Đau khớp háng bên phải

Đau khớp háng bên phải là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau. Bệnh nhân cần nhanh chóng giải quyết điều trị bệnh dứt điểm căn nguyên và thuyên giảm triệu chứng. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.

Đau khớp háng bên phải là gì? Đối tượng dễ mắc

Đau khớp háng bên phải là triệu chứng đau trong trường hợp có chấn thương hoặc bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm khớp nói chung. Tình trạng đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Đau khớp háng ở bên phải gây hạn chế vận động tại khớp háng, đầu gối và các vùng mô mềm lân cận. Kèm theo đau có thể là các triệu chứng sốt, viêm hoặc sưng, phù nề tại bề mặt.

Đau khớp háng bên phải là gì?
Đau khớp háng bên phải là gì?

Đối tượng xuất hiện đau khớp háng ở bên phải thường gặp là những người có sức đề kháng bị suy giảm. Bên cạnh đó còn thấy ở những cá nhân thường xuyên thực hiện động tác liên quan đến khớp háng. Có thể kể tên một số đối tượng như: trẻ nhỏ, bà bầu, người cao tuổi và các đối tượng vận động viên.

Đặc biệt với bà bầu bị đau khớp bên phải, có dấu hiệu của phù nề nhiều, người nhà nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Đau khớp háng bên phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau xương khớp bên phải là biểu hiện của các tình trạng bệnh dưới đây.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trên 50. Đây được xem là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể, khi mà khả năng hấp thụ dưỡng chất kém đi thì chất lượng xương khớp cũng suy giảm dần. Bệnh có thể sẽ tiến triển rất nhanh, do vậy phải có điều hướng xử lý sớm.

Viêm khớp háng bên phải

Viêm khớp háng bên phải xuất hiện những cơn đau xung quanh xương khớp háng phải (trái), có thể lan tỏa sang các bộ phận lân cận như khớp gối, phần đùi và hông.

Viêm có triệu chứng đau khớp háng ở bên phải thường xuất hiện nhiều hơn ở đối tượng người già, trẻ em. Đặc biệt tỉ lệ bà bầu bị đau khớp háng bên phải ngày càng tăng.

Viêm khớp háng bên phải
Viêm khớp háng bên phải

Trật khớp háng

Trật khớp háng là tình trạng xảy ra sau quá trình vận động quá mạnh tại khớp. Khi bị trật khớp háng, biểu hiện điển hình là bất động tại chỗ kèm theo đau khớp háng phải hoặc tái.

Tình trạng này thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ năng động và vận động viên ở các môn như: thế dục dụng cụ, nhảy cao, nhảy xa…

Loạn sản khớp háng tiến triển

Đây là bệnh bẩm sinh, có sự di lệch hoặc phát triển bất thường từ khi mới sinh. Khi thấy xuất hiện triệu chứng đau khớp háng ở bên phải, có thể chẩn đoán bệnh loạn sản khớp tiến triển khi kết hợp thêm các liệu pháp đánh giá khác.

Viêm khớp háng tiến triển nhiễm trùng

Viêm khớp háng nhiễm trùng thường gặp ở đối tượng có sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với môi trường xung quanh dễ bị nhiễm khuẩn/virus. Dẫn tới các tình trạng đau dữ dội tại khớp, biểu hiện phù nề và sưng đỏ. Có thể kèm theo sốt tùy vào giai đoạn của bệnh.

Hoại tử chỏm xương

Đa số tình trạng nguyên nhân gây bệnh hoại tử chỏm xương đều là do những va chạm hoặc chấn thương mạnh, dẫn tới thiếu máu cục bộ đến vùng xương khớp háng. Cũng bởi vậy các mô và tổ chức tại đây sẽ “chết” do không có dinh dưỡng cung cấp.

Hoại tử chỏm xương gây dữ dội, bệnh nhân có thể bị sốc vì đau. Trường hợp này cần phải thực hiện cấp cứu ngay.

Đau khớp háng bên phía phải có thể không xuất phát từ các tình trạng bệnh lý vốn có mà chỉ do những hoạt động quá sức bất thường, gây ra tình trạng đau cấp tính. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ để giải quyết triệt để tình trạng này.

Triệu chứng và nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải

Khớp háng được xem như mối liên kết bền vững của các bộ phận như chân, lưng và vai. Nó đóng vai trò điều khiển hai chi dưới đồng thời truyền lực lên phần trên, giúp vai và lưng có đủ sức để chống đỡ vật nặng trong quá trình sinh hoạt, lao động hàng ngày. Do đó, để tránh các tổn thương và hậu quả nghiêm trọng do đau khớp háng bên phải gây ra, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân để phòng tránh và biết các triệu chứng để phát hiện kịp thời.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, đau mỏi khớp háng bên phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do một loạt bệnh xương khớp nguy hiểm như:

  • Thoái hoá khớp háng: Là hệ quả của quá trình lão hoá sụn và xương dưới sụn, khiến các đầu xương không còn được sụn bảo vệ. Trong khi vận động, các xương cọ sát với nhau, gây ra tình trạng đau đớn.
  • Bệnh viêm khớp háng: Nếu không có tác động ngoại lực nào lên khớp háng nhưng vẫn có các cơn đau kéo dài âm ỉ, dữ dội thì rất có thể là do viêm khớp háng gây ra.
  • Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Khi các gân và dây chằng tại khớp háng bị viêm sẽ dẫn đến các cơn đau nhức, khó chịu.
  • Thoái vị bẹn: Do một phần màng tế bào lót của khoang bụng chui vào túi thoát vị, khiến vùng háng phình to, gây đau khớp háng và vùng bẹn.
  • Lao khớp háng: Phá hủy nhanh các ổ khớp và đầu xương, gây ra những tổn thương cho khớp háng, dẫn đến cảm giác đau đớn tại khu vực này.
  • Đau dây chằng háng: Thường xảy ra do chấn thương hoặc vận động gây viêm dây chằng khớp háng, dẫn đến các cơn đau kéo dài.
  • Viêm khớp háng ở trẻ em: Thường gặp ở trẻ từ 3 – 13 tuổi, khiến khớp háng của trẻ bị phản ứng viêm tấn công, khiến các khớp suy yếu, ảnh hưởng tới chức năng vận động.
  • Phụ nữ mang thai đau khớp háng bên phải: do việc chèn ép dòng máu.
đau mỏi khớp háng bên phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do các bệnh xương khớp nguy hiểm
đau mỏi khớp háng bên phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do các bệnh xương khớp nguy hiểm

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý của cơ thể kể trên, đau khớp háng bên phải còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan khác như:

  • Chấn thương: Các chấn thương gặp phải trong quá trình chơi thể thao, tai nạn xe, ngã,… có thể làm trật và đau khớp háng.
  • Tuổi tác: Người ngoài 50 tuổi gặp tình trạng đau khớp háng khá cao. Bởi khi này cơ thể bước vào giai đoạn lão hoá, sụn khớp không còn chắc khỏe, không bảo vệ được xương dưới sụn, dẫn đến các cơn đau khéo dài.
  • Thói quen không khoa học: Việc thường xuyên phải di chuyển nhiều, đạp xe liên tục, mang vác vật nặng,… cũng có thể khiến khớp háng có nguy cơ bị đau, thoái hoá, viêm nhiễm. Ngoài ra lạm dụng rượu bia, chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ tắc mao mạch chỏm đùi, thiếu máu tại vùng đùi, háng, gây đau khớp háng.
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng họ sẽ có những khiếm khuyết sụn khớp háng do di truyền. Tới khi trưởng thành thì mới có các biểu hiện rõ rệt, cơn đau hình thành với tần suất dày hơn.
  • Giới tính: Theo thống kê, nữ giới bị đau khớp háng cao hơn so với nam giới khoảng 1-5 – 2 lần, do quá trình mang thai và sinh nở.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng tăng có thể gây áp lực lên cột sống và khớp háng, khiến khớp háng bị tổn thương và đau nhức.

Triệu chứng

Các cơn đau khớp háng sẽ xuất hiện từ từ qua từng giai đoạn, bạn có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng như:

  • Ở giai đoạn khởi phát: Cơn đau chỉ thoáng qua và nhanh chóng biến mất. Người bệnh chỉ có cảm giác đau khi làm việc quá sức như đi bộ quá lâu, leo cầu thang nhiều lần,… Các cơn đau thông thường sẽ xuất hiện ở vùng bẹn sau đó lan xuống đùi, đau nhiều khi cử động hoặc đứng lâu.
  • Giai đoạn nặng: Khi này các gai xương đã bám nhiều quanh khớp nên ngay cả khi không vận động bạn vẫn cảm thấy đau đớn, khó xoay hay gập người và thường xuyên bị cứng khớp háng. Một số động tác đơn giản như: Đi tất, cắt móng chân, đi dày, mặc quần áo, ngồi xuống, đứng lên, lên xuống cầu thang,.. đều rất khó khăn. Theo thời gian người bệnh sẽ không thể duỗi thẳng gối, các cơ vận động xung quanh khớp háng bị teo nhỏ, nghiêm trọng hơn là có thể đối mặt với nguy cơ bị liệt hoàn toàn.
Các cơn đau khớp háng sẽ xuất hiện từ từ qua từng giai đoạn
Các cơn đau khớp háng sẽ xuất hiện từ từ qua từng giai đoạn

Ngoài ra, khi đau khớp háng cũng có thể gây ra nhiều cơn đau cùng lúc tại các vị trí như: Đầu gối, chân, vai, lưng,… làm giảm chức năng vận động. Do đó bạn nên cẩn thận khi có các cơn đau vùng xương mu khớp háng, khung chậu hay vùng bẹn.

Chẩn đoán và cách điều trị đau nhức khớp háng bên phải

Để điều trị đau nhức khớp háng bên phải, trước tiên phải chẩn đoán được bệnh lý chính xác. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng kèm theo như viêm sưng, phù nề, sốt cao, nóng đỏ, khó chuyển động khớp. Đây là những dấu hiệu ban đầu xác định được nhóm bệnh liên quan. Tuy nhiên để kết luận chính xác, bác sĩ phải kết hợp với triệu chứng cận lâm sàng.

Chẩn đoán theo cận lâm sàng là dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu, siêu âm, hình ảnh chụp X-quang tại khớp háng…từ đó kết luận chính xác bệnh gây đau khớp háng.

Mẹo dân gian trị đau khớp háng bên phải

Mẹo dân gian được đúc kết từ những kinh nghiệm điều trị bệnh, hầu hết được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc này có cách làm khá đơn giản, nguồn nguyên liệu cây cỏ dễ tìm. Hiệu quả có thể chưa được chứng minh trong khoa học hiện đại, nhưng được truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Các bài thuốc này có hiệu quả giảm triệu chứng rất nhanh, nhưng cần kết hợp với các dòng thuốc Tây y/Đông y nếu muốn điều trị dứt điểm.

Một số mẹo dân gian trị đau khớp háng ở bên phải được thực hiện như sau:

  • Sinh khương: Sử dụng Sinh khương tươi, cắt lát mỏng. Sau đó đắp trực tiếp lên bề mặt vị trí đau tại khớp háng đến khi khô thì bỏ đi và đắp lớp mới. Thực hiện 3-4 lần/ngày, liên tục cho tới khi triệu chứng đau giảm nhiều.
  • Ngải diệp kết hợp muối trắng: Ngải diệp rửa sạch qua nước, để ráo. Sau đó, cho Ngải diệp khô vào chảo cùng một chút muối, tiến hành xào đến khi nóng rồi dừng lại. Lấy Ngải diệp đắp trực tiếp lên bề mặt có triệu chứng đau cho tới khi khô thì bỏ. Thực hiện nhiều lần trong ngày khi cảm thấy đau.
  • Khương hoàng kết hợp rượu trắng: Khương hoàng tươi thái lát, đem ngâm cùng rượu trắng ít nhất hai tuần. Sau đó sử dụng rượu ngâm thoa trực tiếp lên vị trí đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Việc xoa bóp rất quan trọng, sẽ giúp thấm sâu các hoạt chất chống viêm từ Khương hoàng. Thực hiện 2-3 lần trong ngày khi triệu chứng đau tiến triển nặng.

Điều trị Tây y nhức khớp háng bên phải

Điều trị đau khớp háng ở bên phải bằng Tây y mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, cả về căn nguyên và triệu chứng. Tuy nhiên, hàm lượng dược chất trong mỗi viên thuốc Tây sẽ cao hơn rất nhiều so với các dòng khác, do vậy sẽ gây độc tính trên gan thận và các cơ quan khác.

Trong trường hợp điều trị đau cấp tính, bắt buộc phải dùng thuốc Tây, sau đó khi đã ổn tạm thời, bệnh nhân có thể chuyển sang các dạng thuốc khác.

Điều trị bằng dòng thuốc Tây
Điều trị bằng dòng thuốc Tây

Các loại thuốc điều trị triệu chứng đau bao gồm:

  • NSAIDs: Tùy thuộc vào mức độ đau, bệnh nhân sẽ bắt đầu sử dụng với acetaminophen, ibuprofen, diclofenac, arcotoxib, aspirin,…Đặc biệt lưu ý điều chỉnh liều với bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa.
  • Corticoid: Nhóm chất kháng viêm này sử dụng kèm theo trong trường hợp đau có ổ viêm. Sử dụng các dòng như betamethasone, methylprednisolon,…
  • Kháng sinh: Lựa chọn kháng sinh các nhóm penicillin (dạng kết hợp), cephalosporin (thế hệ mới), macrolid…để điều trị trong trường hợp nhiễm khuẩn.

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất

Đau khớp háng ở bên phải gây ra nhiều bất tiện trong vận động, có thể “lôi kéo” thêm các triệu chứng khác như: sốt, phù nề, sưng viêm…Do vậy, cần phải có các biện pháp phòng ngừa để tránh kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đối tượng người già, trẻ nhỏ và bà bầu.

  • Làm mới thói quen sinh hoạt: Hạn chế những vận động quá mạnh, làm những việc vừa sức.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường độ bền và dẻo dai cho xương khớp thường xuyên.
  • Kiểm soát cân nặng: Đây là biện pháp vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giảm được gánh nặng trên hệ xương nâng đỡ.
  • Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D giúp xương phát triển. Có thể sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
  • Tránh tiếp xúc với những môi trường độc hại, dễ dẫn tới nhiễm khuẩn.
  • Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe xương khớp, phải xử lý ngay để tránh tình trạng bệnh phát triển ở các vùng cơ thể khác.
  • Thay đổi tư thế nằm và ngồi để tránh xuất hiện các tình trạng bệnh xương khớp khác, dẫn đến đau.

Đau khớp háng bên phải là dấu hiệu của sự tổn thương tại chỗ, có thể liên quan đến nhiều tình trạng bệnh khác. Người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng khác lạ kèm theo, cần phải thăm khám ngay để tránh những di chứng về sau.

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính, liên quan trực tiếp đến tình trạng lão hóa của người bệnh. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển từ từ, sau tăng nặng gây…

Xem chi tiết

Thoái hóa đốt sống lưng từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người. Việc tìm hiểu các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng là điều cần thiết. Từ đó, giúp người bệnh…

Xem chi tiết

Xét nghiệm rf được chỉ định trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp. Hiện tại quy trình xét nghiệm này đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện từ…

Xem chi tiết

Câu hỏi “bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không” là vấn đề được nhiều cặp đôi quan tâm khi không may một trong hai người mắc bệnh. Những trở ngại và cơn…

Xem chi tiết

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y hiện đang được thực hiện rộng rãi, mang lại nhiều kết quả khả quan. Ngoài việc sử dụng bài thuốc cổ truyền, người bệnh có thể…

Xem chi tiết

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống. Nguyên nhân là do các mạch thần kinh bị chèn ép, khiến quá trình truyền…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm, dẫn tới những biến chứng khó lường nếu không được điều trị sớm. Và hiện nay số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều, do vậy…

Xem chi tiết

Đau khớp cổ tay sau sinh là biểu hiện mà nhiều chị em gặp phải trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý về xương khớp, hoặc vận động nặng, sai…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *