Đau đầu phía sau bên trái

Đau đầu phía sau bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. Vậy cụ thể, đây là biểu hiện của bệnh lý gì, cần làm gì khi mắc phải tình trạng này? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng đau đầu phía sau bên trái trong bài viết sau đây.

Tổng quan về đau đầu phía sau bên trái

Đau đầu phía sau bên tráichứng đau đầu ở khu vực phía sau đầu bên trái, tính từ đỉnh đầu đến giáp phần cổ gáy. Cơn đau xuất phát ở khu vực này có thể lan xuống vùng cổ gáy hoặc lan cả đến vùng thái dương.

Đau đầu phía sau bên trái không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn là cảnh báo những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu bạn đọc gặp phải triệu chứng này kéo dài, tái phát thường xuyên thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Việc điều trị bệnh từ sớm giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng vì có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

dau dau phia sau ben trai
Đau đầu phía sau bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu phía sau bên trái

Đau đầu phía sau bên trái là là triệu chứng nguy hiểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý, chủ yếu là liên quan đến não bộ.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra khi lưu lượng máu lên não giảm khiến cho não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Theo đó, các tế bào thần kinh không thể hoạt động bình thường gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc hệ thần kinh.

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiểu năng tuần hoàn não gồm: Đau đầu phía sau bên trái, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì tay chân, kém tập trung,… Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và ngày càng trở nên phổ biến do những áp lực của công việc, cuộc sống.

U não

Trong một số trường hợp, những triệu chứng liên quan đến đau đầu đằng sau bên trái cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng này xuất hiện ngày một nhiều và kèm theo hiện tượng ù tai thì người bệnh cần hết sức lưu ý. Bởi điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo có khối u xuất hiện trong não bộ.

Chính sự xuất hiện của khối u trong não là nguyên nhân gây nên những cơn đau dữ dội. Khối u sẽ đè nén và khiến chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút dẫn đến những cơn đau đầu xuất hiện với tần suất tăng dần.

Bệnh đau nửa đầu Migraine

Bệnh đau nửa đầu Migraine, hay đau đầu vận mạch là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn đau đầu phía sau bên trái. Đây là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 20 – 50, ít gặp sau 60 tuổi và chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

Theo các nguyên cứu, đau nửa đầu thường xuất hiện khi có sự giãn nở các mạch máu não dẫn đến phóng thích các chất trung gian hóa học gây rối loạn chức năng não.

Bệnh đau nửa đầu đặc trưng bởi những cơn đau nhói, giật thót ở nửa đầu bên trái, hoặc phải, có thể lan sang cả phía sau gáy hay đỉnh đầu. Các cơn đau với cường độ từ vừa phải đến dữ dội có thể kéo dài 4 – 72 giờ, thường kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, sợ âm thanh, ánh sáng và đau hơn khi vận động.

Thoái hóa đốt sống cổ

Một nguyên nhân khác khá phổ biến dẫn đến đau đầu phía sau bên trái chính là do bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, ngoài đau mỏi vai, gáy, cổ, bạn còn liên tục bị những cơn đau đầu phía sau hành hạ.

Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo sự vận động của người bệnh. Nếu để cơ thể quá lâu trong một tư thế, hoặc hoạt động sai tư thế, cơn đau đầu sẽ kéo dài với cường độ mạnh hơn.

Một số nguyên nhân khác

Nhức đầu phía sau bên trái đôi khi không liên quan đến bệnh lý mà có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này phải kể đến như:

  • Lạm dụng bia rượu hoặc đồ uống có cồn khiến rối loạn chức năng não bộ dẫn đến đau đầu, choáng váng.
  • Dùng quá nhiều caffeine khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu vì giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Do thiếu ngủ, thức khuya khiến đồng hồ sinh học bị thay đổi gây đau phía sau đầu, thường gặp ở bên trái.
  • Do căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài dài dẫn đến đau nửa đầu bên trái phía sau gáy.

Triệu chứng đau nửa đầu phía sau bên trái

Đau đầu phía sau bên trái là một tình trạng có liên quan đến dây thần kinh, có thể cảm nhận được thông qua những cơn đau. Do vậy, loại bệnh lý này có các triệu chứng dễ nhận biết hơn các loại bệnh đau đầu khác. Cụ thể là:

  • Đầu đau nhói ở phía sau bên trái kéo dài nhiều ngày.
  • Sụt cân, cơ thể kiệt quệ, mệt mỏi kém tập trung.
  • Hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay, ù tai, buồn nôn hoặc nôn.
  • Cơn đau tăng lên khi có âm thanh, tiếng ồn lớn và khi vận động.

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng đau đầu phía sau bên trái, trước hết, người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và làm việc. Nếu tình trạng này vẫn xuất hiện thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc giảm đau vì có thể gây ra các tác dụng phụ lên gan thận và ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

dau dau phia sau ben trai
Triệu chứng đau đầu phía sau bên trái ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Phương pháp điều trị tình trạng đau đầu phía sau bên trái

Sau khi được thăm khám, tuỳ vào tình trạng đau đầu phía sau bên trái mà người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Mẹo giảm đau tại nhà

Nếu triệu chứng đau đầu sau bên trái nhẹ, không quá ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn đọc có thể áp dụng một số mẹo tại nhà vô cùng an toàn và lành tính sau đây:

  • Chườm đá: Khi bị đau đầu phía bên trái do căng thẳng, lo lắng, chườm đá là biện pháp đơn giản giúp làm giảm triệu chứng. Bạn đọc chỉ cần lấy đá lạnh, bọc trong một chiếc khăn mỏng đặt lên trán giữa trong vòng 10 phút, sẽ giúp gây tê tại chỗ giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Nghỉ ngơi: Mỗi khi bị đau đầu, người bệnh nên tìm nơi yên tĩnh, không có ánh sáng để nằm nghỉ 30 phút và tập trung thở sâu, loại bỏ mọi suy nghĩ. Việc này sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, từ đó giảm triệu chứng đau đầu.
  • Massage cổ, vai và da đầu: Đau đầu do stress kéo dài, thiếu máu não hay thoái hóa đốt sống cổ thì biện pháp massage mặt, cổ và vùng đầu có thể giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sự co giãn của mạch máu não và để giảm đau nhức.
  • Tắm nước ấm: Dùng vòi hoa sen phun nước nóng vào phía sau gáy lúc tắm hoặc dội nước ấm trực tiếp vào cổ và sau gáy sẽ giúp các cơ thư giãn và làm giảm các cơn đau nhanh chóng.

Phương pháp Tây y điều trị bệnh

Tùy theo nguyên nhân, mức độ và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số biện pháp thường dùng cho người bệnh đau đầu phía sau bên trái là:

Dùng thuốc điều trị

Thuốc trị đau đầu trái phía sau có thể làm giảm tần suất và mức độ đau nhức. Một số loại thuốc thường được kê đơn có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc không kê toa: Thuốc giảm đau thông thường, thuốc giãn cơ vân, thuốc kháng viêm không Steroid.
  • Nhóm thuốc kê toa: Thuốc giảm đau kê đơn, Glucosamin sulfat, thuốc kháng viêm có Steroid Corticoid.

Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng thời gian và liều lượng sử dụng mà bác sĩ chỉ định.

Các liệu pháp điều trị

Các phương pháp hỗ trợ, vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt,… là những biện pháp thường được sử dụng để điều trị cho người bệnh bị đau nhói phía sau đầu bên trái. Cụ thể:

  • Vật lý trị liệu: Thường dùng là bấm huyệt và châm cứu. Trong đó, bấm huyệt là khi thầy thuốc dùng ngón tay ấn vào các huyệt vị chủ chốt nhằm đả thông kinh lạc. Còn châm cứu là sử dụng kim hình chỉ để kích thích vào các huyệt giúp cơ thể sản sinh hormone giảm đau tự nhiên.
  • Phương pháp hỗ trợ: Thường là siêu âm và điện trị liệu. Trong đó, điện trị liệu áp dụng xung điện có tần số thấp tác động vào vùng đau nhức giúp giảm đau nhanh chóng. Còn siêu âm là liệu pháp làm ấm cơ dưới tác động của sóng siêu âm, kích thích máu lưu thông hiệu quả.

Điều trị đau đầu phía sau bên trái bằng phản hồi sinh học, phẫu thuật

Phản hồi sinh học là phương pháp được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau đầu, đau mỏi cơ, căng thẳng thần kinh,… Đây là một kỹ thuật giúp bệnh nhân theo dõi và kiểm soát cách cơ thể phản ứng với các kích thích bên ngoài. Từ đó có thể tiến hành thư giãn các vùng căng thẳng để mang lại hiệu quả giảm đau.

Nếu tình trạng đau đầu phía bên trái nặng, có liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật hở hoặc nội soi. Đây là cách điều trị cuối cùng khi tất cả các liệu pháp trên không mang lại tác dụng như mong đợi.

dau dau phia sau ben trai
Phản hồi sinh học là phương pháp điều trị còn khá mới ở nước ta

Đau đầu phía sau bên trái nên thăm khám ở đâu?

Nếu chưa chọn được địa chỉ thăm khám uy tín, mời bạn đọc tham khảo 4 cơ sở y tế dưới đây:

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là cơ sở y tế tuyến cuối về chăm sóc sức khỏe bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Đây là một trong các địa chỉ chữa bệnh thần kinh não bộ uy tín được người bệnh lựa chọn khám và điều trị.

Bệnh viện có thế mạnh về nội khoa nói chung, cụ thể các chuyên ngành như: Thần kinh, Cơ xương khớp, Nội tiết, Tim mạch, Tâm thần.

Mặc dù là bệnh viện tuyến trung ương, lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị đông, nhưng các khoa khám của bệnh viện được bố trí và hoạt động rất chuyên nghiệp, giúp hạn chế thời gian chờ đợi. Ngoài ra, không gian bệnh viện cũng rộng rãi, sạch sẽ và có khu vực chờ riêng dành cho bệnh nhân ưu tiên.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3576 4558.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện lớn của cả nước, có uy tín với đội ngũ y bác sĩ giỏi. Tại đây điều trị các bệnh lý thần kinh theo cả phương pháp nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật).

Việt Đức có  lợi thế về cả khám nội và ngoại, do vậy, sau khi đi khám đau đầu phía sau tai nếu chỉ cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn, còn nếu cần phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển sang chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh. Người bệnh không mất công chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để điều trị.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3825 3531.

Bệnh viện Thanh Nhàn

Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hà Nội (cùng hạng với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội,…). Bệnh viện có nhiều thế mạnh chuyên sâu cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

Trong đó, Thần kinh là một trong các chuyên khoa mạnh và được chú trọng của bệnh viện. Khoa được chia làm 2 khoa Nội Thần kinh và Ngoại Thần kinh, phù hợp với nhiều trường hợp bệnh lý và mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Hơn nữa máy móc, thiết bị y khoa hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh cũng được đầu tư tiên tiến, hiện đại: Cộng hưởng từ MRI, CT-scan, điện cơ đồ, điện não đồ, xét nghiệm, các chụp chiếu khác,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3971 4363.

Nhất Nam Y Viện

Ngoài các địa chỉ thăm thăm khám theo Tây y, nếu bạn đọc đang tìm kiếm một địa chỉ chữa bệnh bằng Đông y uy tín thì không nên bỏ qua Nhất Nam Y Viện. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh đã và đang được rất nhiều người bệnh đau đầu phía sau bên trái tin tưởng lựa chọn.

Nhất Nam Y Viện là cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền hàng đầu với hệ thống trang thiết bị và phòng trị liệu chất lượng hiện đại. Ngoài ra, đội ngũ thầy thuốc dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao tại đây sẽ mang lại hiệu quả trị liệu cao nhất.

Những lưu ý cho người bị đau đầu phía sau bên trái

Để quá trình điều trị tình trạng đau đầu phía sau bên trái hiệu quả hơn, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như sắt, magie, kẽm, vitamin B… vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ ăn độc hại, chất gây nghiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bạn đọc nên hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh hoặc có những yếu tố kích thích bạn bị đau đầu.
  • Nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa bị kích thích về thần kinh và cần giải tỏa ngay các áp lực căng thẳng không tốt cho sức khỏe.
  • Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách tập luyện yoga, bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh thường xuyên.
  • Luôn duy trì một cuộc sống vui vẻ, lạc quan cũng là một biện pháp hỗ trợ điều trị tích cực.

Bất kỳ căn bệnh nào kể cả đau đầu phía sau bên trái nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt. Vì vậy, khi nhận thấy các cơn đau, bạn đọc cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Đau đầu khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Chúng có thể bắt nguồn từ chất lượng giấc ngủ của người bệnh, hay do bị căng thẳng, áp…

Xem chi tiết

Đau đầu căng cơ là tình trạng đau đầu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, phổ biến nhất là người lớn và trẻ vị thành niên. Những cơn đau…

Xem chi tiết

Đau đầu là bệnh lý phổ biến và cũng có khá nhiều cách khác nhau giúp xử lý tình trạng này, trong đó có bấm huyệt. Bấm huyệt chữa đau đầu giúp giải tỏa căng…

Xem chi tiết

Đau đầu migraine ở trẻ em đặc biệt thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh. Cơn đau đầu còn kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như…

Xem chi tiết

Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu là biểu hiện thường gặp ở nhiều chị em. Các chuyên gia cho biết, tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không chú ý thì…

Xem chi tiết

Đau đầu kèm nhức mắt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh…

Xem chi tiết

Nhiều người ngủ dậy bị đau đầu thường xuyên đến mức coi đó là điều bình thường, không cần để ý. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng…

Xem chi tiết

Đau đầu mệt mỏi là tình trạng phổ biến, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về vận mạch hoặc…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *