Viêm dạ dày hành tá tràng
Viêm dạ dày hành tá tràng có đến 26% người dân Việt đang mắc phải. Đây là bệnh lý có tỷ lệ bệnh nhân lớn nhất trong các bệnh đường tiêu hóa. Do hành tá tràng trực tiếp nhận thực ăn ngay sau khi chúng được tiêu hóa tại dạ dày nên rất dễ bị tổn thương. Bệnh lý này nguy hiểm ra sao, làm thế nào mới có thể phòng và điều trị, bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết.
Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh gì?
Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh lý viêm ở niêm mạc dạ dày – hành tá tràng. Để hiểu rõ về bệnh này, trước hết, chúng ta cần nhận biết rõ hành tá tràng nằm ở đâu.
Hành tá tràng thuộc phần trên cùng của tá tràng, nối với dạ dày từ dưới môn vị. Đây là nơi sẽ tiếp nhận thức ăn sau khi chúng được co bóp, nghiền nhỏ trong bao tử.
Thức ăn có hình dạng gần giống như củ hành được đẩy xuống hành tá tràng. Tại đây diễn ra quá trình phân cắt và hấp thụ dinh dưỡng. Với sự góp mặt của enzyme tiêu hóa đổ từ tuyến tụy xuống, tốc độ chuyển hóa chất sẽ nhanh hơn.
Ở người bình thường, trong hệ tiêu hóa có một lượng chất nhầy vừa đủ để trung hòa axit. Tuy nhiên, vì những tác động từ nhiều yếu tố, nồng độ axit trong dịch vị dạ dày tiết da bị dư. Lúc này lớp lót trong dạ dày – hành tá tràng bị tổn thương. Nếu không được phát hiện và xử lý, chỉ một thời gian sau bệnh viêm dạ dày hành tá tràng sẽ xuất hiện.
Trong quy định về mã bệnh quốc tế IDC Bộ Y tế đã ban hành, bệnh viêm dạ dày tá tràng có mã số là K29. Theo đó, người ta đưa ra khái niệm chung như sau:
Viêm dạ dày hành tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và tá tràng bị tổn thương, hoại tử ở nhiều mức độ. Kích thước vết viêm loét thường trong khoảng 0,5cm. Biểu hiện ra bằng sẹo loét, vết lồi hoặc lõm, mòn đi. Đặc biệt, vị trí và số lượng vùng viêm loét tại tá tràng nhiều hơn gấp 4 lần so với các phần khác của dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày sẹo loét hành tá tràng
Một vài số liệu thống kê cho biết có đến 96% người bệnh bị viêm do những nguyên nhân khá lành tính. 4 % còn lại khởi phát tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng do khối u ác tính. Chi tiết hơn:
- Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori): Khuẩn HP là loại xoắn khuẩn tồn tại trong thực phẩm sống và rất dễ ký sinh trong dạ dày. Ở điều kiện thích hợp, khi mà lợi khuẩn yếu đi, chúng sẽ tấn công, làm tổn thương niêm mạc. Sau một thời gian phát triển, chúng sẽ gây nhiều bệnh đường tiêu hóa, trong đó có viêm dạ dày hành tá tràng.
- Lạm dụng thuốc Tây: Những thuốc tân dược, đặc biệt là loại giảm đau, kháng sinh có khả năng khiến hành tá tràng bị tổn thương cao, dẫn đến viêm loét. Khi sử dụng, người bệnh tuyệt đối không được bỏ qua những cảnh báo từ chuyên gia về liều dùng, cách sử dụng.
- Chế độ ăn, sinh hoạt: Nhóm nguyên nhân này được cho là chính yếu, tác động nhiều đến các bệnh đường tiêu hóa. Ăn không đủ chất, thiếu lành mạnh, dùng đồ cay, chất kích thích… đều có thể làm viêm viêm hang vị dạ dày hành tá tràng.
- Yếu tố di truyền: Các chuyên gia chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân này. Thế nhưng từ khảo sát thực tế trên số người bị có thể thấy tỷ lệ bệnh nhân đau dạ dày hành tá tràng có người thân cũng bị như vậy khá cao.
Ngoài các yếu tố trên thì viêm dạ dày tá tràng k29 còn có thể là biến chứng của một số bệnh lý như tiểu đường, xơ gan, hoặc các vấn đề ở vỏ thượng thận. Căng thẳng kéo dài và rối loạn nội tiết cũng ảnh hưởng đến cơ quan này.
Dấu hiệu nhận biết
Xuất hiện ở đường ruột nên các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng khá dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề khác ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân biệt, nhận biết sớm nhờ những đặc điểm dưới đây:
- Đau nóng ở thượng vị: Dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên phải kể đến là cảm giác đau và nóng rát vùng thượng vị. Nhiều khi biểu hiện này còn lan ra sau lưng. Thời điểm đau thường là khi đói, sau lúc ăn no hoặc đêm khuya gần về sáng. Càng về sau thì cơn đau càng quặn, nhói, kéo dài và kèm theo tức ngực.
- Ợ chua, ợ hơi: Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng khiến hệ tiêu hóa rối loạn, dễ kéo theo trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Điều này làm cho bệnh nhân bị ợ hơi, ợ chua và nóng rát ở dưới xương ức. Bên cạnh đó, thức ăn khó tiêu, ứ đọng làm bệnh nhân bị đầy bụng, khó chịu.
- Buồn nôn, chán ăn: Do cảm giác đầy bụng, nấc ợ thường xuyên nên nhiều người trở nên sợ ăn. Mỗi khi ăn vào, bệnh nhân còn bị đau bụng dữ dội và nôn phần thức ăn không tiêu ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: Bao tử hành tá tràng càng viêm loét nặng thì khả năng bị xuất huyết dạ dày càng nhiều. Khi đó, trong hỗn hợp được nôn ra sẽ lẫn cả máu. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện khám chữa ngay.
Đây được xem là những dấu hiệu phổ biến của viêm dạ dày hành tá tràng. Nếu có những biểu hiện nặng hơn, đó có thể là biến chứng mà bạn không thể xem thường.
Mức độ nguy hiểm
Viêm dạ dày hành tá tràng không được cho là bệnh ảnh hưởng lớn đến tính mạnh. Thế nhưng do diễn tiến lâu ngày mà triệu chứng của nó ngày càng nặng lên và chi phối nhiều đến cuộc sống.
Người bị bệnh này thường chán ăn, mất ngủ, dẫn đến sụt cân và suy nhược trầm trọng. Từ đó hệ miễn dịch cũng suy yếu và nguy cơ mắc bệnh lý khác tăng lên. Ở mức độ nghiêm trọng, họ có khả năng phải đối mặt với các biến chứng:
- Hẹp môn vị dạ dày: Xảy ra khi các ổ viêm ở hành tá tràng lan rộng và tiến gần đến môn vị dạ dày. Khi đó, bên cạnh dấu hiệu viêm loét dạ dày, hành tá tràng, bệnh nhân còn thường xuyên bị khó tiêu, nôn thức ăn cũ ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: Cũng ở giai đoạn nặng của bệnh, những ổ viêm sẽ ăn sâu vào trong và làm mạch máu bị vỡ ra. Từ đó gây chảy máu bao tử một cách nhỏ giọt hoặc ồ ạt. Bệnh nhân bị nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, lẫn máu. Nếu không được xử lý nhanh và chuẩn xác, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.
- Thủng ổ viêm: Biến chứng này xảy đến sau khi người bệnh bị xuất huyết. Ổ loét ăn quá sâu sẽ gây thủng. Lúc này bệnh nhân bị căng cứng bụng và đau giống như bị châm chích.
- Ung thư dạ dày: Cùng với xuất huyết dạ dày, đây là những biến chứng nguy hiểm bậc nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng xuất huyết diễn ra nhanh thì ung thư dạ dày có thời gian ủ bệnh lên đến 10 năm và hơn nữa. Do khó phát hiện bệnh nên tỉ lệ người bị ung thư dạ dày tử vong là khá cao.
Như vậy có thể nói biến chứng của viêm dạ dày hành tá tràng là nguy hiểm. Chúng ta tuyệt đối không được thờ ơ với bất cứ biểu hiện nào từ cơ thể.
Phương pháp chẩn đoán
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học, các phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày hành tá tràng ngày càng đa dạng.
- Nội soi dạ dày: Cách làm này được thực hiện phổ biến ở nhiều nơi. Đó có thể là nội soi dạ dày qua đường mũi, đường miệng hoặc dùng viên nang. Bằng sự hỗ trợ của ống dẻo nội soi và camera, bác sĩ có thể thu về hình ảnh chi tiết trong đường tiêu hóa. Nếu phát hiện dấu hiệu dị thường hoặc khuẩn lạ, người ta sẽ lấy mẫu để sinh thiết tế bào mô dạ dày.
- Kiểm tra hơi thở: Mặc dù là xét nghiệm không xâm lấn nhưng test hơi thở có thể cho kết quả chính xác đến 98% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP hay không. Theo đó bác sĩ thấy rõ được tình trạng viêm loét đang ở mức độ nào. Người ta dụng carbon đánh dấu C13 – C14 để xác định sự hiện diện của một số men hoặc độc tố mà khuẩn HP gây ra.
- Xét nghiệm máu: Đây cũng là phương pháp chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, trong đó có khuẩn HP.
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân cũng giúp tìm kiếm khuẩn HP, đồng thời kiểm tra xem bệnh nhân có bị xuất huyết ổ viêm không.
Sau khi tổng hợp được tất cả các kết quả, bác sĩ có thể khẳng định tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Từ đó lên phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng hợp lý nhất.
Các cách chữa trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng
Điều trị viêm dạ dày hành tá tràng có thể thực hiện bằng nhiều cách. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà người bệnh và bác sĩ hay tiến hành.
Chữa bệnh viêm dạ dày hành tá tràng bằng Tây y
Thuốc trị viêm loét dạ dày hành tá tràng cho hiệu quả nhanh chóng cho nên đây được xem là lựa chọn tối ưu. Với từng người bệnh, bác sĩ thường phổ biến dùng một số thuốc sau:
- Thuốc kháng Antacid: Loại này đem lại hiệu quả trung hòa axit, thường được dùng trước khi ăn và ngủ từ 1 đến 3 tiếng.
- Nhóm ức chế histamin H2: Bao gồm Ranitidin, Famotidin hay Cimetidin giúp giảm các phản ứng viêm trong niêm mạc.
- Nhóm PPI: Là những thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole, Rabeprazole và Lansoprazole. Chúng hoạt động trên cơ chế giảm tiết axit dạ dày, hạn chế viêm, ợ nóng… Bệnh nhân nên uống trước khi ăn để đạt hiệu quả cao.
- Nhóm bảo vệ niêm mạc: Gồm Sucralfat, Bismuth hay Misoprostol cung cấp lớp phủ niêm mạc dày dày, hành tá tràng. Người bệnh cần uống trước khi ăn 30 phút để dược phẩm phát huy tác dụng.
- Kháng sinh diệt HP: Với người bệnh viêm dạ dày HP dương tính, cần sử dụng Amoxicillin, Fluoroquinolones, Levofloxacin… để kiềm chế sự phát triển và tiêu diệt khuẩn HP.
Bệnh nhân cần nhớ rằng hiện nay chưa có tân dược nào đặc trị được viêm loét dạ dày hành tá tràng. Mặc dù có thể giảm biểu hiện bệnh nhanh chóng nhưng sau một thời gian dừng thuốc, bệnh sẽ quay trở lại.
Hơn nữa, những tác dụng phụ của thuốc Tây đối với dạ dày là khó tránh khỏi. Vì vậy, đừng quên tham vấn chuyên gia để dùng thuốc an toàn, hiệu quả.
Các cách chữa dân gian
Bởi sự lành tính, tiện lợi của thảo dược tự nhiên mà nhiều người chọn cách chữa mẹo tại nhà bằng cây lá. Nếu mới bị viêm loét ở dạ dày và hành tá tràng, bạn có thể tiến hành các cách sau:
Dùng hạt bưởi
Chứa nhiều chất dinh dưỡng, lại có tính mát và khả năng thanh nhiệt, giải độc, quả bưởi được dùng nhiều trong điều trị bệnh. Đối với viêm loét dạ dày hành tá tràng, người ta dùng phần hạt để chữa. Y khoa đã phân tích và nhận thấy trong nó chứa hàm lượng cao Pectin – một chất giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Sau khi ăn bưởi, bạn giữ lại phần hạt còn nguyên vỏ.
- Đem rửa sạch số hạt này rồi ngâm với nước sôi đậy kín khoảng 3 tiếng.
- Khi kiểm tra thấy chất nhầy trong hạt tiết ra nước, tạo nên hỗn hợp lỏng trắng đục và đặc sánh là được.
- Bạn vớt hạt bưởi ta và lấy nước ấy để uống sau bữa ăn chính 2 giờ.
- Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần nhưng thực hiện đều đặn nhiều ngày cho đến khi thấy rõ sự thuyên giảm các triệu chứng.
Chữa bằng nghệ, mật ong
Ngày nay, từ nghiên cứu khoa học chúng ta biết rằng nghệ là loại gia vị chứa rất nhiều hoạt chất curcumin. Thế nhưng không phải đến lúc bây giờ củ này mới được dùng để trị viêm dạ dày.
Nhiều thế hệ trước, cha ông ta đã biết dùng nó vào việc chữa lành các vết thương, bao gồm cả ổ viêm ở niêm mạc. Không chỉ đơn thuần là dùng nghệ, họ còn kết hợp với mật ong để gia tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Bạn cần có 20g bột nghệ và 1 thìa mật ong cho mỗi lần tiến hành.
- Đem trộn mật ong vào bột nghệ và đảo đều cho đến khi được hỗn hợp nhuyễn.
- Chia chúng ra làm 2 phần bằng nhau rồi vo thành 2 viên hoàn.
- Trước khi ăn bữa sáng hoặc trưa và tối 30 phút thì uống viên này, sử dụng hết trong ngày.
- Thực hiện nhiều ngày liền để giảm các biểu hiện và ngừa biến chứng của bệnh.
Chữa bằng khoai tây
Củ khoai tây cũng được nhiều người dùng trong điều trị bệnh dạ dày, trong đó có viêm loét. Nhiều phân tích khoa học cho biết trong củ này chứa vitamin C giúp kháng viêm tự nhiên.
Họ cũng tìm thấy Carbohydrate trong đó đem lại tác dụng kích thích tiêu hóa, ngừa táo bón… Ngoài ra, những chất chống oxy hóa trong củ khoai còn được cho là có khả năng hạn chế nguy cơ hình thành khối u dạ dày.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn chọn một củ khoai tây lòng vàng còn tươi, nhiều bột.
- Đem rửa sạch và gọt vỏ, cắt nhỏ rồi nghiền nát ra.
- Bọc chúng vào một lớp vải xô mỏng sạch để vắt lấy nước.
- Đun nước này lên đến khi sôi và chắt ra để uống.
- Mỗi ngày dùng 3 lần x 1 thìa to, sử dụng liên tục đến hết 3 tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cách chữa viêm dạ dày hành tá tràng bằng cây đinh hương, cải bắp, táo tàu… Cần chú ý rằng mẹo chữa trong dân gian chỉ giảm được các triệu chứng nhẹ. Hơn nữa, hiệu quả của thuốc phụ thuộc nhiều vào cơ địa, thường lâu cho tác dụng hơn tân dược.
Bị bệnh viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn, kiêng gì?
Để hỗ trợ điều trị và ngừa nguy cơ tái phát, bệnh nhân viêm dạ dày hành tá tràng cần duy trì một chế độ ăn khá nghiêm ngặt. Theo đó, các chuyên gia khuyên dùng một số thực phẩm như:
- Nhóm cấp đạm, protein: Bao gồm các nguồn cung thịt nạc từ lợn, gà, cá, vịt và cả các thực phẩm khác như cua, đậu phụ, trứng gà.
- Chất xơ và vitamin: Thường là các loại hoa quả ít chua và rau xanh như chuối chín, táo tàu, bưởi ngọt, lựu, rau súp lơ xanh, cải xoăn…
- Tinh bột: Người bệnh viêm dạ dày hành tá tràng nên cung cấp tinh bột từ các chế phẩm của bột mì và gạo nếp.
- Nhóm hỗ trợ tiêu hóa: Có một số món ăn cung cấp lợi khuẩn nên được bổ sung cho người bệnh là các loại sữa chua, sữa không đường, kefir, sauerkraut..
Ngoài ra, bạn còn nên ăn thêm bánh quy, khoai lang, khoai tây và một số gia vị, củ quả khác có chất kháng viêm. Đừng quên uống đủ nước để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru.
Thực phẩm nên kiêng
Trong khi xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, đừng quên loại bỏ:
- Các loại nước ngọt có ga, cà phê và thuốc lá, rượu (trừ rượu thuốc).
- Tránh ăn nhiều đồ ăn tẩm vị ngọt như sôcôla, kẹo ngọt, món ăn nhiều đường.
- Tuyệt đối không dùng các loại dưa, cà muối, hành muối… Đây là những thực phẩm khó tiêu, làm tăng tiết dịch vị dạ dày và phản ứng viêm.
- Không ăn gia vị cay như tiêu, ớt, và các món gỏi cay, măng ớt… Nhóm này có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày, tăng nguy cơ viêm và thủng, xuất huyết dạ dày.
- Hạn chế ăn đồ khô, cứng, nhiều góc cạnh vì nó sẽ làm gia tăng tổn thương ở dạ dày trong quá trình tiêu hóa.
- Tránh dùng rau củ quả thuộc nhóm thực phẩm tạo axit hoặc chứa nhiều axit.
- Không nên chế biến món ăn với mỡ động vật, dầu chiên lại. Hạn chế dùng thịt nướng, thịt gác bếp, sashimi và rau sống…
Nên thay đổi menu thường xuyên để người bệnh dễ ăn uống, không bị thiếu chất, đảm bảo sức khỏe để điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh
Chế độ dinh dưỡng cần được áp dụng ngay cả khi bệnh đã được thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh cần biết cách điều chỉnh một số thói quen trong khi dùng bữa và sinh hoạt. Cụ thể:
- Không để bụng đói hoặc ăn quá no, ăn vội.
- Cần nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ tối đa trước khi đi xuống dạ dày, đường ruột.
- Chia nhỏ bữa ăn và dùng vừa đủ theo giờ, không ăn vặt hoặc bỏ bữa.
- Hạn chế nói chuyện, làm việc riêng khi ăn và vận động ngay khi vừa kết thúc việc dùng bữa.
- Tốt nhất chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau bữa cơm 30 phút, sau đó mới lao động nặng dần lên.
- Hạn chế dùng thuốc Tây giảm đau và kháng viêm vì nó dễ tác động xấu đến dạ dày.
- Tránh thức khuya và suy nghĩ nhiều khiến dịch vị tiết ra nhiều và bụng bị sôi.
- Ngay khi phát hiện những triệu chứng của viêm dạ dày và hành tá tràng, cần đi kiểm tra ngay tại bệnh viện.
Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh lý khó điều trị dứt điểm nhưng có thể ngăn ngừa, giảm nhẹ triệu chứng. Bạn nên điều chỉnh sinh hoạt, chế độ ăn và tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh để phòng ngừa, điều trị sớm.
Gợi ý xem thêm:
- [Review] Nhất Nam Bình Vị Khang có tốt không? Lời giải đáp từ chính “nhân chứng sống”
- [TÂM SỰ] Có Nhất Nam Bình Vị Khang tôi đã sống lại cuộc đời mới sau 8 năm mang bệnh đau dạ dày
Không biết con mọi ng có chán an không, con tôi mới có7 tuổi mà bảo viêm dạ dày, không hiểu sao lại có chuyện này
có thể là do vi khuẩn hp phát triển đó bạn, bạn đưa cháu đi khám và láy thuốc uống để tránh bị nặng hơn về sau nhé
Thuốc nhất nam bình vị khang ở nhất nam y viện có dành cho trẻ nhỏ đó, mà nó toàn từ thảo dược nên cũng yên tâm lắm. Con tui uống ở đây được gần 1 ttháng thấy được, mà ngọt ngọt nên chaú cũng chịu uống. Bữa ăn bắt đầu cải thiện rồi.
E đang có bầu mà lại thêm viêm dạ dày này cơ bản không ăn được gì, vào tí nào lại nôn ra, bác sĩ tư vấn cho em với
Chào bạn Diển Nhàn
Bài thuốc được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú, không chứa các dược liệu tổng hợp, chất bảo quản, hormone hay thuốc kháng sinh. Chính vì thế nên có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. vì thể trạng của trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, sau sinh mỗi người sẽ khác nhau nên bác sĩ sẽ cần trao đổi cụ thể hơn để có thể đưa ra hướng khắc phục.
Mời bạn đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ nhé.
Thông tin đến bạn!
uống thuốc nhất nam bình vị khang mát lắm mà lại kích thích vị giác của tôi thời kỳ thai nghén, sau khoảng 1 tuần uống thì tôi ăn uống đỡ hơn trước nhiều. Giừo sinh cháu được 3 thnags rồi, mà chứng bệnh viêm dạ dày của tôi cũng đỡ lắm, mn đọc thêm thôgn tin https://nhatnamyvien.com/bao-chi-dua-tin-ve-nhat-nam-binh-vi-khang-64563.html
toi uống đến tuần thứ 3 thì thấy nóng trong người lắm mn, không biết có phải là tác dụng phụ khôg
k phải tác dụng phụ đâu, đó là bị công thuốc – thuốc kiểu vào trong cơ thể rồi đào thải độc tố ấy, một thời gian thì hông sao nữa nha bạn