Vảy Nến Ở Chân

Tình trạng vảy nến ở chân xuất hiện do sự rối loạn của hệ miễn dịch gây tăng sản tế bào ở bàn chân, bắp chân, lòng bàn chân và các vị trí khác. Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống người bệnh rất lớn thậm chí còn tạo rào cản về mặt tâm lý.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở chân

Vảy nến ở chân là một thể bệnh của vảy nến được xếp vào nhóm viêm da cơ địa mãn tính có tính chất kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

vay nen o chan
Có nhiều yếu tố tác động gây bệnh vảy nến ở chân

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tỷ lệ nhiễm bệnh ở chân, tay khoảng 2 đến 5%. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 20 đến 60, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. 

Dạng nghiêm trọng nhất của vảy nến chân là pustulosis palmoplantar. Đây là dạng bệnh hiếm gặp có thể xảy ra đơn độc mà không kết hợp với bất kỳ thể bệnh vảy nến nào khác. Chúng chỉ ảnh hưởng tới bàn chân và bàn tay. 

Nguyên nhân bị vảy nến ở chân hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể, các nhà khoa học đã tìm hiểu và thấy rằng bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch cơ thể và yếu tố di truyền. 

Cụ thể, nếu người bệnh nhận gen di truyền từ bố mẹ thì tỷ lệ mắc bệnh cao, nếu là gen trội có thể chiếm đến 60% do cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Bên cạnh đó, bị vảy nến ở tay, chân còn do sự suy yếu bất thường của hệ miễn dịch khiến tế bào lympo T nhận diện nhầm tác nhân ngoại lai, tấn công ngược lại các tế bào lành. 

Chính điều này đã khiến da chết nhanh hơn, chúng chưa kịp bong thì da mới đã hình thành khiến da chết bám lại trên bề mặt gây ra những đám sần sùi, gồ ghề và được bao phủ bởi lớp vảy trắng, sưng đỏ, ngứa ngáy, đôi khi có hiện tượng nứt nẻ, chảy máu. 

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Ngoài hai tác nhân chính gây vảy nến da tay, chân thì còn có một số yếu tố khác liên quan như: 

  • Sự xuất hiện của vết thương hở trên da. 
  • Do nhiễm trùng da. 
  • Là kết quả của quá trình căng thẳng, stress kéo dài. 
  • Do người bệnh uống rượu bia, hút thuốc quá nhiều. 
  • Do sự thay đổi của thời tiết khô hanh. 
  • Do tiếp xúc với hóa chất, dị nguyên và các chất gây dị ứng khác. 
  • Do sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.  

Biểu hiện vảy nến ở chân

Vảy nến ở chân thường xuất hiện bàn chân, đầu gối, lòng bàn chân, đùi,… Bệnh có thể gây ra những tổn thương ở cả móng và khớp. 

Người bệnh có thể nhận biết bệnh sớm thông qua các biểu hiện tổn thương ngoài da. Tùy theo thể bệnh và những đặc trưng người ta đã phân chia bệnh theo từng lại với đặc trưng như sau: 

  • Vảy nến chân thể mảng: Tổn thương xuất hiện theo mảng, có lớp dày sừng, vảy trắng bị bong tróc và ngứa ngáy cả ngày. Theo các chuyên gia vảy nến thể mảng xuất hiện ở chân thường có tỉ lệ cao hơn các thể bệnh khác. 
  • Vảy nến chân thể mủ: Tổn thương xuất hiện nhiều ở lòng bàn chân, gây sự phiền toái cho người bệnh khi đi lại. 
  • Vảy nến móng: Tổn thương xuất hiện ở móng chân có màu nâu hoặc vàng đục. Trên móng có vết rỗ, sần sùi, có nguy cơ biến dạng cao hoặc tách giường móng. 
  • Vảy nến thể đảo ngược: Tổn thương xuất hiện ở sau gối, có màu đỏ tươi nhưng không ở dạng vảy. 
  • Viêm khớp vảy nến: Lúc này bệnh đã chuyển sang biến chứng ảnh hưởng đến các khớp gây viêm, sưng đỏ khiến bệnh nhân cảm thấy bị đau nhức, đi lại khó khăn. Nếu điều trị sai cách có thể dẫn đến tàn tật cả đời. 

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Hướng điều trị vảy nến ở chân

Để chữa khỏi hoàn toàn vảy nến khuỷu tay, chân rất khó bởi nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được xác định, không có thuốc đặc trị. Các biện pháp đang áp dụng hiện tại chỉ có thể đẩy lùi triệu chứng, cấp ẩm và hạn chế nguy cơ tái phát. 

Tây y chữa vảy nến ở chân

Điều trị vảy nến ở tay, chân bằng phương pháp Tây y là cách làm được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả phát huy nhanh chóng. 

Áp dụng Tây y trong điều trị vảy nến ở chân bạn có thể áp dụng một trong hai cách điều trị sau đây: 

Dùng thuốc tân dược chữa vảy nến chân:

  • Thuốc corticoid dạng uống hoặc tiêm để giảm ngứa.  Loại thuốc này dùng nhiều có thể gây mỏng da, teo da, hiệu quả sẽ giảm dần nếu dùng lâu dài. 
  • Dẫn xuất vitamin D để làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào da, giảm tốc độ tạo sừng. 
  • Retinoid dùng tại chỗ hoặc đường uống để ngăn chặn tốc độ sinh sản của tế bào da. 
  • Thuốc ức chế calcineurin giảm viêm và sự hình thành mảng vảy. 
  • Thuốc bong sừng bạt vảy axit salicylic và dẫn xuất than đá coaltar. 
  • Thuốc sinh học đường tiêm nếu các loại thuốc khác không có tác dụng. 
  • Methotrexate dùng dạng uống để hạn chế tế bào da sản xuất và ức chế vùng viêm. 
  • Cyclosporine dùng để ức chế hệ miễn dịch cho những trường hợp bị vảy nến nghiêm trọng
  • Thuốc anthralin làm chậm sự phát triển tế bào da, loại bỏ và làm mềm da. 

Quang hóa trị liệu chữa vảy nến ở tay, chân:

Phương pháp điều trị vật lý này sẽ dùng tia sáng chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh để ức chế tế bào. Cách trị liệu này có thể gây ra nhiều nguy hiểm vì vậy bệnh nhân phải có sự cân nhắc khi áp dụng. 

Mẹo dân gian chữa vảy nến ở chân

Ngoài hai cách điều trị trên bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị vảy nến dưới đây để cải thiện triệu chứng ngay tại nhà: 

vay nen o chan
Giấm táo có tác dụng chữa bệnh da liễu, làm mềm tế bào sừng

Mẹo dùng giấm táo chữa vảy nến chân: 

  • Làm sạch vùng da chân cần điều trị rồi thoa một lớp giấm táo lên để kiểm soát cơn ngứa rát. 
  • Áp dụng mỗi ngày triệu chứng sẽ giảm tuy nhiên với vết thương hở không được sử dụng mẹo chữa này. 

Mẹo dùng lô hội chữa vảy nến chân: 

  • Sử dụng gel nha đam tươi để bôi lên vùng da bị vảy nến để dưỡng ẩm và kháng viêm. 
  • Nếu không có nha đam tươi bạn có thể sử dụng có chiết xuất từ nha đam. 

Mẹo dùng cây lược vàng chữa vảy nến: 

  • Lấy lá cây lược vàng tươi ép lấy nước để thoa lên vùng da cần điều trị. Có thể sử dụng cả phần bã để hiệu quả điều trị phát huy tốt hơn. 
  • Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Lưu ý về cách chăm sóc và phòng ngừa vảy nến

Quá trình điều trị vảy nến ở chân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các vùng da khác do đây là bộ phần thường xuyên hoạt động. Ngoài việc tuân theo chỉ định chữa trị của bác sĩ người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề khác như sau: 

  • Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể đúng cách, tắm gội thường xuyên bằng nước ấm, tránh dùng nước nóng bởi có thể khiến da khô, bong tróc nhiều vảy hơn. 
  • Uống nhiều nước và dùng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Thay vì dùng sữa tắm, xà phòng thông thường hãy dùng các loại thảo dược có chiết xuất từ thiên nhiên. 
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được bổ sung các loại hoa quả, rau xanh, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. 
  • Trong quá trình điều trị bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. 
  • Không sử dụng chất thích thích, không rượu bia, không hút thuốc. 
  • Luyện tập thể dục thể thao để cơ thể ngày càng khỏe mạnh, gia tăng hệ miễn dịch. 
  • Tạo cảm giác thoải mái, suy nghĩ tích cực và lạc quan để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Quần áo mặc bằng chất liệu thoáng mát, đi giày đúng kích cỡ, đặc biệt phải thay tất chân thường xuyên. 

Điều trị vảy nến ở đâu?

Dù điều trị theo phương pháp nào người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ để có sự chỉ định, tư vấn trị liệu phù hợp. Bạn có thể đến một trong những địa chỉ bệnh viện dưới đây để thăm khám, chữa vảy nến ở chân: 

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc ở 145 Hoa Lan, HCM; B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, HN và 116 Văn Lang, Hạ Long, Quảng Ninh. 
  • Trung Tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Trực thuộc Nhất Nam Y Viện. ĐỊa chỉ Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Bệnh viện Da liễu TW tại 15A Phương Mai, HN. 

Toàn bộ các thông tin quan trọng về bệnh vảy nến ở chân chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp lại để bạn tham khảo. Dù là bệnh lành tính nhưng bạn không nên chủ quan mà cần phải chủ động điều trị sớm, không nên kéo dài lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Bác sĩ chữa vảy nến giỏi không chỉ có trình độ cao mà còn là người có nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh này. Gặp được bác sĩ giỏi là bạn…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh ngoài da, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy vảy nến có tự khỏi không, cách điều trị như thế…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *