họng cấp có khả năng chuyển biến thành mãn tính, viêm họng cấp mủ, viêm họng amidan cấp mủ… Kéo theo đó là các nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm mũi, viêm tai…

Khi này việc điều trị bệnh viêm họng cấp sẽ gặp nhiều khó khăn. Sức khỏe người bệnh vì thế mà suy giảm trầm trọng, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng,

viem hong cap
Viêm họng cấp có thể lây qua đường giọt bắn

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Để có được phương pháp điều trị phù hợp, trước hết các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Việc chẩn đoán ban đầu sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh hoặc một vài biện pháp y tế để xác định rõ nguyên nhân.

Dựa vào tiêu chuẩn Centor, các bác sĩ sẽ xác định được khả năng nhiễm khuẩn của bệnh nhân. Các dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Đối tượng bệnh nhân trên 15 tuổi
  • Không có hiện tượng ho nhưng vùng hạch cổ sưng to, đau
  • Amidan sưng, có xuất tiết
  • Hiện tượng sốt cao trên 38 độ C

Nếu người bệnh không có hoặc chỉ có 1 dấu hiệu trên thì chưa cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu có từ 2-3 dấu hiệu, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm xác định bằng chứng nhiễm khuẩn.Kết quả kiểm tra sẽ quyết định việc dùng kháng sinh có cần thiết hay không. Khi bệnh nhân có 4-5 dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh.Một số xét nghiệm người bệnh cần thực hiện để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Lấy dịch họng nuôi cấy vi khuẩn
  • Xét nghiệm CRP
  • Xét nghiệm procalcitonin
viem hong cap
Chẩn đoán bệnh bằng các biện pháp y khoa

Những phương pháp điều trị viêm họng cấp hiệu quả

Có nhiều cách để chữa bệnh viêm họng cấp dựa trên mức độ và tình trạng bệnh. Người bệnh có thể tham khảo những phương án điều trị dưới đây:

Điều trị tại nhà bằng dân gian

Trường hợp viêm họng cấp tính ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước chanh gừng: Lấy 1 muỗng bột gừng cùng 1 muỗng nước cốt chanh pha vào cốc nước ấm. Dùng hỗn hợp để súc miệng khi còn ấm. Thực hiện hàng ngày trước khi ngủ và sáng thức dậy để thấy được hiệu quả.
  • Uống nước rau diếp cá: Lấy 1 nắm diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào đun với nước vo gạo trong 20 phút. Chắt nước ra để uống trước khi ăn 1 tiếng.
  • Tỏi chữa viêm họng cấp: Bóc 1 củ tỏi đem đập dập, trộn với 2 thìa mật ong và ít nước, đun cho đến khi sánh mịn. Uống mỗi ngày 3 thìa để thấy được hiệu quả.

XEM THÊM: 

Các loại thuốc chữa viêm họng cấp từ Tây y

Dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh chỉ dùng thuốc theo đơn, không nên tự ý mua và dùng sai liều lượng.

  • Nhóm thuốc giảm đau: Phổ biến ở nhóm thuốc này là paracetamol và vitamin C bổ sung. Thuốc giúp giảm tình trạng đau rát họng, cải thiện bệnh ở giai đoạn khởi phát.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này gồm có amoxicillin, erythromycin, cephalexin…. giúp tiêu diệt đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp có đơn của bác sĩ.
  • Nhóm kháng viêm: Ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng

Thuốc Tây y có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh hay thuốc giảm đau cũng cần cẩn trọng với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người bệnh nên đi khám để được tư vấn chính xác về thuốc điều trị.

viem hong cap
Thuốc Tây y có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài mong muốn

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh

Để phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm họng cấp hiệu quả, người bệnh cũng nên lưu ý cách sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Một số biện pháp dưới đây giúp cải thiện bệnh hiệu quả:

Bị viêm họng cấp nên ăn gì, không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Ăn thức ăn mềm, hạn chế đồ cứng, góc cạnh
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, rau củ có tính mát như mồng tơi, mướp, rau lang…
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm để tăng cường hệ miễn dịch
  • Uống đủ từ 1,5-2l nước mỗi ngày để làm dịu cơn đau ở cổ họng và tăng cường thể lực
  • Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C như các loại trái cây mọng cam, quýt, bưởi…
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hay chất kích thích…
  • Hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, uống nước đá…
viem hong cap
Bị viêm họng cấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Giữ ấm cơ thể, cổ họng và vùng ngực đặc biệt khi thời tiết trở lạnh
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng hàng ngày
  • Tránh xa nơi có không khí ô nhiễm, bụi bẩn, che chắn khi ra ngoài đường
  • Tập thể dục, nâng cao thể trạng và sức đề kháng để chống lại bệnh
  • Không nên tiếp xúc với người đang bị viêm họng cấp hay các bệnh về đường hô hấp khác
  • Không dùng chung đồ cá nhân như bát, cốc thức ăn với người bệnh
  • Rửa tay, sát khuẩn tay thường xuyên đặc biệt sau khi ho hay hắt hơi.
  • Nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để sớm phát hiện cũng như có phương pháp điều trị thích hợp nhất

Trên đây là những giải đáp cho bạn đọc về viêm họng cấp tính là gì và cách chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức để phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Viêm họng không ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp khác nhau. Tình trạng bệnh kéo dài có thể cảnh báo nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.…

Xem chi tiết

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh…

Xem chi tiết

Viêm họng hạt gây nổi hạch là một trong số các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt hiện nay. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu cho…

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng bệnh phổ biến. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết…

Xem chi tiết

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp rất thường gặp. Một trong những câu hỏi rất được quan tâm về bệnh lý này là viêm họng có bị lây không? Để giải đáp…

Xem chi tiết

Các triệu chứng viêm họng hạt kéo dài khiến người bệnh lo lắng. Cùng tìm hiểu viêm họng hạt bao lâu thì khỏi, làm thế nào để điều trị dứt điểm qua bài viết sau…

Xem chi tiết

Viêm họng lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh đang trong giai đoạn mãn tính, có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cần sớm được điều trị để tránh ảnh hưởng đến…

Xem chi tiết

Tình trạng viêm họng hạt phổ biến ở phụ nữ mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị viêm họng hạt cần…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *