Trẻ Bị Viêm Họng
Trẻ bị viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân như thời tiết thay đổi, vi khuẩn xâm nhập… Bệnh cần được sớm điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho các bé. Vậy phụ huynh phải làm gì khi trẻ bị bệnh viêm họng? Những kiến thức dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Trẻ bị viêm họng có triệu chứng gì?
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó là đối tượng dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra trong đó có viêm họng. Trẻ bị viêm họng là khi có tình trạng sưng, viêm vùng niêm mạc cổ họng. Triệu chứng thường thấy của bệnh là ho, sốt, ngạt mũi, mệt mỏi… Bệnh được phân loại theo từng mức độ khác nhau.
Phân loại bệnh
Giống như bệnh viêm họng ở người lớn, bệnh ở trẻ được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và viêm họng mãn tính.
- Viêm họng cấp tính ở trẻ: Các triệu chứng thường bùng phát đột ngột, kéo dài liên tục trong 3-5 ngày. Bệnh có thể tự thuyên giảm khi trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm họng cấp chuyển biến nặng đi kèm nhiều biến chứng và trở thành viêm họng mãn tính.
- Viêm họng mãn tính: Các triệu chứng khi này thường kéo dài trên 10 ngày. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm. Viêm họng mãn tính ở trẻ còn chia thành 2 dạng là trẻ bị viêm họng mủ và viêm họng hạt ở trẻ nhỏ.
Các triệu chứng thường gặp
Trẻ có khả năng bị viêm họng nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Trẻ bị viêm họng sốt cao trên 38 độ: là một trong những biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất khi trẻ bị viêm họng. Khi sốt cao, trẻ còn có triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi nôn mửa, tiêu chảy…
- Ho khan, ho có đờm liên tục và đau rát họng: Tình trạng ho có thể kéo dài nhiều ngày liền. Cổ họng của trẻ bị sưng, đau dẫn đến việc ăn uống khó ăn, đau buốt lên tai… Với trẻ sơ sinh, tình trạng ho nhiều có thể kéo theo tiếng khóc khác thường, trẻ lớn thường bị khàn tiếng…
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt đường thở: Trẻ thường bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, phải thở bằng miệng. Đường thở bị cản trở khiến trẻ khó chịu, ngủ phát ra tiếng…
- Cổ nổi hạch: Một số trường hợp trẻ bị viêm họng có hiện tượng nổi hạch ở cổ, sờ thấy có cục cứng nổi lên, có cảm giác đau ở cổ.
- Xuất huyết thành họng, sưng amidan: Nếu soi vào miệng trẻ có thể nhìn thấy thành cổ họng có dấu hiệu sưng đỏ, xuất tiết. Hai bên amidan xuất hiện hốc, sưng tấy, bề mặt có thể có mủ màu trắng.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, bệnh thường khó nhận biết hơn. Ngoài những triệu chứng thông thường, những triệu chứng sau giúp cha mẹ nhận biết tình trạng viêm họng của bé:
- Trẻ hay quấy khóc bất thường
- Không chịu ăn, đưa thức ăn vào miệng không chịu nuốt
- Trẻ thở khò khè, khó thở
- Chảy nước bọt, nước dãi bất thường
Trẻ bị viêm họng nguyên nhân từ đâu?
Để tìm được phương pháp chữa bệnh viêm họng hiệu quả cho trẻ, trước hết cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Trẻ bị viêm họng thường do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus: Virus cúm, sởi, bạch hầu, PAC…, vi khuẩn liên cầu là những tác nhân gây ra bệnh viêm họng khi xâm nhập vào cơ thể.
- Môi trường sống ô nhiễm: Trẻ phải tiếp xúc và hít vào nhiều khói bụi từ môi trường khiến sức khỏe suy giảm. Khi này, hệ miễn dịch kém đi làm tăng nguy cơ bị viêm họng ở trẻ.
- Ảnh hưởng từ các bệnh hô hấp, tai-mũi-họng: Viêm họng có thể là biến chứng đi kèm khi trẻ mắc các bệnh như cúm, sởi, viêm amidan, viêm nướu…
- Lây nhiễm từ người bệnh: Khi trẻ tiếp xúc với người bị viêm họng hay đang mắc các bệnh về hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm.
- Thời tiết thay đổi: Thời điểm giao mùa, trời trở lạnh đột ngột khiến hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng, cơ thể nhiễm lạnh dẫn đến viêm họng.
Bệnh viêm họng trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng ở trẻ em nếu không được chăm sóc và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng bệnh khi chuyển biến sang dạng mãn tính trở nên khó điều trị dứt điểm.Tình trạng bệnh đeo bám, thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt bệnh viêm họng ở trẻ do virus có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi… Trường hợp nặng còn có thể xuất hiện tình trạng bội nhiễm ở phế quản và phổi.
Bên cạnh đó, viêm họng ở trẻ do vi khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A có nguy cơ biến chứng. Trẻ nhỏ có khả năng đối diện với chứng viêm khớp, viêm màng trong tim, viêm cầu thận…Bởi những nguy hiểm tiềm ẩn trên, cha mẹ không nên chủ quan khi có con bị viêm họng. Để đảm bảo sức khỏe cho các bé, phụ huynh nên cẩn trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh.
Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ và cách điều trị
Trẻ bị viêm họng phải làm sao là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo:
Cải thiện triệu chứng bệnh bằng phương pháp dân gian
Ở mức độ bệnh nhẹ, mới khởi phát, cha mẹ có thể áp dụng cho bé cách chữa bệnh bằng dân gian. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu quen thuộc, tiện lợi như:
- Cho trẻ uống nước chanh, mật ong: Pha một chút mật ong với nước cốt chanh và cho trẻ uống. Cách này giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau, rát họng. Tuy nhiên, mật ong không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi, bởi có thể gây tử vong.
- Sử dụng lá húng chanh: Lấy 15 lá húng chanh, 4 quả quất. Rửa sạch các nguyên liệu và cắt đôi quất. Cho thêm đường phèn vào bát rồi chưng cách thủy 30 phút. Phàn nước chắt ra và chia thành 3 phần, cho trẻ uống trong ngày.
- Cho trẻ uống trà gừng: Các bạn băm nhỏ gừng, đun sôi với 150ml nước. Cho trẻ uống trà khi còn ấm sẽ giúp họng dễ chịu hơn.
Điều trị cho trẻ bị viêm họng bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh vốn không còn xa lạ với nhiều gia đình. Cha mẹ cần lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ. Tốt hơn hết, trẻ nên được khám ở các cơ sở y tế uy tín và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.Một số loại thuốc tân dược phổ biến dùng để chữa viêm họng trẻ em bao gồm:
- Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau gồm Aspirin, Paracetamol, Acetaminophen…
- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Cephalexin (nhóm beta- lactam), Penicillin V, …
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường được chỉ định dùng siro giảm ho
- Thuốc viêm họng dạng xịt: dùng cho trẻ trên 3 tuổi, làm mát họng, giảm đau…
Để điều trị viêm họng bằng Đông , phụ huynh nên cho con đến các phòng khám y học cổ truyền chất lượng. Các thầy thuốc sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của trẻ mà kê đơn phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để nhanh khỏi bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng cho trẻ
Ghi nhớ những lưu ý sau đây sẽ giúp trẻ phòng ngừa và kiểm soát tốt tình trạng bệnh:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, hạn chế uống nước đá, lạnh, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ…
- Vệ sinh răng miệng, cho trẻ súc miệng sát khuẩn thường xuyên
- Che chắn khi ra đường, khi tiếp xúc với khói bụi, giữ môi trường sống sạch sẽ
- Sát khuẩn, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp
- Trẻ bị viêm họng có nằm điều hòa được không? Cha mẹ không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, đồng thời nên giữ độ ẩm trong phòng ổn định. Trẻ có dấu hiệu đau họng nên hạn chế nằm điều hòa
- Giữ ấm cơ thể, vùng cổ ngực của trẻ đặc biệt là khi thời tiết lạnh
Trẻ bị viêm họng sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả nếu cha mẹ nắm được đầy đủ các thông tin về bệnh. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên sớm được đưa đến khám ở cơ sở y tế chất lượng, tránh các biến chứng nặng nề khác đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!