Vảy nến hồng

Vảy nến hồng là một dạng bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến bệnh nhân có sự rào cản về mặt tâm lý.  Nội dung bài đọc này sẽ giúp mọi người tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả để áp dụng kịp thời. 

Vảy nến hồng là bệnh gì? Có gây nguy hiểm hay không?

Bệnh vảy nến hồng là gì? Đây là một dạng bệnh da liễu, chúng bắt đầu xuất hiện với những đốm hồng có hình bầu dục hoặc hình tròn. Các tổn thương này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như lưng, ngực, bụng, đùi, mặt trong cánh tay,… Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách các tổn thương sẽ ngày càng lan rộng hơn. 

vay nen hong
Vảy nến hồng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là vào mùa thu, mùa xuân. Bất kỳ ai, đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh, phổ biến nhất là trẻ em và trẻ vị thành niên. Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng từ 3 đến 8 tuần. Một số trường hợp đặc biệt cần phải có sự can thiệp y tế để cải thiện triệu chứng. 

Bệnh vảy nến phấn hồng có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người hiện nay. Căn bệnh này thường gây ra cảm giác khó chịu khi da bong tróc và khô rát. Mỗi đợt vảy nến bùng phát bệnh nhân càng chịu nhiều đau đớn hơn, nhất là ở vùng da đang bị viêm nhiễm. Cuộc sống và công việc của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Những người mắc bệnh luôn có cảm giác tự ti, sợ hãi ánh mắt người xung quanh do ngoại hình có sự thay đổi. Không chỉ vậy, người bệnh còn phải chịu áp lực về kinh tế khi bệnh không chữa được. Một số trường hợp bệnh nhân bị vảy nến có dấu hiệu bị trầm cảm. 

Dấu hiệu nhận biết vảy nến hồng

Triệu chứng của bệnh vảy nến hồng có thể nhận biết được qua những biểu hiện ngoài da và trên cơ thể. Tuy nhiên nếu không để ý kỹ bạn có thể nhầm lẫn với những căn bệnh viêm da khác. 

Về cơ bản, biểu hiện vảy nến hồng khá giống với các bệnh da liễu khác như viêm da dầu, giang mai giai đoạn 2, nổi mề đay. Cụ thể như sau: 

  • Có khoảng 70% bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, viêm họng. 
  • Trên da xuất hiện các chấm hồng kích thước nhỏ, khô, dễ bong tróc và có một lớp phấn phủ trên bề mặt tổn thương. 
  • Những trường hợp vảy hồng mọc thành cụm hình bầu dục dễ gây nhầm lẫn với mụn trứng cá hoặc mụn ngoài da. 
  • Kích thước vảy hồng mở rộng từ 5 đến 10 cm và có thể lan rộng toàn cơ thể sau 1 đến 2 tuần. 
  • Vảy nến phấn hồng xuất hiện ở cổ, ngực, bụng luôn mang đến cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. 
  • Những bệnh nhân có da khô, thường sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy đặc biệt nghiêm trọng. 
  • Vùng da bị bệnh có thể lành lại sau 6 đến 8 tuần điều trị nhưng có thể để lại vết thâm và tái phát nhiều lần. Nếu không được chăm sóc có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và bội nhiễm. 

Nguyên nhân gây nổi vảy nến hồng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến phấn hồng là gì đến nay khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho rằng bệnh này không phải do nấm, virus hay vi khuẩn gây ra nhưng ở một số nghiên cứu khác gần đây cho rằng có thể do nấm mốc, tự nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn gây ra. 

vay nen hong
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến cơ thể mắc bệnh vảy nến thể hồng

Nếu cơ thể bị nhiễm chủng herpes virus như HHV6 hay HHV7 rất có khả năng cao mắc bệnh này. 

Vảy nến hồng thường chỉ xuất hiện ở những người đã từng có vết thương ngoài da nhưng không được điều trị dứt điểm. Một số trường hợp khác có thể do yếu tố thời tiết hoặc môi trường kích thích khiến triệu chứng bùng phát nghiêm trọng. 

Một vài tác nhân có thể gây vảy nến hồng có thể kể đến như: 

  • Yếu tố di truyền từ gia đình, hệ miễn dịch cơ thể suy giảm. 
  • Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh, thuốc kháng sinh. 
  • Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. 
  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại, mắc các loại bệnh rối loạn chuyển hóa,…sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến hồng. 

Vảy nến hồng có chữa được hay không? Bệnh có lây không?

Bệnh vảy nến hồng có lây không, câu trả lời là không dù cho bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh. Chính vì vậy mọi người không cần quá lo lắng mà kỳ thị những người xung quanh, thay vào đó hãy hỗ trợ, đồng hành cùng bệnh nhân vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Trên thực tế chưa có kết luận y khoa chính xác về nguyên nhân gây bệnh nhưng không thể loại trừ yếu tố cơ địa, di truyền từ người thân trong gia đình. Nếu không chủ động điều trị sớm vùng da tổn thương có thể sẽ lan rộng đến những vùng da khác nhau hoặc tiến triển nặng hơn. 

Vảy nến hồng giống với các bệnh viêm da mãn tính khác, rất khó điều trị và thường có xu hướng tái phát nhiều lần. Nếu được chẩn đoán và điều trị chính xác người bệnh sẽ kiểm soát được triệu chứng, duy trì thời gian khỏi bệnh lâu, hạn chế nguy cơ tái phát. 

Các biện pháp điều trị vảy nến hồng

Do chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nên các phương pháp điều trị vảy nến hồng chỉ có thể cải thiện triệu chứng, không thể loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến được nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo thêm: 

Mẹo dân gian chữa vảy nến hồng tại nhà

Trong dân gian có nhiều nguyên liệu có thể dùng để chữa vảy nến hồng tại nhà. Nếu bệnh được phát hiện sớm bệnh nhân có thể sử dụng các mẹo chữa dưới đây vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí mà hiệu quả: 

vay nen hong
Gel nha đam có tác dụng cấp ẩm, chữa lành các tổn thương ngoài da

Mẹo dùng nha đam chữa vảy nến hồng 

  • Chuẩn bị một lá nha đam tươi làm sạch bỏ vỏ xanh và rửa sạch chất nhờn. 
  • Lau sạch vùng da bị bệnh với nước ấm rồi cho phần gel nha đam lên để thoa đều. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, kiên trì trong 3 đến 4 lần các triệu chứng vảy nến sẽ được cải thiện dần. 

Mẹo chữa vảy nến bằng tinh dầu dừa 

  • Làm sạch vùng da bệnh cần được điều trị sau đó lấy khăn chấm khô nhẹ nhàng. 
  • Sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên da một lớp mỏng, kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào da. 
  • Áp dụng cách trị vảy nến dân gian này mỗi ngày 2 lần để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, vùng da tổn thương nhanh được hồi phục. 

Mẹo chữa vảy nến bằng trà xanh 

  • Chuẩn bị 100g lá trà xanh làm sạch kỹ sau đó vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 10 phút để tinh chất được chiết ra hết. 
  • Chia lượng nước thu được làm hai phần, một phần dùng để uống, phần còn lại dùng để ngâm rửa. Phần bã có thể dùng để chà nhẹ nhàng lên da để phát huy hết hiệu quả. 

Điều trị vảy nến thể hồng bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây để chữa bệnh vảy nến cũng được rất nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả phát huy nhanh chóng. Tuy nhiên nếu dùng sai liều lượng và liệu trình có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định dùng điều trị bệnh vảy nến hồng có thể kể đến như sau:

  • Nhóm thuốc chống virus. 
  • Thuống kháng sinh. 
  • Thuốc có chứa corticoid dành cho bệnh nhân bị ngứa nhiều. 
  • Thuốc kháng histamin. 
  • Acid salicylic hoặc sản phẩm có hắc ín để làm bong lớp vảy khô trên da. 
  • Dung dịch Calamine làm lành tổn thương ngoài da. 

Ngoài việc dùng thuốc thì quang hóa trị liệu cũng là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Biện pháp này dùng ánh sáng mặt trời hoặc tia UV chiếu lên vùng da tổn thương. 

Biện pháp phòng ngừa và chăm sóc khi bị vảy nến

Trong quá trình điều trị vảy nến hồng người bệnh cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc. Cụ thể như sau: 

vay nen hong
Chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh da liễu cần bổ sung nhiều rau củ quả xanh
  • Người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp, hạn chế sử dụng thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích. Trong chế độ dinh dưỡng cần bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm khác. 
  • Thường xuyên đi tái khám định kỳ để nắm rõ diễn biến của bệnh, khắc phục sớm nếu có dấu hiệu tái phát. 
  • Chú ý uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và thời gian quy định. Tuyệt đối không được tự ý tăng hay gia giảm liều lượng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu có dùng thuốc bổ, thảo dược hay bất kỳ loại vitamin nào cũng cần phải thông báo lại cho bác sĩ biết. 
  • Nhiệt độ nước khi tắm ở mức vừa phải, không nên tắm nước quá nóng hay quá lạnh. Có thể sử dụng thêm sữa tắm chiết xuất từ bột yến mạch để cấp ẩm cho da. 
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để đảm bảo da có đủ độ ẩm, tránh tình trạng bong tróc da. 
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nhất là trong thời điểm từ 9h đến 16h. 
  • Hạn chế cào gãi, không tự ý bóc vảy bởi hành động này có thể dẫn đến tổn thương, gây bội nhiễm. 
  • Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, giữ vệ sinh da tránh bị nhiễm trùng. 
  • Có thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. 

Điều trị vảy nến ở đâu nhanh khỏi?

Để đảm bảo kết quả điều trị bệnh được hiệu quả nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để khám và tìm ra phương pháp trị liệu phù hợp. Dưới đây là một số bệnh viện và cơ sở y tế chất lượng chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo thêm: 

Bệnh viện Da liễu Trung Ương Hà Nội chữa vảy nến hồng

Bệnh viện Da liễu Trung Ương Hà Nội là một trong những đơn vị tuyến đầu của ngành da liễu, là địa chỉ đáng tin cậy của rất nhiều bệnh nhân bị vảy nến hiện nay. 

  • Địa chỉ bệnh viện Da liễu TW: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 

Bệnh viện Quân dân 102 chữa vảy nến hồng 

Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị y tế được phát triển từ Trung tâm Ứng dụng và Thừa kế Đông y Việt Nam. Tại đây đã ứng dụng các phương pháp điều trị y học cổ truyền với các loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện nhanh triệu chứng bệnh. 

  • Địa chỉ bệnh viện tại Hà Nội: 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 
  • Địa chỉ bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh: 179 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh. 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Khoa Da liễu chữa vảy nến hồng

Khoa Da liễu của bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ thăm khám của nhiều bệnh nhân tại khu vực phía Bắc. Tại đây được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh. 

  • Địa chỉ bệnh viện: 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc chữa vảy nến hồng

Do bệnh vảy nến có tính chất tái phát nên nhiều người lựa chọn điều trị theo phương pháp Đông y. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc là địa chỉ khám và chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Nổi bật nhất trong các bài thuốc được trung tâm phát triển không thể không nhắc đến Thanh Bì Dưỡng Can chuyên trị bệnh da liễu cực hiệu quả. 

  • Địa chỉ trung tâm tại Hà Nội: B31 ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. 
  • Địa chỉ trung tâm tại Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, phường 2, Phú Nhuận.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa vảy nến thể hồng 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã có tuổi đời hơn 150 năm và luôn là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân trên cả nước. Bài thuốc điều trị của dòng họ Đỗ Minh có hiệu quả rất tốt, lâu dài, phù hợp với mọi đối tượng. 

  • Địa chỉ nhà thuốc tại Hà Nội: 37A ngõ 97 Văn cao, Ba Đình. 
  • Địa chỉ nhà thuốc tại Tp. Hồ Chí Minh: 100 đường D1, phường 25, Bình Thạnh. 

Mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của bệnh vảy nến hồng rất thấp nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan mà phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. 

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Một trong những thắc mắc của bệnh nhân là bị vảy nến có…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *