TOP 8 loại thuốc tiêm chữa viêm khớp tốt nhất được nhiều người khuyên dùng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc tiêm chữa viêm khớp loại nào tốt là điều rất nhiều người quan tâm. Khi mà trên thị trường tân dược ngày càng có nhiều sản phẩm thì người dùng càng đắn đo. Ở bài viết này sẽ tổng hợp những loại thuốc trị viêm khớp tốt nhất mà các chuyên gia bạn khuyên dùng.

Trường hợp nào được chỉ định tiêm khớp?

Nguyên nhân gây viêm khớp là do sụn khớp, khi sụn khớp bị bào mòn mà quá trình tổng hợp, tái tạo lại diễn ra chậm. Chúng không đủ dưỡng chất để bổ sung khiến các đầu xương không còn được bảo vệ, chống đỡ. Các đầu xương liên tục bị đập vào nhau mỗi khi hoạt động gây nên tình trạng đau nhức, tấy đỏ.

Do tính đặc thù của thủ thuật nên việc thực hiện tiêm nội khớp sẽ được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân trong các trường hợp sau:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm các điểm bán gân
  • Viêm bao khớp
  • Viêm khớp không nhiễm khuẩn ở một số bệnh khớp mãn tính: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Việc tiêm nội khớp chống viêm khớp sẽ mang lại cho người bệnh những lợi ích cụ thể như:

  • Khi tiêm nội khớp thuốc sẽ được đưa trực tiếp vào trong khớp, hạn chế tối đa tác dụng lên toàn bộ cơ thể theo đường truyền máu. Vậy nên công dụng của thuốc sẽ được phát huy tối đa trên vùng khớp cần được điều trị.
  • Tiêm nội khớp sẽ làm giảm nhanh phản ứng viêm, đồng thời giảm tăng sinh màng hoạt dịch và bổ sung chất nhầy trong điều trị thoái hóa khớp.
Có những loại thuốc tiêm chữa viêm khớp nào tốt, được khuyên dùng?
Có những loại thuốc tiêm chữa viêm khớp nào tốt, được khuyên dùng?

Những loại thuốc tiêm chữa viêm khớp tốt nhất hiện nay

Viêm khớp là bệnh phổ biến ở nhiều người và phần nhiều trong số họ phải dùng đến thuốc tiêm. Tuy nhiên có quá nhiều dược phẩm kháng viêm dạng tiêm trị viêm khớp khiến bạn lúng túng khi lựa chọn. Theo các chuyên gia, có 8 loại thuốc sau nên dùng để tiêm trị viêm khớp nhất.

1. Thuốc tiêm chữa viêm khớp Diprospan

Diprospan là thuốc tiêm chữa viêm khớp, thấp khớp và dị ứng chuyên dụng. Nó được đóng gói dạng ống, dung tích 1ml. Sản phẩm này được khuyến cáo dùng để tiêm bắp, mô mềm hoặc trong và quanh khớp.

Thành phần:

Diprospan chứa thành phần chính là các bétaméthasone tan được hoặc ít tan trong nước.

Công dụng:

  • Đối với bệnh viêm khớp, Diprospan có tác dụng kháng viêm, kiểm soát các triệu chứng ở xương.
  • Làm tăng chuyển hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch ứng phó với các nguy cơ viêm nhiễm.
  • Trị các bệnh viêm xương khớp, viêm cứng ở đốt sống, mỏm lồi cầu, rễ thần kinh, bao hoạt dịch.
  • Giảm đau ở xương cụt, đau dây thần kinh ở hông, lưng, đau do vẹo cổ, nổi hạch…

Cách dùng:

  • Diprospan có kích thước tinh thể nhỏ nên có thể dùng các kim nhỏ tiêm vào trong xương hoặc xung quanh vị trí viêm.
  • Người ta cũng tiêm thuốc này vào bắp, các mô mềm và các vùng tổn thương.
  • Liều lượng tiêm phụ thuộc vào chỉ định riêng của bác sĩ.
  • Sau khi tiêm từ 0.5 -2ml Diprospan người bệnh viêm khớp bắt đầu cảm thấy hiệu quả giảm đau và viêm ở khớp.
  • Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân viêm khớp nên tiêm Diprospan ở các khớp lớn như gối, háng, vai từ 1 – 2ml.
  • Đối với các khớp trung bình như cổ tay, khớp cổ chân bị viêm thì dùng 0.5 – 1ml. Còn tại các khớp nhỏ như ngực, bàn tay, chân thì tiêm 0.25 – 0.5 ml là đủ.
Hình ảnh thuốc tiêm chữa viêm khớp Diprospan loại 1ml phổ biến trên thị trường
Hình ảnh thuốc tiêm chữa viêm khớp Diprospan loại 1ml phổ biến trên thị trường

Đối tượng dùng Diprospan trị viêm khớp và chống chỉ định:

  • Diprospan được chỉ định dùng cho nhiều người bị các bệnh viêm ở nhiều vùng khớp khác nhau như lưng, cổ, đầu gối… Ngoài ra đây cũng là một loại thuốc được chỉ định dùng cho nhiều bệnh khác.

Chống chỉ định

  • Diprospan không dùng cho người bị nhiễm nấm toàn thân, hoặc dị ứng với corticoid và bétaméthasone.
  • Cẩn trọng khi dùng với người bệnh bị loãng xương hoặc cơ thể suy nhược nặng.
  • Tránh tiêm vào vị trí khớp đã bị nhiễm trùng trước đó.
  • Nữ giới có thai hoặc cho con bú khi sử dụng thuốc tiêm chữa viêm khớp Diprospan cần đề phòng suy vỏ thượng thận.

Tác dụng phụ:

  • Diprospan ảnh hưởng tiêu cực đến khối cơ, làm tăng nguy cơ loãng xương hoặc hoại tử ở đầu xương đùi, cánh tay.
  • Sốc phản vệ, ảnh hưởng đến dạ dày hoặc làm rối loạn điện giải.
  • Nó cũng có thể gây gãy lún cột sống hoặc làm mất ổn định khớp nếu tiêm nhiều lần.

Tương tác thuốc:

  • Diprospan dễ phản ứng với các phénobarbital, rifampine hay éphédrine làm giảm tác dụng điều trị.
  • Nó đồng thời có thể gây hạ kali huyết nếu dùng chung với thuốc chứa corticoid.

Lưu ý:

  • Khi tiêm Diprospan, người bệnh tuyệt đối không được dùng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 2 – 25 độ C. Không để ở ngăn đá hoặc trong nhà tắm. Nơi ẩm thấp hay có ánh nắng mặt trời đều không phù hợp.

Giá bán, địa chỉ mua:

  • Mỗi hộp thuốc Diprospan dạng bào chế 1ml có giá bán thông thường là 135.000 đồng. Bạn có thể tìm mua thuốc này tại hệ thống các nhà thuốc được cấp quyền phân phối dược phẩm.

2. Thuốc tiêm Corticoid trị viêm khớp

Đây là một nhóm thuốc được chỉ định dùng trong giai đoạn khớp đang viêm nhiễm khá nhanh. Hoặc nó cũng dùng cho người bị thấp khớp , tê cứng ổ khớp.

Thành phần:

  • Các thuốc nhóm này có thành phần trị viêm quan trọng nhất chính là Corticoid.

Công dụng:

  • Kháng viêm cho trường hợp viêm khớp dạng thấp.
  • Chống viêm kép rất mạnh, hiệu quả rõ rệt sau một thời gian ngắn.
  • Giảm đau và kháng khuẩn.
  • Hỗ trợ phục hồi các tổn thương trong cấu trúc xương khớp.
Thuốc tiêm chứa Corticoid chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định
Thuốc tiêm chứa Corticoid chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định

Cách dùng:

  • Tiêm Corticoid ở các vị trí như ngoài màng cứng, cạnh hoặc trong khớp.
  • Loại thuốc tiêm này chỉ nên dùng khoảng 2 -3 lần/năm. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc tiêm chứa Corticoid trị viêm khớp.

Chỉ định các trường hợp viêm khớp nên và không nên dùng Corticoid:

  • Corticoid được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị viêm khớp đang ở giai đoạn phát triển mà không dùng được thuốc giảm đau.
  • Không sử dụng cho người bệnh dị ứng với corticoid, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Những người có tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc bị tiểu đường, đục thủy tinh thể, lao, huyết áp cao không nên tiêm.
  • Tránh dùng cho người đang bị nhiễm trùng trong xương.

Tác dụng phụ:

Corticoid là loại thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ cao khi dùng quá liều quy định, cụ thể:

  • Nó gây chảy máu tại cho cho người viêm khớp.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Phản ứng viêm tăng mạnh do bị kích thích quá độ.
  • 40% người bệnh có nguy cơ đứt gân khi tiêm vào khớp.
  • Làm yếu dây chằng, hoại tử xương vô mạch hoặc làm thiếu canxi trong xương, gây mỏng sụn khớp…

Giá bán: Cập nhật.

Những trường hợp gặp rủi ro khi tiêm Corticoid đa phần đều do dùng sai cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị viêm khớp bằng Corticoid.

3. Thuốc tiêm chứa axit hyaluronic

Axit hyaluronic là một thành phần cấu tạo nên chất nhờn giúp sụn khớp được bôi trơn. Y học đã nghiên cứu và sản xuất ra chất này dùng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và nhiều bệnh khác. Nó được khuyến cáo dùng khi bệnh nhân sử dụng thuốc tiêm chứa Corticoid không hiệu quả. Nó cũng là loại lành tính với bệnh nhân tiểu đường đồng thời bị viêm khớp.

Thành phần:

  • Thành phần chính nhất của thuốc chính là axit hyaluronic.

Công dụng:

  • Tăng khả năng giữ nước. Tạo dịch bôi trơn ở các khớp, giảm sóc, giúp việc vận động dễ dàng hơn.
  • Kháng viêm ở các khớp đang bị tổn thương.
  • Tăng khả năng tổng hợp sụn khớp, ức chế sự thoái hóa cột sống và các khớp.
  • Giảm cảm giác đau trong xương do nó bọc lấy các đầu dây thần kinh ở khớp.
  • Tăng tiết HA (axit hyaluronic) nội sinh để chặn các cytokine gây hại.
  • Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy axit hyaluronic có tác dụng kháng viêm tương tự với dược phẩm chứa steroid hay ibuprofen.
Axit hyaluronic giống như chất nhờn bôi trơn khớp có trong cơ thể, được dùng cho cả trường hợp bị viêm
Axit hyaluronic giống như chất nhờn bôi trơn khớp có trong cơ thể, được dùng cho cả trường hợp bị viêm

Cách dùng:

  • Trong một lần điều trị viêm khớp, bạn có thể tiêm từ 1 – 3 lần.
  • Tuy nhiên, theo khuyến cáo, bạn không được tự ý sử dụng thuốc này. Các bác sĩ thường chỉ tiêm 1 mũi axit hyaluronic trong vòng 6 tháng.
  • Đối tượng nên tiêm axit hyaluronic và chống chỉ định
  • Axit hyaluronic được chỉ định dùng nhiều nhất cho các trường hợp viêm ở khớp gối.
  • Hoặc nó cũng dùng cho người bị các bệnh về xương đồng thời bị tiểu đường.

Tác dụng phụ:

Cho đến nay chưa phát hiện trường hợp nào bị tác dụng phụ lâu dài do dùng axit hyaluronic. Một số biểu hiện bất thường có thể xảy ra khi tiêm là:

  • Gây đau nhẹ tại vị trí khớp vừa tiêm.
  • Chảy dịch khớp trong vài ngày sau khi dùng thuốc.
  • Người ta cũng chưa xác minh được đây là phản ứng do thuốc hay bởi cách tiêm gây nên.

Giá bán: Cập nhật

4. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa viêm khớp

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm từ máu có nhiều hơn các tiểu cầu và phân tử sinh học. Tại sao nó lại được dùng làm thuốc tiêm chữa viêm khớp? Bởi vì sử dụng dược phẩm này sẽ các tổn thương ở xương phục hồi tự nhiên và giảm đau nhanh.

Thành phần:

  • Thành phần chính của thuốc này là huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), ngoài ra còn có các phụ liệu cần thiết.

Công dụng:

  • Giúp phục hồi vùng viêm ở khớp nhanh chóng nhờ cơ chế gia tăng, tái tạo mô mềm, và xương.
  • Giảm các cơn đau nhức trong xương khớp hiệu quả.

Cách dùng:

  • Thuốc này không thể tự tiêm mà bệnh nhân chỉ được bác sĩ chỉ định và tiến hành trong lộ trình điều trị tại bệnh viện.
  • Tùy theo liệu trình mà số mũi tiêm khác nhau, thông thường các lần tiêm huyết tương tiểu cầu sẽ cách nhau từ 1 – 2 tuần.
Hình ảnh thuốc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) dùng cho người bị viêm ở các khớp xương
Hình ảnh thuốc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) dùng cho người bị viêm ở các khớp xương

Đối tượng dùng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và chống chỉ định:

  • Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chỉ dùng cho một số trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định.
  • Đối tượng không được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là những người:
  • Có nồng độ Hemoglobin trong máu thấp hơn 110g/l.
  • Số lượng tiểu cầu không đạt 150.000 mm3.
  • Nữ giới đang trong thai kỳ.
  • Người bị thoái hóa khớp gối đồng thời đang có khuẩn, mủ, nấm.
  • Người đã tiêm corticoid hoặc acid hyaluronic tại khớp trong khoảng 6 tuần trước đó.
  • Nếu đang dùng thuốc chứa Corticoid cũng không được tiêm huyết tương tiểu cầu.

Tác dụng phụ:

  • Huyết tương tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí khớp tiêm.
  • Nếu bị đau khi tiêm huyết tương tiểu cầu, bạn cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Tiêm huyết tương tiểu cầu là một trong những giải pháp sau chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt. Tại Việt Nam, chi phí để tiêm mỗi mũi này có thể lên đến 4 triệu đồng.

5. Thuốc tiêm ma trận mô (PTM) trị viêm khớp

Cũng là một loại thuốc dùng để tiêm khớp, thuốc tiêm ma trận mô PTM có thể dùng cho người bị viêm khớp, mang lại nhiều công dụng.

Thành phần:

  • Thành phần chính trong thuốc này được lấy từ nhau thai của em bé sau khi được sinh ra. Các nghiên cứu cho thấy mô nhau thai có chứa các yếu tố tăng trưởng có thể cải thiện bệnh viêm khớp.

Công dụng:

  • Cũng giống như các thuốc tiêm trị viêm khớp khác, công dụng chính của thuốc tiêm ma trận mô là giảm viêm và đau.
  • Một số nhà nghiên cứu cho rằng điểm ưu việt trong thuốc này là nó có thể khiến cơn đau hoàn toàn biến mất.

Cách dùng:

  • Tiêm ma trận mô cũng là một phương pháp không được khuyến nghị tự tiến hành. Bởi đây là phương pháp điều trị theo liệu trình, cần đến sự hỗ trợ của công nghệ y học hiện đại.

Đối tượng dùng thuốc tiêm ma trận mô và chống chỉ định:

  • Thuốc tiêm ma trận mô lấy từ nhau thai nên được cho là phù hợp với nhiều người.
  • Nó được dùng cho những đối tượng bị viêm khớp dạng nặng, đau đớn nhiều.

Tác dụng phụ:

Khi nào cần dùng thuốc tiêm ma trận mô? Loại này có tác dụng phụ hay không?
Khi nào cần dùng thuốc tiêm ma trận mô? Loại này có tác dụng phụ hay không?
  • Một số trường hợp sử dụng thuốc tiêm ma trận mô chữa viêm khớp có thể bị đau nhẹ tại chỗ tiêm.
  • Các chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng có khả năng xuất hiện khi tiêm thuốc này.

Là một thuốc tiêm có tác dụng ưu việt nên chi phí điều trị viêm khớp bằng thuốc này là khá lớn. Người bệnh có thể phải trả hàng chục triệu đồng cho mỗi lần trị liệu.

6. Thuốc tiêm chữa viêm khớp giảm đau Dopharen

Dopharen là một biệt dược trị viêm khớp được bào chế thành 2 dạng chính là thuốc uống 75mg và thuốc tiêm 3ml. Trong đó loại thuốc tiêm được đóng gói gồm 10 ống/hộp.

Thành phần:

  • Thành phần chính trong thuốc này là Diclofenac sodium.

Công dụng:

  • Dopharen giúp người bệnh viêm khớp giảm đau trong các trường hợp bệnh.
  • Đồng thời nó được dùng cả trong các trường hợp cần kháng viêm do chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Trị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống do dính khớp.

Cách dùng:

  • Để giúp người bệnh sử dụng thuốc này, bác sĩ sẽ tiêm sâu và chậm vào trong bắp.
  • Liều tiêm thông thường là 1 ống/ ngày. Nếu bị viêm khớp nặng thì tiêm 2 lần/ngày. Trẻ em tiêm với liều bằng 1 nửa so với người lớn.
  • Mỗi đợt tiêm Dopharen không kéo dài quá 12 ngày.
  • Cần kết hợp dùng với thuốc Dopharen đường uống để tăng hiệu quả trị bệnh.

Đối tượng dùng Dopharen và chống chỉ định:

  • Những người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp vi tinh thể, thoái hóa cột sống gây đau thắt ở lưng, rễ thần kinh…
  • Không dùng Dopharen cho người mẫn cảm với thành phần thuốc, hoặc các loại chống viêm không chứa steroid khác.
  • Tránh dùng cho người đang mang thai hoặc cho con bú sữa.
  • Người bị viêm loét dạ dày cũng không sử dụng Dopharen.

Tương tác thuốc:

  • Dopharen có thể làm thay đổi công dụng của các thuốc lợi liệu, thuốc khác đông, lithium… khi dùng cùng lúc.

Tác dụng phụ:

  • Sử dụng Dopharen dạng tiêm có thể khiến người bệnh bị đau dầu, hoa mắt, nổi ban đỏ. Một số trường hợp hiếm có thể bị tổn thương ở gan, thận, hệ tuần hoàn máu.

Giá bán: Cập nhật.

7. Thuốc tiêm Ketorolac

Ketorolac cũng là một thuốc giảm đau chống viêm dạng tiêm không chứa steroid. Sản phẩm này thường được chỉ định dùng sau khi phẫu thuật hoặc người bị sưng tấy do viêm khớp nặng hay nhiễm trùng.

Thành phần:

  • Trong mỗi ống tiêm có chứa ketorolac gây ức chế sự tổng hợp prostaglandin. Ketorolac không gây nghiện, được bào chế dưới dạng muối tromethamin.
Hình ảnh thuốc tiêm Ketorolac giúp giảm đau chống viêm không chứa steroid
Hình ảnh thuốc tiêm Ketorolac giúp giảm đau chống viêm không chứa steroid

Công dụng:

  • Dùng thuốc này để giảm đau và chống viêm tại các khớp, đồng thời hạ nhiệt và ức chế tập kết tiểu cầu.
  • Ketorolac được dùng thay thế cho các thuốc nhóm steroid và opioid trong điều trị sau phẫu thuật.

Cách dùng:

  • Với thuốc đường tiêm, bác sĩ sẽ tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch để thuốc được hấp thu hoàn toàn nhanh chóng.
  • Dung tích thuốc cần tiêm mỗi lần khoảng 0/15 – 033 lít/kg trọng lượng cơ thể.
  • Mỗi liệu trình tiêm Ketorolac không quá 5 ngày.

Đối tượng dùng Ketorolac và chống chỉ định:

  • Ketorolac được dùng điều trị ngắn ngay cho người bệnh viêm khớp nặng.
  • Không dùng Ketorolac cho người bị viêm loét dạ dày nặng, có cơ địa dễ chảy máu, khó đông máu.
  • Người quá mẫn với Ketorolac hoặc các thuốc chống viêm không chứa steroid, dị ứng với aspirin cũng không dùng thuốc này.
  • Phụ nữ mang thai, sảy thai, cho con bú, trẻ dưới 16 tuổi hoặc người có chức năng gan thận suy giảm chưa được khuyên dùng.

Tương tác thuốc:

  • Ketorolac không dùng chung với các thuốc chống viêm không chứa steroid khác hoặc các loại dược phẩm có corticoid, aspirin.

Tác dụng phụ:

  • Ketorolac có thể gây đau đầu, buồn ngủ, choáng váng, phát ban đỏ, ngứa da, đau cơ xương.
  • Khiến người bệnh đi tiểu nhiều, khát nước, khô miệng…
  • Ngoài ra nó còn có thể làm người bệnh bị buồn nôn hoặc ăn uống khó tiêu, ỉa chảy.

Giá bán: Cập nhật.

8. Thuốc chữa viêm khớp dạng tiêm Hyalgan

Đây là loại thuốc giảm đau chống viêm nhập ngoại phổ biến nhiều năm nay. Nó được dùng nhiều cho các bệnh nhân bị viêm mà không dùng được các loại kháng viêm không chứa steroid.

Thành phần:

  • Hoạt chất chính trong Hyalgan là các muối axit Hyaluronic.

Công dụng:

  • Hyalgan được dùng để trị viêm cho các bệnh nhân bị thoái hóa, bị chấn thương ở xương khớp.
  • Ngoài ra, nó còn giúp tái tạo và bảo vệ các tế bào sụn, ngừa thoái hóa sụn khớp.

Cách dùng:

  • Hyalgan dạng tiêm được điều chỉnh liều lượng tùy vào tình trạng bệnh cụ thể.
  • Thông thường bác sĩ sẽ tiêm khoảng 2ml/lần/tuần và duy trì trong khoảng 5 tuần.
  • Nếu sử dụng cho trẻ em, liều lượng này sẽ được gia giảm hơn.

Đối tượng dùng Hyalgan và chống chỉ định:

  • Hyalgan thích hợp dùng cho người bị chấn thương khiến khớp bị khô, có nguy cơ viêm hoặc đang viêm.
  • Người bị thoái hóa khớp gối, vai, có biểu hiện viêm.
  • Người được phẫu thuật chỉnh hình ở xương cần ngừa viêm.
  • Không nên dùng Hyalgan cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị tiểu đường, nhiễm HIV hoặc dị ứng với thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Là một thuốc tiêm đem lại hiệu quả cao nhưng nếu lạm dụng Hyalgan có thể dẫn đến tình trạng:
  • Dị ứng nhẹ ở chỗ tiêm, có thể tấy mủ, tràn dịch.
  • Gây viêm màng hoạt dịch, khiến người bệnh bị ngứa rát.
  • Nếu bị sốc thuốc do tiêm Hyalgan có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Lưu ý: Sau khi tiêm thuốc này, trong khoảng 2 ngày, người bệnh tuyệt đối không nên chạy bộ hoặc đứng một chỗ quá lâu. Nếu không hiệu quả của thuốc sẽ giảm và các sinh hoạt trong đời sống bị ảnh hưởng.

Giá bán:

  • Hyalgan được bán theo ống với mức giá như sau: Loại 20mg/2ml bán với giá 960.000 đồng mỗi ống.
  • Ở một số nhà thuốc, mức giá này có thể cao hơn, lên đến 1.1 triệu đồng.

Do tính chất khá nguy hiểm của thuốc nên bạn không được tự ý mua về dùng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chỉ dùng thuốc Hyalgan do bác sĩ tiêm.

Hình ảnh thuốc tiêm Hyalgan trị viêm khớp được nhiều người tin dùng
Hình ảnh thuốc tiêm Hyalgan trị viêm khớp được nhiều người tin dùng

Có thể nói thuốc tiêm chữa viêm khớp loại tốt khá đa dạng, tác dụng tốt. Tuy nhiên đa phần chúng đều có nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm. Hơn nữa, đây là những loại thuốc thường dùng cho những người bị viêm khớp giai đoạn nặng. Nếu chưa phát triển đến mức này, người bệnh có thể dùng thuốc đường uống hoặc các dược liệu khác.

Các biến chứng có thể xảy ra khi tự ý dùng thuốc tiêm chữa viêm khớp

Thuốc tiêm chữa viêm khớp nếu như được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng thuốc mà chưa được hướng dẫn của bác sĩ sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

  • Teo cơ, béo phì, loãng xương, mất khả năng vận động: Một số loại thuốc chữa viêm khớp như Corticoid có tác dụng chống viêm giúp giảm sưng đau nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu người bệnh lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây nguy cơ teo cơ, béo phì, loãng xương, suy thượng thận hay mất luôn chức năng vận động,…
  • Nhiễm khuẩn: Nhiều người bị viêm khớp thường có thói quen lạm dụng thuốc trong một thời gian dài khiến các khớp bị nhiễm khuẩn. Nếu người bệnh chủ quan khi bị nhiễm khuẩn khi không chịu chữa trị mà vẫn tiếp tục tiêm thuốc thì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, việc tự ý tiêm thêm các chất bổ sung dinh dưỡng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sẽ có thể làm mất chức năng của khớp, làm phá hủy cấu trúc, khiến khớp tấy đỏ, sưng to.
Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng của việc tự ý tiêm thuốc
Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng của việc tự ý tiêm thuốc
  • Nhồi máu cơ tim: Việc lạm dụng thuốc chữa trị viêm khớp với mục đích kháng viêm có thể làm tăng nguy cơ đông máu ở lòng mạch máu. Bên cạnh đó, chúng sẽ tác động trực tiếp và gây nên các bệnh lý liên quan đến huyết áp cũng như tim mạch.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm trị viêm khớp

Thuốc tiêm chữa viêm khớp có thể tiêm vào bắp hoặc được cho trực tiếp vào vùng xương đau. Khi dùng người bệnh cần hết sức cẩn thận, tránh các tác dụng phụ hoặc biến chứng. Cần lưu ý:

  • Kiểm tra kỹ tình trạng của khớp bằng các cách chụp chiếu, xét nghiệm trước khi dùng thuốc.
  • Nên điều trị viêm khớp bằng thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ, do nhân viên y tế thực hiện.
  • Cần thông báo rõ với chuyên gia về các thuốc mà bạn đang hoặc đã sử dụng trong thời gian gần nhất với thời điểm tiêm.
  • Tránh sử dụng thuốc nếu bạn thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định.
  • Khi điều trị viêm khớp bằng thuốc tiêm hay bất cứ cách nào, cần ăn uống hợp lý.
  • Không vận động mạnh làm các tổn thương ở khớp gia tăng.
  • Không làm việc mệt mỏi khiến đầu óc căng thẳng và tình trạng viêm chuyển nặng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nếu bị chấn thương ở ngoài gây viêm khớp.
  • Không mặc đồ bó sát gây khó khăn cho các khớp xương khi vận động.
  • Nếu có biểu hiện phản ứng với thuốc tiêm, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Thuốc tiêm chữa viêm khớp là những thuốc đặc trị dùng cho những người bệnh khó chữa bằng các cách khác. Người bệnh chỉ nên chọn lựa cách này khi các giải pháp trị bệnh ở xương khác không đáp ứng được.

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì là vấn đề quan trọng mà người bệnh cần tìm hiểu. Theo các bác sĩ, việc thực hiện một thói quen dinh dưỡng tốt, đồng thời tránh xa…

Xem chi tiết

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu uy tín, hiệu quả là vấn đề được tất cả bệnh nhân quan tâm. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều đơn vị, bệnh viện, phòng khám chuyên…

Xem chi tiết

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được bộ y tế thông qua và có hiệu lực đối mọi thể trạng và đối tượng. Mỗi nhóm thuốc sẽ có tác dụng khác nhau…

Xem chi tiết

Viêm khớp sau sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay của các chị em sau quá trình sinh nở. Theo thống kê có đến hơn 50% phụ nữ sau sinh mắc bệnh này.…

Xem chi tiết

Đau khớp cổ tay sau sinh là biểu hiện mà nhiều chị em gặp phải trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý về xương khớp, hoặc vận động nặng, sai…

Xem chi tiết

Xét nghiệm rf được chỉ định trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp. Hiện tại quy trình xét nghiệm này đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện từ…

Xem chi tiết

Phác đồ điều trị viêm khớp gối được Bộ Y tế công bố nhằm mục đích hướng dẫn người bệnh và nhân viên y tế chữa các bệnh về khớp. Bên cạnh đó cũng là…

Xem chi tiết

Đau khớp ngón tay sau sinh là bệnh lý nguy hiểm, tác động đến khả năng vận động của chi tay cũng như gây nên tình trạng khó chịu cho chị em. Đặc biệt đây…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *