Trẻ em bị viêm dạ dày HP

Trẻ em bị viêm dạ dày HP sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng quan. Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi con trẻ ngày càng ốm yếu, gầy gò, chán ăn vì bệnh này. Để làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và phòng, điều trị cho bé, cha mẹ đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết sau.

tre bi viem da day hp
Trẻ bị viêm dạ dày HP nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về sau

Bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em là gì?

Viêm dạ dày HP ở trẻ em là tình trạng trên niêm mạc dạ dày của trẻ có sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (viết tắt là HP). Chúng tấn công vào thành dạ dày, tạo ra và làm tăng thêm các ổ viêm. Từ đó khiến trẻ em bị viêm dạ dày HP.

Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày không nhiễm HP trước. Sau đó sự xuất hiện của khuẩn này làm cho mức độ tổn thương niêm mạc trở nặng nhanh chóng.

Đáng chú ý, khuẩn HP có nhiều chủng, trong đó không ít loại có thể gây ung thư dạ dày. Vì vậy, người bị viêm dạ dày đồng thời nhiễm khuẩn HP cần hết sức cảnh giác, nhất là với các bé.

Trong tổng số khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh này trên thế giới thì có một phần là trẻ nhỏ. Những năm gần đây, số bé bị viêm dạ dày có xu hướng tăng cao và tập trung ở độ tuổi từ 12 đến 19.

Thực tế này là hồi chuông cảnh tỉnh với cha mẹ đừng quên chăm sóc và theo dõi sức khỏe của trẻ. Việc tìm hiểu kiến thức về bệnh và ngăn ngừa, phòng tránh nguyên nhân từ sớm cho con là rất cần thiết.

Nguyên nhân trẻ em bị viêm dạ dày HP

Trẻ bị viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP có thể do nhiều nguyên nhân. Theo các chuyên gia, những yếu tố sau thường hay được nhắc đến nhất:

  • Do tiếp xúc nước bọt: Trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP, nếu dùng chung thức ăn với các thành viên khác thì có thể tạo nguồn lây. Trẻ nhỏ cũng có khả năng là đối tượng. Ngoài ra, ở trẻ vị thành niên bắt đầu phát triển tâm lý giới tính và quan hệ tình cảm cũng có khả năng lây nhiễm từ đối phương.
  • Sử dụng nước không sạch: Ngày nay thói quen uống sôi đang bị thay thế bằng nhiều ẩm thực mới lạ. Đặc biệt, giới trẻ thường thích các loại nước ép, sinh tố, nước lọc… Nếu những đồ uống này không đảm bảo vệ sinh, rất có thể trong đó sẽ tiềm ẩn khuẩn HP.
  • Dùng thức ăn sống: Các món ăn không qua chế biến thường có sẵn nhiều loại khuẩn hại, trong đó gồm cả HP. Nếu trẻ em hoặc người lớn sử dụng mà chưa sơ chế sạch, khả năng nhiễm HP và tăng biểu hiện viêm dạ dày rất cao.
tre bi viem da day hp
Thức ăn sống có thể tiềm ẩn nguồn lây khuẩn HP cho trẻ, cha mẹ nên cảnh giác

Ngoài ra, một trong những nơi mà khuẩn HP trú ngụ nữa chính là chất thải. Nếu bạn không biết cách vệ sinh vật dụng thường dùng và trông giữ trẻ thì đó cũng có thể là nguồn lây.

Khuẩn HP sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng sẽ di chuyển xuống hệ tiêu hóa, cư trú trong dạ dày và sinh trưởng mạnh. Ban đầu chúng có thể chưa gây bệnh. Khi số lượng của chúng lấn át sức mạnh của lợi khuẩn thì sẽ làm tổn thương niêm mạc, gây viêm loét dạ dày.

Những thói quen xấu như sau sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khuẩn HP, dẫn đến trẻ em bị viêm dạ dày HP:

  • Chế độ ăn uống: Hệ tiêu hóa và miễn dịch của các bé vốn chưa hoàn thiện về chức năng. Nếu sử dụng thức ăn không chín, có tính axit, tẩm ướp cay nóng hoặc các chất kích thích sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Từ đó, môi trường dạ dày bị dư axit và khuẩn HP có điều kiện thuận lợi để phát triển, gây ra ổ viêm.
  • Căng thẳng, stress: Một trong những yếu tố nữa cũng làm tăng nguy cơ trẻ em bị viêm dạ dày HP chính là sự căng thẳng trí óc. Chính những áp lực từ việc học tập, thi cử, sự thiếu quan tâm của cha mẹ sẽ khiến bé bị trầm cảm, mệt mỏi. Một thời gian sau thì xuất hiện tình trạng rối loạn nhu động ruột, đường tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc Tây nhiều: Nếu đã nhiễm khuẩn HP mà trẻ em lại dùng nhiều thuốc kháng sinh, giảm sốt thì dạ dày bị ảnh hưởng không nhỏ. Thêm vào đó, một số thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến các lợi khuẩn. Nếu sử dụng lâu ngày hoặc với liều cao, khuẩn HP sẽ không còn bị cản trở mà phát triển mạnh.

Có thể thấy, nguyên nhân khiến trẻ em bị nhiễm khuẩn HP là khá nhiều và thường gặp. Cha mẹ nên cảnh giác, đặc biệt phải để ý những dấu hiệu bệnh ở trẻ từ sớm.

Triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày hp

Bệnh viêm dạ dày HP âm tính hay dương tính phát triển thành 2 giai đoạn cấp và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, cơ thể trẻ đều có một số biểu hiện khác thường. Cụ thể:

Viêm dạ dày HP cấp tính:

Các triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, gồm có:

  • Đau ở thượng vị: Đau một cách âm ỉ khiến bé khó chịu sau khi ăn, đặc biệt là với thực phẩm không sạch. Tình trạng này dễ nhầm với những cơn đau do giun nên cha mẹ thường chủ quan. Có đến 60% số trẻ em bị tình trạng này được thăm khám lần đầu khi đã khởi phát bệnh tới 3 tháng.
  • Đầy bụng, ợ hơi chua: Đây là biểu hiện dễ thấy nhất ở những bé bị viêm dạ dày khi mới khoảng 2 tuổi. Trong thời gian trẻ nấc, ợ, ăn không tiêu, cha mẹ còn thấy bé hay ho khan. Triệu chứng này có thể phát triển nặng và gây xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.
  • Trẻ biếng ăn: Khi trẻ em bị viêm dạ dày HP, hầu hết các bé đều chán ăn, ăn không ngon miệng. Về lâu dài sẽ gây sụt cân, suy giảm hệ miễn dịch. Đây cũng là một yếu tố làm gia tăng mức độ bệnh nặng hơn nữa.

Dấu hiệu trẻ em bị viêm dạ dày HP mãn tính

tre bi viem da day hp
Trẻ em bị viêm dạ dày HP mãn tính thường bị sút cân nặng, hay ngất xỉu do thiếu máu

Ở thể bệnh này, những tiến của bệnh diễn ra chậm trên phạm vi niêm mạc dạ dày và ruột là chủ yếu. Những triệu chứng nặng là:

  • Trẻ em thường hay buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày, đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi.
  • Nôn ra máu hoặc bị xuất huyết dạ dày lẫn vào phân. Thông tin từ Bộ y tế cho biết có đến 50% trẻ em bị viêm dạ dày HP nhập viện trong tình trạng phân đen hoặc lẫn máu tươi.
  • Khi trẻ no hoặc đói bụng đều cảm thấy đau dạ dày.
  • Trẻ sụt cân mạnh, có thể chóng mặt, ngất xỉu do thiếu máu khi xuất huyết.

Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp, trẻ còn có biểu hiện trắng nhợt ở lòng bàn chân, bàn tay, da mặt xanh xao, kém sắc…

Khi nào cần chữa viêm dạ dày HP cho trẻ

Không phải ngay khi nhiễm khuẩn HP là trẻ đã bị viêm dạ dày. Nếu xét nghiệm thấy có khuẩn HP trong đường ruột của trẻ nhưng không thấy chúng gây hại cho trẻ thì lúc này khuẩn chỉ đang cộng sinh, không gây hại.

Tuy nhiên, việc điều trị, diệt xoắn khuẩn HP từ sớm cho trẻ là rất quan trọng. Nếu được xử lý càng sớm thì nguy cơ bị viêm dạ dày và các biến chứng càng ít. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý giải quyết tận gốc tình trạng này trước khi bệnh hình thành. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cần diệt khuẩn HP cho trẻ ngay trong khi thấy triệu chứng của:

  • Viêm loét dạ dày: Viêm loét ở dạ dày và tá tràng nếu xảy ra cùng lúc với sự phát triển của khuẩn HP sẽ khiến bệnh trở nặng nhanh và tái phát nhiều lần.
  • Giảm chức năng tiêu hóa: Trẻ thường xuyên khó tiêu và chán ăn, mệt mỏi, suy kiệt thể lực khi viêm dạ dày HP là dấu hiệu cảnh báo cha mẹ cần chữa trị ngay cho con.
  • Viêm teo niêm mạc: Sự phát triển mạnh của khuẩn HP khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng. Kèm theo đó có thể là dấu hiệu teo niêm mạc rất nguy hiểm. Cha mẹ cần cảnh giác và cho trẻ điều trị ngay.

Ngoài ra, trong những trường hợp xuất huyết không rõ nguyên nhân, bản thân trẻ hoặc người thân đã từng bị ung thư dạ dày trước đó, bị thiếu máu… thì cũng cần chữa trị ngay.

Cách chữa trị khi trẻ bị viêm dạ dày HP

Như đã nói ở trên, nếu trẻ bị viêm dạ dày đồng thời nhiễm khuẩn HP, cha mẹ cần nhanh chóng điều trị cho con. Hiện nay, phương pháp diệt khuẩn HP bằng Tây y đang được các bác sĩ ở bệnh viện khuyến khích thực hiện.

Chữa bằng Tây y

Trong cách xử lý khi trẻ bị viêm dạ dày HP bằng tân dược hiện nay, bác sĩ thường chỉ định kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh. Ngoài ra, bé còn phải dùng thêm một số loại thuốc giảm tiết dịch axit hoặc ức chế axit dạ dày. Mỗi liệu trình điều trị thường kéo dài khoảng 2 tuần hoặc hơn thế. Một số tên thuốc phổ biến cha mẹ nên biết:

Nhóm thuốc 1:

  • Kháng sinh Amoxicillin dùng với liều 25 – 50mg/kg mỗi ngày, chia 2 lần.
  • Clarithromycin dùng 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ, mỗi lần uống 7.5mg.
  • PP omeprazol được chỉ định liều lượng theo độ tuổi và mức độ bệnh, thường dùng trong khoảng 20mg/ngày.

Nhóm thuốc 2:

  • Dùng Metronidazol với liều lượng từ 25mg/kg mỗi ngày, bé nặng cân cũng chỉ sử dụng tối đa 750mg/ngày.
  • Kết hợp với Clarithromycin, dùng 7.5mg x 2 lần, cách nhau 12 giờ.
  • PP omeprazol cũng dùng như ở nhóm thuốc 1, thay đổi liều lượng theo chỉ định riêng.

Nhóm thuốc 3: Sử dụng kết hợp Amoxicillin, Metronidazol và PP omeprazol theo chỉ dẫn ở các cách dùng trên.

tre bi viem da day hp
Thuốc tây dùng cho trẻ em bị viêm dạ dày HP không thực sự an toàn

Lưu ý: Để đảm bảo hiệu dụng và an toàn, cha mẹ không được tự ý cho con dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong quá trình chữa viêm dạ dày HP cho trẻ, đừng quên tuân thủ quy định của chuyên gia.

Việc chữa trị bằng thuốc Tây khi trẻ bị viêm dạ dày HP là khá khó khăn, bởi vì:

  • Sau điều trị, bệnh của trẻ dễ tái phát.
  • Khó áp dụng đúng liệu trình vì trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và đắng miệng.
  • Khuẩn HP có thể kháng lại một số kháng sinh.

Chính bởi vậy, cha mẹ cần cho trẻ diệt khuẩn HP ở cơ sở y tế uy tín, chất lượng, bác sĩ giỏi. Đồng thời với quá trình diệt khuẩn HP, cần kết hợp chữa viêm dạ dày cho bé.

Chữa mẹo dân gian cho trẻ em bị viêm dạ dày HP

Trẻ nhỏ bị viêm dạ dày rất khó lựa chọn thuốc tân dược vì không có nhiều loại phù hợp với thể trạng của bé. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh tìm đến những mẹo dân gian để thử chữa cho con. Những cách làm dưới đây được nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau thực hiện.

Trị bằng mật ong, nghệ

  • Lấy khoảng 50ml nước ấm rót vào cốc để pha với 5g tinh bột nghệ.
  • Thêm vào 1 thìa mật ong tự nhiên rồi khuấy cho tan đều ra.
  • Cho trẻ uống trước bữa ăn của ngày.
  • Kiên trì tiến hành đều đặn nhiều ngày tới khi các biểu hiện viêm dạ dày HP ở trẻ thuyên giảm.

Trong mẹo chữa này, curcumin trong củ nghệ có vai trò chính, giúp ức chế khuẩn HP. Mật ong sẽ hỗ trợ tăng khả năng kháng viêm và làm át vị ngái của tinh bột nghệ.

Dùng giấm táo

  • Các mẹ chỉ cần lấy khoảng 2 thìa con giấm táo pha vào cốc nước đun sôi để ấm rồi khuấy đều lên.
  • Trước bữa ăn, cho trẻ uống hết số nước này.
  • Mỗi ngày đều làm như vậy và theo dõi biến chuyển của bệnh.
  • Những thành phần có trong giấm táo sẽ giúp bé khử trùng đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và trị viêm.

Chữa bằng chuối xanh

  • Để thực hiện mẹo này, cha mẹ cần tìm nải chuối xanh đem rửa sạch, bóc bớt lớp vỏ mịn ngoài cùng rồi thái lát, phơi khô.
  • Sau đó đem tán thành bột mịn và trộn với mật ong để cho bé ăn mỗi ngày 2 lần.
tre bi viem da day hp
Chuối xanh có thể làm tăng thêm dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc của trẻ em

Những dưỡng chất trong quả chuối sẽ làm tăng thêm dịch nhầy bảo vệ niêm mạc. Nhờ đó giảm thiểu sự tấn công của khuẩn HP lên dạ dày. Mật ong đóng vai trò diệt khuẩn và kháng viêm, từ đó giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Cách chăm sóc khi trẻ em bị viêm dạ dày HP

Cùng với việc điều trị bệnh bằng thuốc, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tại nhà để giảm viêm dạ dày. Chuyên gia chỉ dẫn:

Xử lý nhanh triệu chứng

Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi các triệu chứng bệnh ở trẻ và phân biệt với những bệnh khác. Chú ý đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là lúc nghi ngờ có biến chứng.

Giảm đau tức thì khi thấy trẻ bị viêm dạ dày HP nặng bằng cách:

  • Cho bé uống nhiều nước: Để hỗ trợ tiêu hóa, giảm tác động của dịch vị, vi khuẩn lên niêm mạc.
  • Chườm ấm: Lấy túi chườm hoặc túi sưởi, khăn thấm nước ấm để đặt lên vùng bụng của trẻ. Cách này phần nào sẽ giảm cảm giác đau do viêm dạ dày gây nên.
  • Massage vùng bụng: Bố mẹ xoa nhẹ quanh khu vực thượng vị của bé theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện đều tay khoảng 20 phút, nếu trẻ đã cảm thấy thoải mái, dễ chịu thì dừng lại. Cách này không chỉ giảm đau mà còn cải thiện chứng đầy bụng của trẻ.

Ngoài ra, bạn đừng quên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh cho bé.

Trẻ em bị viêm dạ dày HP nên ăn gì và kiêng gì?

Như trong phần nguyên nhân gây bệnh đã đề cập, chế độ ăn không đảm bảo chính là một lý do quan trọng khiến trẻ em bị viêm dạ dày HP. Vì vậy, trong khi xây dựng thực đơn hàng ngày, các bậc phụ huynh cần lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch. Đồng thời chú ý:

Những thực phẩm tốt cho trẻ em bị viêm dạ dày HP:

  • Nhóm cung cấp protein: Bao gồm các loại trứng, cá, thịt nạc chế biến theo cách thái nhỏ và nấu chín nhừ.
  • Nhóm cung cấp tinh bột: Bao gồm cơm trắng, các loại bánh mỳ, bánh quy và một số củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang.
  • Vitamin từ trái cây: Cha mẹ chọn những loại quả ít chua và mềm cho trẻ ăn là tốt nhất. Đó là nho, chuối chín hoặc xanh, táo, dâu tây…
  • Chất xơ ở rau xanh: Nên cho bé ăn cải bắp, súp lơ hay cải xoăn, rau bí, rau mồng tơi, rau ngót. Đây cũng là một số thực phẩm đem lại tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, tiêu chảy.
  • Nguồn cung lợi khuẩn: Nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhiều sữa chua lên men, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa…
tre bi viem da day hp
Một số thực phẩm cha mẹ nên cho trẻ ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa

Để đảm bảo an toàn, các mẹ cần sơ chế thật sạch, nấu chín thành các món như luộc, súp, cháo, canh… Không nên chiên rán nhiều dầu mỡ cho trẻ sử dụng.

Những thực phẩm nên kiêng

Trẻ em bị viêm dạ dày muốn điều trị nhanh khỏi cần tránh dùng các loại thức ăn như:

  • Các hoa quả chua, có tính axit hoặc sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành axit như quả mơ, dứa, hạt hướng dương…
  • Không nên cho trẻ dùng đồ ăn lạnh thức uống như kem, nước đá.
  • Cần hạn chế nêm gia vị cay nóng vào món ăn của trẻ. Không cho trẻ dùng mỳ tôm cay, tương ớt, măng ớt hay cari…
  • Tránh để trẻ ăn những món nộm, sushi, gỏi, rau sống.
  • Không khuyến khích trẻ sử dụng thịt hộp, lạp xưởng hay xúc xích chế biến sẵn.
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm khó tiêu như là dưa cà muối, hành muối, thịt chiên, bánh rán.
  • Tuyệt đối tránh để trẻ uống nước ngọt có ga, các loại cà phê…

Phối hợp nhịp nhàng các loại thực phẩm và xây dựng chế độ ăn thích hợp cho trẻ sẽ giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Điều chỉnh thói quen

Bên cạnh việc thay đổi ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần định hướng thói quen sống lành mạnh để trẻ thực hiện:

tre bi viem da day hp
Không nên để trẻ sử dụng quá nhiều thuốc Tây vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày
  • Trẻ bị viêm dạ dày HP cần được ăn đúng bữa, đúng giờ. Tốt nhất là vào khoảng 6h sáng, 11 giờ trưa, 12h và 18h. Không nên cho trẻ ăn quá no và dùng bữa khuya.
  • Khuyên trẻ nên ăn chậm, nhai kỹ, không làm việc riêng khi dùng bữa. Ngay sau bữa ăn không sử dụng hoa quả tráng miệng luôn.
  • Chỉ cho trẻ chơi đùa, vận động mạnh khi đã ăn xong 30 phút. Không nằm ngửa, sấp hoặc lăn lê ngay sau khi ăn.
  • Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn hoặc hướng dẫn trẻ tự thực hiện.
  • Không để bé dùng chung đồ cá nhân như bàn chải răng, khăn mặt, cốc uống nước với người chưa nhiễm khuẩn HP.
  • Tránh để trẻ lại gần những môi trường ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh chứa nhiều vi khuẩn.
  • Cho trẻ ngủ sớm, đúng giờ, không nên gây sức ép khiến trẻ bị căng thẳng, stress.
  • Hạn chế dùng thuốc Tây giảm đau hoặc kháng viêm cho trẻ vì nó có thể làm gia tăng tổn thương.
  • Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường ở đường ruột. Tránh chần chừ làm biểu hiện bệnh quá nặng và khó điều trị.

Trẻ em bị viêm dạ dày HP không thể xem thường. Nhằm tránh những hệ lụy xấu cho sức khỏe về sau, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin về bệnh sớm. Từ đó giúp trẻ loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, hoặc nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày khoa học là yếu tố tiên quyết giúp người bệnh nhanh hồi phục. Dù vậy, nhiều người vẫn còn chủ quan và cho rằng chỉ cần…

Xem chi tiết

Viêm dạ dày là một căn bệnh mà khá nhiều người mắc phải do chế độ sinh hoạt không điều độ. Khi trong gia đình có người thân bị đau dạ dày thì "viêm dạ…

Xem chi tiết

Bệnh án viêm dạ dày chính là hồ sơ lưu trữ tất tần tật mọi thông tin về bệnh lý đường tiêu hóa. Nhờ có hồ sơ này mà người mắc viêm dạ dày sẽ…

Xem chi tiết

Viêm dạ dày là một bệnh lý thường gặp hiện nay ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Người bệnh gặp phải rất nhiều triệu chứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau…

Xem chi tiết

Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ em ngày nay đã trở nên phổ biến hơn nên không ít phụ huynh lo lắng. Bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe…

Xem chi tiết